Giáo án Sinh học 9 - Tiết 6, Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại - Năm học 2015-2016

* GV hướng dẫn HS quy trình làm:

- Tiến hành chia nhóm cứ 4 HS làm 1 nhóm; 1 HS gieo đồng kim loại các em còn lại quan sát và ghi kết quả.

- HS nghe giáo viên hướng dẫn , nhớ quy trình làm, ngồi theo nhóm lớn.

- GV: Hướng dẫn HS xác định mặt sấp ngửa của đồng kim loại:

- HS ghi nhớ các quy định mặt sấp và mặt ngửa của một đồng kim loại và hai đồng kim loại và nắm được qui trình thực hành.

Đồng kim loại có 2 mặt sấp, ngửa. Mỗi mặt tượng trưng cho một loại giao tử chẳng hạn mặt sấp tượng trưng cho giao tử A, mặt ngửa tượng trưng cho giao tử a.

- Hai đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong một kiểu gen: Hai mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, hai mặt ngửa tựng trung cho kiểu gen aa. Một đồng sấp một, đồng ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 6, Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 / 08/ 2015
Ngày giảng: 01/ 09/ 2015
Tiết 6 - Bài 6: THỰC HÀNH
TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS tính được xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các loại đồng kim loại.
- Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỷ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai hai cặp tính trạng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hành khi gieo các đồng kim loại và theo dõi tính toán kết quả.
- Kĩ năng ghi chép, phân tích kết quả xác suất xuất hiện của các mặt đồng xu.
- Rèn kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến, kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức thái độ thực hành nghiêm túc.
- Củng cố niềm tin khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Bảng phụ ghi thống kê kết quả của nhóm.
- Chuẩn bị đồng xu kim loại.
2. Học sinh
- Mỗi nhóm HS 2 đồng xu (loại 200đ).
- Đọc và nghiên cứu bài mới ở nhà.
- Kẻ bảng 6.1, 6.2 SGK vào vở bài tập.
III. Phương pháp
- Vấn đáp
- Trực quan
- Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tổ chức lớp học
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1’)
9A: /26; 9B: /27; 9C: /28.
2. Kiểm tra bài cũ( 2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới ( 38’)
Vào bài : GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tin hs trạng. Để biết vận dụng xác suất hiểu được các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành hôm nay.
Hoạt động 1: 
Tiến hành thí nghiệm gieo đồng kim loại ( 15’)
Mục tiêu:
+ Học sinh biết cách gieo đồng kim loại và ghi chép kết quả.
+ Học sinh hiểu được 2 mặt của đồng kim loại xem như một cặp tính trạng.
+ Biết cách xác định xác suất của 1 hoặc2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo đồng kim loại
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV hướng dẫn HS quy trình làm:
- Tiến hành chia nhóm cứ 4 HS làm 1 nhóm; 1 HS gieo đồng kim loại các em còn lại quan sát và ghi kết quả.
- HS nghe giáo viên hướng dẫn , nhớ quy trình làm, ngồi theo nhóm lớn.
- GV: Hướng dẫn HS xác định mặt sấp ngửa của đồng kim loại: 
- HS ghi nhớ các quy định mặt sấp và mặt ngửa của một đồng kim loại và hai đồng kim loại và nắm được qui trình thực hành.
Đồng kim loại có 2 mặt sấp, ngửa. Mỗi mặt tượng trưng cho một loại giao tử chẳng hạn mặt sấp tượng trưng cho giao tử A, mặt ngửa tượng trưng cho giao tử a.
- Hai đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong một kiểu gen: Hai mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, hai mặt ngửa tựng trung cho kiểu gen aa. Một đồng sấp một, đồng ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa.
 GV: Tiếp tục hưỡng dẫn HS cách giao đồng kim loại:
* Gieo 1 đồng kim loại:
- GV hướng dẫn cách tiến hành:
- Lấy một đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1.
- Lưu ý: qui định trước mặt sấp và mặt ngửa.
- HS hoạt động theo nhóm:
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1.
- Sau khi HS thống kê kết quả vào bảng GV yêu cầu HS:
? So sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi mặt nói trên qua 25 lần rơi. Liên hệ KQ này với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1: Aa.
- HS nêu được.
+ Khả năng hay xác suất xuất hiện mỗi mặt đều bẳng
 nghĩa là : P ( S )2 = P ( N ) = 
- Liên hệ giải thích KQ thí nghiệm của Men Đen ta thấy cơ thể lai F1 có KQ Aa qua giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau nghĩa là :
P(A)= P (a) = 1/2 hay 1A:1a
* Gieo 2 đồng kim loại:
- Lấy hai đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.2.
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành gieo một đồng và hai đồng 25 lần.
+ Có thể xảy ra một trong 3 trường hợp sau:
- 2 đồng sấp (SS)
- 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa (SN) 
- 2 đồng ngửa (NN)
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.2.
- Các nhóm tiến hành gieo đồng kim loại theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm gieo 25 lần.
Thống kê KQ vào bảng 6.2
Yêu cầu HS giải thích được :
P(AA) =. = 
P(Aa) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P(aA) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P(aa) = 1/2 . 1/2 = 1/4
 vậy tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
1/4 AA: 1/2 Aa : 1/4 aa.
 - Liên hệ với việc XĐ tỉ lệ các loại giao tử của F1 có KQ: Aa Bb ta cũng được:
P(AB)=P(A).P(B)=1/2x1/2= 1/4.
P(Ab)=P(A).P(b)=1/2x1/2= 1/4
P(aB)=P(a).P(B)=1/2x1/2= 1/4
P(ab)=P(a).P(b)=1/2x1/2= 1/4
1 AA : 2 Aa: 1 aa
 GV giải thích thêm: Về mặt thống kê, số lần gieo càng nhiều càng đảm bảo độ chính xác trong việc XĐ xác suất. Vì vậy 1 trong các điều kiện nghiệm đúng của các quy luật Men Đen là số lượng cá thể thống kê đủ lớn.
Yêu cầu: Để nhanh và chính xác các nhóm cần cử đại diện làm thí nghiệm và đại diện ghi chép kết quả.
GV: Theo rõi, quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm và giúp đỡ các nhóm yếu.
( GV có thể làm mẫu cho các nhóm yếu, nếu như HS trong nhóm không biết cách làm).
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Gieo một đồng kim loại.
a. Cách tiến hành:
- Lấy một đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của đồng xu có thể là 1 trong 2 mặt được đánh dấu sấp ngửa (S, N).
b. Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1.
2. Gieo hai đồng kim loại
a. Cách tiến hành:
- Lấy hai đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Khi rơi xuống bàn có thể xảy ra một trong 3 trường hợp sau:
+ 2 đồng sấp (SS)
+ 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa (SN) 
+ 2 đồng ngửa (NN)
b. Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.2.
Hoạt động 2: Thống kê kết quả của các nhóm (15’)
 Mục tiêu: Tính tỷ lệ % xuất hiện của xác suất xuất hiện của các mặt đồng xu và Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giaotử và kiểu gen trong lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp của bảng 6.1 và bảng 6.2 
=> Ghi vào bảng tổng hợp theo mẫu.
- Các nhóm căn cứu vào kết quả của nhóm đã làm tổng hợp kết quả vào bảng chung.
GV: Treo bảng có nội dung cần tổng hợp. Gọi đại diện các nhóm hoàn thiện, các nhóm khác theo dõi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi.
II. Thống kê kết quả các nhóm
Bảng: Thống kê kết quả gieo đồng kim loại.
 Tiến hành
Nhóm
Gieo một đồng kim loại
Gieo hai đồng kim loại
 S
N
SS
SN
NN
1
2
3
cộng
số lượng
Tỉ lệ %
GV: Từ kết quả bảng trên cho HS liên hệ: Trường hợp giải thích lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng.
- HS căn cứ vào kết quả bảng thảo luận nhóm => hoàn thiện câu trả lời.
Yêu cầu:
- Đại diện nhóm báo cáo nhóm khác bổ sung nhận xét.
GV: Nêu câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về tỷ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo một đồng xu?
- Tỷ lệ xuất hiện mặt sấp (S) và mặt ngửa (N) khi gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1 : 1.
 ? Em hãy liên hệ kết quả này với tỷ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 (Aa)?
- Cơ thể lai F1có kiểu gen Aa khi giảm phân cho hai loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau. Nghĩa là: P(A) = P(a) = 1/2 hay 1A : 1a.
- GV: Nhận xét: Vấn đề này đã được nhấn mạnh ở bài 2 đó là bản chất của quy luật phân li, cũng là phát minh quan trọng của Menđen.
- HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
? Hãy tính tỷ lệ % số lần gặp các mặt (SS, SN, NN)?
? Em có nhận xét gì về tỷ lệ xuất hiện các trường hợp (SS, SN, NN)?
- Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ %: 50%SS :26%SN: 51%NN tức là xấp xỉ 1SS :2SN: 1NN.
Cụ thể:
P (SS) = 
P (SN) = 
P (NS) = 
P (NN) = 
Do không phân biệt thứ tự, cho nên xác suất của các trường hợp xuất hiện là => P(SS) : P(SN) : P(NN) = 
?Hãy liên hệ tỷ lệ này với tỷ lệ KG ở F2 trong lai 2 cặp tính trạng, giải thích hiện tượng đó?
- Liên hệ vấn đề trên với tỉ lệ kiểu gen ở F2:
P (AA) = 
P (Aa) = 
P (Aa) = 
P (aa) = 
- GV: Số lần gieo 2 đồng xu càng tăng thì tỷ lệ đó càng giảm tới 1 : 2 : 1 hay 1/4: 1/2: 1/4.
- Ta có tỉ lệ:
 P(AA) : P(Aa): P (aa) = 
=> tỉ lệ kiểu phân li kiểu gen ở F2 là: 1AA: 2Aa: 1aa
- GV: Liên hệ cho HS việc xác định KG ở các loại giao tử F1 .
- Tương tự có tỉ lệ các loại giao tử F1 có KG AaBb là:
P(AB)=P(A) .P(B)= 
P(Ab)= P(A) .P(b)=
GV: Nhận xét và bổ sung.
- Tỷ lệ KH ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 giao tử đực 4 giao tử cái có số lượng như nhau.
(AB, Ab, aB, aa) (AB, Ab, aB, ab) là
 9 : 3 : 3 : 1.
P(aB) =P(a). P(B) = 
P(ab)=P(a) . P(b) =
=> Tỷ lệ KH ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 giao tử đực 4 giao tử cái có số lượng như nhau.
- Sở dĩ vậy là do các cặp gen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong quá trình thụ tinh
GV: Lưu ý: Về mặt thống kê số lần gieo càng nhiều thì càng đảm bảo độ chính xảc trong việc xác định xác suất.
Vì vậy một trong các điều kiện nghiệm đúng của các quy luật là số lượng thống kê phải đủ lớn.
- HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Từ bảng 6.1 : Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau.
- Từ bảng 6.2 : Kết quả gieo đồng kim loại có tỉ lệ : 1SS : 2SN : 1NN suy ra tỉ lệ kiểu gen ở F2 là : 1AA : 2Aa : 1aa
Hoạt động 3 : Viết thu hoạch ( 8’)
Mục tiêu: Viết bản thu hoach theo hướng dẫn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS hoàn thiệnbản thu hoach theo yêu cầu của bài.
- HS hoàn thiện bảng 61, 62 SGK liên hệ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận.
III. Thu hoạch
4. Tổng kết (2’)
- Nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành.
- Thu bản thu hoạch và đánh giá kết của của các nhóm HS. 
5. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
- Về nhà ôn lại kiến thức của toàn chương.
- Đọc nghiên cứu trước bài ôn tập chương.
- Làm bài tập chương 1: Bài tập 1, 2, 3, 4 SGK, bài tập SBT bài 6 tr.10, bài 9 tr.15.
- Chuẩn bị giờ sau chữa bài tập
PHỤ LỤC
Bảng: Thống kê kết quả gieo đồng kim loại.
 Tiến hành
Nhóm
Gieo một đồng kim loại
Gieo hai đồng kim loại
 S
N
SS
SN
NN
1
2
3
cộng
số lượng
Tỉ lệ %

File đính kèm:

  • doctiết 6.doc