Giáo án Sinh học 9 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

- GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK -> Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính

? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính có ý nghĩa gì trong sản xuất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06 Ngày soạn: 22/09/2014
Tiết 12 Ngày dạy: 27/09/2014
BÀI 12 : CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1 : 1
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
2. Kỹ năng: 
Quan sát tranh, hoạt động nhóm, khái quát hoá, tư duy tổng hợp.
3. Thái độ: 
Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 12.1 và 12.2 SGK.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
9A2: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A3: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9A4: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
9A5: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
- Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh? 
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Vì sao các cá thể của cùng một loài, cùng cha mẹ, cùng môi trường sống như nhau (cả trong cơ thể mẹ) nhưng khi sinh ra lại có cá thể này là đực, cá thể kia là cái. Ngày nay di truyền học đã chứng minh rằng giới tính (tính đực, tính cái) có cơ sở vật chất là NST giới tính.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiễm sắc thể giới tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát H 8.2: bộ NST của ruồi giấm, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nêu điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và ruồi cái?
- GV thông báo: 1 cặp NST khác nhau ở con đực và con cái là cặp NST giới tính, còn các cặp NST giống nhau ở con đực và con cái là NST thường.
- Cho HS quan sát H 12.1 -> Cặp NST nào là cặp NST giới tính?
- NST giới tính có ở tế bào nào?
- GV đưa ra VD: ở người:
44A + XX " Nữ
44A + XY " Nam
- So sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
- GV đưa ra VD về tính trạng liên kết với giới tính.
- Các nhóm HS quan sát kĩ hình và nêu được:
+ Giống 8 NST (1 cặp hình hạt, 2 cặp hình chữ V).
+ Khác: 
Con đực:1 chiếc hình que. 1 chiếc hình móc.
Con cái: 1 cặp hình que.
- HS chú ý lắng nghe.
- Quan sát kĩ hình 12.1 và nêu được cặp 23 là cặp NST giới tính.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
- HS chú ý theo dõi.
- HS trao đổi nhóm và nêu được sự khác nhau về hình dạng, số lượng, chức năng.
- HS chú ý lắng nghe.
Tiểu kết: 
- Trong các tế bào lưỡng bội (2n):
+ Có các cặp NST thường ( A )
+ 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng).
- NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và tính trạng liên quan tới giới tính.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế NST xác định giới tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giới thiệu cơ chế xác định giới tính ở người.
- Cho HS quan sát H 12.2:
- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận.
 + Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
 + Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo thành hợp tử phát triển thành con trai, con gái?
- GV gọi 1 HS lên trình bày trên tranh cơ chế NST xác định giới tính ở người.
- GV hỏi: 
 + Vì sao tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ 1:1? Tỉ lệ này đúng trong điều kiện nào?
 + Sinh con trai hay con gái do người mẹ đúng hay không?
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiên, trả lời được:
 + Mẹ sinh ra 1 loại trứng 22A + X
 + Bố sinh ra 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y.
 + Sự thụ tinh giữa trứng với:
 Tinh trùng X -> XX ( gái )
 Tinh trùng Y - > XY ( trai )
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, đánh giá.
- HS suy nghĩ nêu được:
 + 2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ nngang nhau.
 + Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau.
 + Số lượng thống kê đủ lớn.
Tiểu kết: 
- Cơ chế NST xác định giới tính ở người:
P: (44A + XX) Í (44A + XY)
Gp: 22A + X 22A + X, 22A + Y
 F1: 44A + XX (gái) : 44A + XY (trai) 
- Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh. 
 Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK -> Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu được:
+ Hoocmon...
+ Nhiệt độ, cường độ chiếu sáng....
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ xung.
- HS đưa ra ý kiến, nghe GV giới thiệu thêm.
Tiểu kết: 
- Ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn tiết hoocmon sinh dục -> biến đổi giới tính.
- Ảnh hưởng của môi trường ngoài như nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng...
- Ý nghĩa: giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
 Bài 1: Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
NST thường
NST giới tính
1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng.
2. ............
3..............
1........
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
3. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
Bài 2: Tìm câu phát biểu sai:
a. Ở các loài giao phối, trên số lượng lớn tỉ lệ đực, cái xấp xỉ 1:1
b. Ở đa số loài, giới tính được xác định từ khi là hợp tử. 
c. Ở người, việc sinh con trai ay con gái nhủ yếu do người mẹ.
d. Hoocmon sinh dục có ảnh hưởng nhiều đến sự phân hoá giới tính.
2. Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi 3,4 SGK.
- Làm bài tập 1,2,5 vào vở.
- Đọc mục “Em có biết”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 09TUAN 06TIET 12.doc
Giáo án liên quan