Giáo án Sinh học 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2015-2016

: BIẾN DỊ

*Mục tiêu của chương.

1.Kiến thức:

-Nêu được khái niệm biến dị.

-Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.

-Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể ( thể dị bội, thể đa bội)

-Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến NST.

-Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng.

-Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh, nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.

2.Kĩ năng: Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến.

3.Thái độ: có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Tiết 22: ĐỘT BIẾN GEN

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

- HS trình bày đư¬ợc khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu

đ¬ược tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con

ng¬ười.

2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm.

3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức nghiên cứu khoa học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/2015 Ngày dạy: Lớp 9B- /11/2015
Tiết 21: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
1.Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố, bổ sung, hoàn chỉnh hóa kiến thức đã học.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, có ý thức trong học tập đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời giáo viên đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp cũng như từng cá nhân và điều chỉnh được phương pháp dạy học.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra.
II. Ma trận 2 chiều. 
Các chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
1. Các thí nghiệm của Men đen
Câu 3
(4)
1 câu
(4)
2.Nhiễm sắc thể
Câu 1
(2)
 Câu3
(2)
2 câu
(4)
3.ADN và gen
Câu 2
(2)
1 câu
(2)
4. Tổng
1 câu 
(2)
2 câu
(4)
1 câu
(4)
4 câu
(10)
III.Nội dung đề bài.
Câu 1: a.Thế nào là bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
b.Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở kì sau của nguyên phân.
Câu 2: Một đoạn mạch mARN có trình tự các ribonuclêôtit như sau: 
-A - U - G - X- U - U - G - A - X - 
Hãy xác định trình tự các Nuclêôtit trên mạch bổ sung trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 4: Ở gà, màu lông đen là trội hoàn toàn so với màu lông trắng.
a. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2 khi cho lai gà màu lông đen thuần chủng với gà màu lông trắng ?
b.Cho gà màu lông đen ở F1 giao phối với gà lông trắng thì kết quả như thế nào?
IV.Đáp án và biểu điểm
Câu 1: 
a.Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa 1nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng, được kí hiệu là n.(1đ)
b. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở kì sau của nguyên phân.
Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc qua tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào.(1đ)
Câu 2: Mạch khuôn
 - T- A - X - G - A- A - X - T - G - ( 1 điểm) 
Mạch bổ sung: - A - T - G - X - T - T - G - G - X - ( 1 điểm)
Câu 3: 
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể.
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
- Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể.
Câu 4: a. Gọi A là gen qui định màu lông đen (tính trội) 
 a là gen qui định màu lông trắng ( tính lặn) ( 0,5điểm) 
- Kiểu gen của gà lông đen thuần chủng: AA, gà lông trắng aa
 Ta có sơ đồ sau: 
 	Pt/c: 	AA	 x	aa 
	GP: A a
 F1: Aa 
	 Kết quả: - Kiểu gen: 100% Aa
	 - Kiểu hình: 100% gà lông đen	( 0,75điểm)
	 F1 x F1: Aa x Aa 
 GF1: A; a A; a 
 F2: 1AA : 2Aa : 1aa ( 1 điểm)
 Kết quả: Kiểu gen: 25% AA : 50% Aa : 25% aa 
 Kiểu hình: 75% gà lông đen: 25% gà lông trắng ( 0,75 đ)
b. Kiểu gen gà lông đen F1 : Aa 
 Kiểu gen gà lông trắng : aa ( 0,5 điểm)
 Ta có sơ đồ : P: Aa x aa 
 GP : A: a a 
 F1: Aa aa 
 Kết quả: Kiểu gen: 50% Aa : 50% aa 
 Kiểu hình: 50% gà lông đen : 50% gà lông trắng ( 0,5 điểm)
V.Kết quả đạt được
Giỏi:
Khá:
TB:
Yếu, kém:
 Ngày soạn: 07/11/2015 Ngày dạy: Lớp 9B- /11/2015
Chương IV: BIẾN DỊ
*Mục tiêu của chương.
1.Kiến thức: 
-Nêu được khái niệm biến dị.
-Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
-Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể ( thể dị bội, thể đa bội)
-Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến NST.
-Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng.
-Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh, nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.
2.Kĩ năng: Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến.
3.Thái độ: có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Tiết 22: ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
- HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu 
được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con 
người.
2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức nghiên cứu khoa học.
II. Phương tiện dạy học
GV: Tranh phóng to hình 21.1 SGK
 HS: Tìm hiểu trước bài
III. Phương pháp.
Hoạt động nhóm, gợi ý, giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ: 
 Trả bài kiểm tra.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu chương IV: Biến dị
+ Yêu cầu học sinh nêu khái niệm biến dị, di truyền
+ Học sinh trả lời , giáo viên nhận xét, nêu đáp án đúng
- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra mang nhiều đặc điểm khác nhau và khác bố, mẹ ở nhiều chi tiết.
 Biến dị tổ hợp
 ADN (gen)
 Di truyền Đột biến 
 -Biến dị NST
 Thường biến (biến dị không di truyền)
Hoạt động dạy và học
Nội dung 
Hoạt động 1: Đột biến gen là gì ?
 GV yêu cầu học sinh quan sát hình 21.1 thảo luận nhóm ->hoàn thành phiếu học tập.
 HS: chú ý trình tự các cặp Nu -> thống nhất điền vào phiếu.
GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi HS lên làm. GV hoàn chỉnh phiếu kiến thức. 
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng ĐB gen :
* Đoạn ADN ban đầu ( a) 
* Có 5 cặp Nu 
* Trình tự các cặp Nu:
 - T - G - A - T - X - 
 - A - X - T - A - G - 
- Đoạn ADN bị biến đổi
Đoạn ADN
Số cặp Nu
Điểm khác đoạn a
Đặt tên dạng biến đổi
b
4
Mất cặp: 
X-G
Mất 1 cặp Nu
c
6
Thêm cặp:
T-A
Thêm 1 cặp Nu
d
5
Thay cặp A-T bằng cặp G-X
Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
? Vậy đột biến gen là gì. Gồm những dạng nào. 
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
 GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
GV yêu cầu HS trình bày, lớp bổ sung.
 GV nhấn mạnh: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường. 
Hoạt động 2: Vai trò của đột biến gen.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.2, 21.3, 21.4, và trả lời câu hỏi lệnh SGK ( T63)
+ ĐB có lợi: Cây cứng, nhiều bông ở lúa
+ ĐB có hại: lá mạ mùa trắng, đầu và chân sau của lợn dị dạng.
- GV cho HS tiếp tục thảo luận:
? Tại sao đột biến gen biến đổi kiểu hình.
(Do biến đổi ADN làm thay đổi trình tự các aa nên biến đổi kiểu hình)
? Nêu vai trò của đột biến gen.
I. Đột biến gen là gì ? 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 
- Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotic.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN. Dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
Thực nghiệm: Con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.
III. Vai trò của đột biến gen.
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật.
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người vì có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
4.Cũng cố.
GV cũng cố lại nội dung chính của bài
Câu 1: Đột biến gen phát sinh có những dạng thường gặp nào? 
a. Mất đi 1 cặp Nu b. Thêm 1 cặp Nu 
c. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác d. Mất đi 1 đoạn NST 
e. Cả a, b, và c g. Cả b, c và d 
Câu 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen trong tự nhiên là do:
a. Rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin 
b. Rối loạn trong quá trình tổng hợp mARN 
c. Rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài.
- Đáp án: 1e; 2c 
V. Dặn dò
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk.
- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN
VI.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct21-22.doc