Giáo án Sinh học 9 - Tiết 47+48 - Năm học 2015-2016

Tiết 48 : QUẦN THỂ NG¬ƯỜI

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Học sinh trình bày một số đặc điểm cơ bản của quần thể thể

ng¬ười liên quan đến vấn đề dân số

+ Học sinh thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội

2.Kỹ năng:

+ Phân tích , tổng hợp , so sánh

+ Hoạt động hợp tác các nhóm

3.Thái độ :

 B¬ước đầu các em thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội để sau này cùng với mọi ng¬ười dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số

II.Đồ dùng dạy học :

GV: Tranh phóng to hình 48 SGK

 Bảng phụ

HS: Xem trước bài mới.

III.Phương pháp.

Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 47+48 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 01/2/2015 Ngµy d¹y: Líp 9A- /2/2015
 Líp 9B- /2/2015
 Líp 9C- /2/2015 
Chương II : HỆ SINH THÁI
*Mục tiêu của chương.
1.Kiến thức: Nêu được định nghĩa quần thể.
-Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
-Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số.
-Nêu được ý nghĩa của quần xã
-Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.
-Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
2.Kĩ năng: Biết đọc sơ đồ một chuỗi thức ăn cho trước.
Hoạt động nhóm
3.Thái độ: Biết bảo vệ và yêu thiên nhiên.
Tiết 47 : QUẦN THỂ SINH VẬT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được khái niệm quần thể và lấy được ví dụ minh hoạ về một quần thể sinh vật
+ Học sinh lấy được ví dụ để minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản 
2.Kỹ năng:
+Quan sát, phân tích , tổng hợp , nhận xét
+ Hoạt động hợp tác các nhóm nhỏ 
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ giới sinh vật.
II.Phương tiện dạy học :
GV: +Bảng 47.1; 47.2; 47.3
 + Tranh vẽ hình 47.1 (ba dạng hình tháp tuổi)
HS: Đọc trước bài mới.
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
Lấy điểm trong bài học.
3.Bài mới.
ĐVĐ: GV giới thiệu chung của chương và những vấn đề sẽ học trong chương sau đó đI vào bài cụ thể đầu tiên của chương.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là một quần thể sinh vật?
+ Giáo viên treo bảng 47.1
+Giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin qua ví dụ bảng 47.1 và phân biệt điểm khác nhau giữa các ví dụ quần thể và không phải quần thể
? Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 1 cuối mục 1
? Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 dựa vào kết luận của bài tập 1
+ Giáo viên,nhận xét, và nêu kết luận 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc trưng của cá thể
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin mục II.1 và cho biết:
? Tỷ lệ đực / cái trong quần thể thường là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì?
-Giáo viên nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin bảng 47.2 Quan sát H47.1 Và hoàn thành bảng 47.3
+Giáo viên nhận xét, nêu đáp án đúng
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin mục II.3 và trả lời câu hỏi bài tập mục 3
+ Giáo viên gợi ý, nhận xét
+Giáo viên nhận xét, nêu đáp án đúng
I.Thế nào là một quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể "cùng loài" sinh sống trong "một không gian nhất định"ở một thời điểm nhất định. Cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quàn thể có khả năng "sinh sản" tạo thành những thế hệ mới. Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức độ cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có
II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể
a. Đặc trưng về tỷ lệ giới tính
- Tỷ lệ đực cái thường là 1:1
- Tỷ lệ đực cái có ý nghĩa rất quan trọng : Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
b. Thành phần nhóm tuổi của cá thể
A.Dạng phát triển:
 Đáy tháp rất rộng, tỷ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng mạnh
B.Dạng ổn định:
 Đáy tháp rộng vừa phải (hoặc trung bình), tỷ lệ sinh vừa phải ,(đủ bù đắp tỷ lệ tử), số lượng cá thể ổn định
C.Dạng giảm sút: 
Đáy tháp hẹp, tỷ lệ sinh thấp(nhóm tuổi thấp, ít hơn nhóm tuổi trung bình số lượng cá thể giảm dần (đi theo chiều hướng dần dần bị diệt vong)
c. Mật độ quần thể
- Số lượng cá thể trong quần thể không ổn định, nó biến động theo mùa,năm, nguồn thức ăn, nơi ở
- Khi mật độ cá thể tăng cao thiếu thức ăn , nơi ở ,cá thể bị chết mật độ quần thể được điều chỉnh trở về cân bằng
4.Củng cố :
- Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau
- Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
V.Dặn dò:
Học thuộc bài và trả lời câu hỏi SGK
VI. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 7/2/2015 Ngµy d¹y: Líp 9A- /2/2015
 Líp 9B- /2/2015
 Líp 9C- /2/2015 
Tiết 48 : QUẦN THỂ NGƯỜI
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh trình bày một số đặc điểm cơ bản của quần thể thể 
người liên quan đến vấn đề dân số
+ Học sinh thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội
2.Kỹ năng:
+ Phân tích , tổng hợp , so sánh
+ Hoạt động hợp tác các nhóm 
3.Thái độ : 
 Bước đầu các em thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội để sau này cùng với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số 
II.Đồ dùng dạy học :
GV: Tranh phóng to hình 48 SGK
 Bảng phụ
HS: Xem trước bài mới.
III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
? Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau?
? Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
3.Bài mới:
ĐVĐ: GV giới thiệu cụm từ quần thể theo quan niệm sinh học vì mang những đặc điểm của quần thể và về mặt xã hội có đầy đủ đặc trưng về pháp luật, chế độ kinh tế, chính trị.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
+Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến bài trước và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng 48.1
+ Giáo viên,nhận xét, và nêu đáp án đúng
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thể người
? Trong QT người nhóm tuổi được phân chia ntn.
HS trả lời
? Tại sao đặc trưng về nhóm tuổi có vai trò quan trọng.
Yêu cầu hoàn thành bảng 48.2
? Việc nghiên cứu tháp dân số ở người có ý nghĩa gì.
HS trả lời
GV bổ sung -> Kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tăng dân số và phát triển của xã hội
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập mục IV thu thập, xử lí thông tin mục 4 
? Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống.
? Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số.
+ Giáo viên nhận xét
I.Sự khác nhau giữa quần thể 
người với các quần thể sinh vật khác
+ Đặc quần thể người giống quần thể sinh vật : giới tính , lứa tuổi , mật độ sinh sản , tử vong 
+Đặc điểm chỉ có ở quần thể người pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục văn hoá, do con người có tư duy phát triển và khả năng làm chủ thiên nhiên 
II.Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thể người
QT người gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm trước sinh sản.
+ Nhóm lao động và sinh sản.
+ Nhóm hết tuổi lao động nặng
+ Hình 48.2a là hình tháp dân số có đáy rộng, tỷ lệ sinh cao, cạnh xiên nhiều và đỉnh nhọn biểu hiện tỷ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
+ Hình 48.2b, đáy rộng, đỉnh không nhọn, tỷ lệ sinh và tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao
III. Tăng dân số và sự phát triển xã hội
- Để có sự phát triển bền vững mỗi quốc gia cần phát triển dân số hợp lí (Nếu dân số tăng quá nhanh : Thiếu nơi ở, thức ăn, ô nhiễm môi trường...)
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, số con sinh ra phù hợp khả năng nuôI dưỡng, chăm sóc của gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh kế – xã hội, tài nguyên, môi trường
4.Củng cố : 
GV cũng cố lại nội dung chính của bài học
? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
V. Dặn dò: 
Học thuộc bài và trả lời câu hỏi SGK
VI. Rút kinh nghiệm.
..
Ngµy so¹n: 7/2/2015 Ngµy d¹y: Líp 9A- /2/2015
 Líp 9B- /2/2015
 Líp 9C- /2/2015 
Tiết 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Học sinh trình bày khái niệm quần xã, chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã, phân biệt được quần xã và quần thể
+ Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã
+ Học sinh mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến trong quần xã, thấy được sự biến đổi ổn định và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên
2.Kỹ năng: Quan sát tranh, hình rút ra kiến 
+ Phân tích , so sánh
+ Hoạt động hợp tác các nhóm 
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học
GV: Tranh phóng to hình 48 SGK
 Bảng phụ.
HS: Đọc trước bài mới.
 III.Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ:
? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
3.Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật
? Trong 1cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào.
? Các quần thể có mối quan hệ với nhau ntn.
GV: Hình thành những kỹ năng tìm hiểu mối quan hệ
GV: Dẫn dắt -> khái niệm
Ví dụ: Rừng cúc phương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.
Yêu cầu HS trao đổi nhóm.
? Nêu đặc điểm cơ bản của quần xã sinh vật
GV: Loài ưu thế 
 Loài đặc trưng
Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
? Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần xã như thế nào.
HS trả lời
GV: nhận xét -> kết luận
? Lấy các ví dụ cụ thể
GV cho hs phân tích ví dụ SGK
I.Quần xã sinh vật là gì ?
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định,chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất , nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
II.Dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.
KL: Bảng 49(SGK)
III.Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
-Sự thay đổi chu kỳ ngày đêm
-Điều liện thuận lợi
Số lượng loài động vật này khống chế loài động vật khác
Kết luận: 
Khi ngoai cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức phù hợp môi trường
-Cân bằng sinh học: 
Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh ) luôn thay đổi -> tác động đến sinh vật là sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã
KL chung: HS đọc SGK
4.Củng cố: 
GV cũng cố lại nội dung chính của bài.
? Trong 1cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào.
? Các quần thể có mối quan hệ với nhau ntn.
HS trả lời câu hỏi (SGK)
V.Dặn dò:
Về nhà học bài,làm bài tập.
Đọc “Em có biết”
VI.Rút kinh nghiệm.
..

File đính kèm:

  • doct47,48.doc