Giáo án Sinh học 9 - Nguyễn Phương Nhung - Năm học 2015-2016
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.Kỹ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3.Thái độ :giáo dục ý thức tự giác trong học tập
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên : - Các bảng tóm tắt
2. Học sinh :
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức : 9A . ; 9B .
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
lưỡng bội (2n). Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Bảng 40.4 – Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền. ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn - 20 loại aa. - Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng. Bảng 40.5 – Các dạng đột biến Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc cấu ADN thường tại 1 điểm nào đó Mất, thêm, thay thé, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc NST. Mất, lặp, đảo đoạn. Đột biến số lượng NST Những biến đổi về số lượng NST. Dị bội thể và đa bội thể. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập Hoạt động của GVvà học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 1, 2, 3, 4,5 SGK trang 117. - Cho HS thảo luận toàn lớp. - HS vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố - GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm. 5. Hướng dẫn - Hoàn thành các câu hỏi trang 117. - Ôn lại phần biến dị và di truyền. - Giờ sau kiểm tra học kỳ Tuần 18 Ngày soạn :11 /12/2008 Ngày giảng : /12/20098 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Kiểm tra kiến thức của HS phần di truyền và biến dị. - Thấy được ưu nhược điểm về tiếp thu kiến thức của HS, đánh giá năng lực nhận thức , ý thức học tập của HS giúp GV phân loại HS. 2.Kỹ năng : làm bài kiểm tra 3.Thái độ - Phát huy tính tự giác, thật thà của HS. II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên : câu hỏi trắc nghiệm và tự luận 2. Học sinh :ôn lại các kiến cũ III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kiểm tra giấy IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức : 9A ............................ ; 9B .......................... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới - Đề kiểm tra: Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì ? a. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên. b. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học. c. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài d. Cả a và b. 2. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ? a. Thể tam nhiễm b. Thể 1 nhiễm c. Thể không nhiễm d. Cả a, b và c 3. Mức phản ứng là gì ? a. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen ( hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. b. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được biểu hiện ra kiểu hình trong những môi trường nhất định. c. Kiểu gen qui định mức phản ứng, môi trường qui định sự biểu hiện tính trạng. d. Cả a & b 4. Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? a. Do con cái sinh ra mang cặp gen dị hợp với tỉ lệ cao. b. Do làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện trên thể đồng hợp ở đời con. c. Do làm tăng tỉ lệ đồng hợp trội ở đời con. d. Do bố mẹ không thích ứng với điều kiện sống. Câu 2: Chọn những cụm từ: Độ ô nhiễm, chống vú khí, môi trường, hoá chất, tật di truyền. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: Các chất phóng xạ, các..có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng môi trường & làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, ..nên cần phải đấu tranhhạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ với sự di truyền màu mắt ở người như: - Với qui ước: + Mắt nâu: ở nam + Mắt đen: ở nam ¢ ở nữ ở nữ - Đời P: F1: ¢ F2: ¢ Dựa vào sơ đồ phả hệ trên cho biết: a. Màu mắt đen và nâu, màu mắt nào là trội ? b. Sự di truyền của màu mắt này có liên quan đến giới tính hay không? Tính trạng màu mắt do bao nhiêu kiểu gen qui định? Câu 4: Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng? Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng? - Đáp án: - Câu 1: 1d; 2d; 3a; 4b; ( 0,5 x 4 = 2 điểm) - Câu 2: Trình tự là: Hoá chất, độ ô nhiễm, tật di truyền, chống vũ khí, môi trường, ( 0,5x5=2,5) - Câu 3: a. Qua sơ đồ phả hệ ta thấy: Ở đời con: F1 chỉ có màu mắt nâu được biểu hiện. Như vậy màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen ( 1,5 điểm) b. Ở đời F2, màu mắt nâu và màu mắt đen đều xuất hiện ở cả nam lẫn nữ với tỉ lệ 1: 1 chứng tỏ Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính và sự di truyền màu mắt này chỉ di 1 cặp gen kiểm soát. ( 1,5 điểm) - Câu 4: Trẻ đồng sinh cùng trứng là: Từ 1 trứng thụ tinh cùng với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử, trong các lần nguyên phân từ thứ 1 đến thứ 3 của hợp tử, các TB con tách riêng, có thể phát triển thành các trẻ đồng sinh cùng trứng ( 0,5 điểm) - Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng: ( 2 điểm) + Có kiểu gen giống nhau ¦ cùng giới tính. + Nếu được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện giống nhau thì các tính trạng biểu hiện thường giống nhau. + Khi nuôi dưỡng trong những điều kiện khác nhau thì kiểu hình biểu hiện cũng có thể khác nhau. + Trong quá trình phát triển cá thể, kiểu gen có thể đột biến khác nhau dẫn đến kiểu hình biểu hiện khác nhau. 4. Củng cố : Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn : - Về nhà đọc trước bài: Gây đột biến nhân tạo. Tuần 18 Ngày soạn : 15/2/08 Ngày giảng :26 /12/008 Tiết 36 GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể gây đột biến. 2.Kỹ năng : - Rèn luyện cho hs kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức. 3.Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêi thích môn học. II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên : Tư liệu về chọn giống, thành tựu khoa học ( Sách di truyền học: Phan Cự Nhân) 3 .Học sinh: Phiếu học tập: Tác nhân Tiến hành Kết quả Ứng dụng Tia phóng xạ ò Tia tử ngoại Sốc nhiệt III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức : 9A ............................ ; 9B .......................... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới Hoạt động của GVvà học sinh Nội dung HĐ 1: (15’) - GV y/c hs ghi nhớ thông tin và hoàn thành nội dung phiếu học tập. - GV kẻ phiếu trên bảng y/c đại diện các nhóm lên điền. - GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức. I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí. Tác nhân Tiến hành Kết quả Ứng dụng 1.Tia phóng xạ - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô ( xuyên sâu) - Tác động lên ADN - Gây đột biến gen. - Chấn thương gây ĐB ở NST - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng. - Mô thực vật nuôi cấy 2.Tia tử ngoại - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng ( xuyên nông) - Gây ĐB gen - Xử lí VSV bào tử và hạt phấn. 3.Sốc nhiệt - Tăng giảm t0 môi trường đột ngột - Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng. - Tổn thương thoi phân bào ¦ rối loạn phân bào. - Đột biến số lượng NST. - Gây hiện tượng đa bội ở 1 số cây trồng ( đặc biệt là họ cà) HĐ 2: ( 10’) - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk ¦ TĐN và trả lời câu hỏi lệnh s sgk ( T97) - GV y/c đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét và giúp hs hoàn thiên kiến thức. HĐ 3: (11’) - GV giới thiệu sử dụng ĐB trong chọn giống gồm: + Chọn giống VSV + Chọn giống cây trồng + Chọn giống vật nuôi. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và kết hợp tư liệu sưu tầm. - GV y/c hs trả lời câu hỏi mục s sgk ( T 98) - GV Chốt lại kiến thức. - GV y/c hs đưa từng ví dụ trong từng trường hợp trên. II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học. - Hóa chất: EMS, NMU, NEU, Cônrixin. - Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, + tiêm dung dịch vào bầu nhụy + tẩm dung dịch vào bầu nhụy + Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêic, mất cặp nuclêic, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc. III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống. * Trong chọn giống vi sinh vật: ( phổ biến là gây ĐB và chọn lọc) - Chọn các cá thể ĐB nhân tạo tạo ra chất có hoạt tính cao. - Chọn thể ĐB sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn. -chọn thể đột biến giảm sức sống có vai trò như một kháng thể * Trong chọn giống cây trồng: - Chọn ĐB có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống. - Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng. -sử dụng thể đa bội tạo ra giống cây trồng có năng xuất cao * Đối với vật nuôi: -chọn các thể đa bội nhân tạo có các hoạt tính cao sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối hoặc giảm sức sống - Chỉ sử dụng các nhóm ĐV bậc thấp. - Các ĐV bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 4. Củng cố ? Con người đã gây ĐB nhân tạo bằng loài tác nhân nào và tiến hành như thế nào. 5. Hướng dẫn - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Thái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần HỌC KÌ II Tuần 19 Ngày soạn :25 /12/2008 Ngày giảng :.... /1/2009 Tiết 37 : THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Học sinh học xong bài này phải : - Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn 2.Kỹ năng : Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, tổng hợp và hoạt động nhóm. 3.Thái độ : - Giáo dục cho hs ý thức, lòng yêu thích bộ môn. II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên : Tranh hình 34( 1,3) sgk ( T100) 2. Học sinh : Tư liệu về hiện tượng thái hóa giống. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức : 9A ............................ ; 9B .......................... 2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng ĐB nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật. 3. Bài mới Hoạt động của GVvà học sinh Nội dung HĐ 1: ( 10’) - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk và qs hình 34.1 ¦ thảo luận các câu hỏi sgk s(T99) - GV y/c hs tìm ví dụ vè hiện tượng thoái hóa . - GV y/c đại diện các nhóm phát biểu và chốt kiến thức. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và qs hình 34.2 sgk ( T100) và trả lời câu hỏi sgk s. - GV y/c đại diện nhóm trình bày. -Học sinh quan sát hình 34 .2 rút ra nhận xét HĐ 2: (10’) - GV y/c các nhóm qs hình 34.3 sgk và thực hiện lệnhssgk ( T100) - HS: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giãm( tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn = nhau) +Các gen lặn khi gặp nhau(thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình. Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện(thường ttxấu I. Hiện tượng thoái hóa. 1. Hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật - Hiện tượng thoái hóa (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: Cá thể có sức sống kém dàn, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm. Ví dụ : ngô bạch tạng ,thân lùn bắp bạch tạng ,kết hạt ít 2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối ở động vật. a. Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. b. Thoái hóa do giao phối gần: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh. -Ví dụ : bê non có cột sống ngắn - Gà con có đầu dị dạng ,chân ngắn II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa. - GV giải thích hình 34.3: Màu xanh biểu thị đồng hợp trội và lặn. - GV y/c đại diện các nhóm trình bày đáp ánằng cách giải thích hình 34.3 phóng to và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - GV mở rộng: Ở 1 số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa do vậy vẫn tiến hành giao phối gần. HĐ 3: (11’) - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi s sgk ( T101) . - HS: + Do xuất hiện cặp gen đồng hợp + Xuất hiện tính trạng xấu + Con người dẽ dàng loại bỏ tính trạng xấu. + Gĩư lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng. - GV nhắc lại khái niệm: thuần chủng, dòng thuần - GV giúp hs hoàn thiệnkiến thức: GV lấy VD giúp hs dễ hiểu. - Nguyên nhân hiện thoái hóa do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. - Tỷ lệ thể dị hợp giảm -Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại gặp nhau - Một số loài không bị thoái hoá vì hiện tại chúng đang mang cặp gen đồng hợp không găy hại cho chúng III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể , chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai. 3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 4. Củng cố ? Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì. Giải thích nguyên nhân. 5. Hướng dẫn : - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Ưu thế lai. Tuần 19 Ngày soạn :25 /12/2008 Ngày giảng : /1/2009 Tiết 38 ƯU THẾ LAI I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs nắm được 1số khái niệm: Ưu thế lai, lai kinh tế và trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không ding cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. 2.Kỹ năng : - Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học. 3.Thái độ : - Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên : Tranh hình 35.Tranh 1 số giống ĐV: bò, lợn, dê, kết quả phép lai kinh tế. 2. Học sinh : - Nghiên cứu sgk III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức : 9A ............................ ; 9B .......................... 2. Kiểm tra bài cũ : Trong chọn giống người ta thường ding 2 phương pháp: tự thụ phấp bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì. Bài mới Hoạt động của GVvà học sinh Nội dung HĐ 1: ( 10’) - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk và qs hình 35 ¦ thảo luận các câu hỏi sau: ? So sánh sự tương quan giữa cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn (a&c) với cây & bắp ngô ở cơ thể lai F1 (b).(hs: Chiều cao thân ngô, chiều dài bắp, số lượng hạt) - GV y/c đại diện các nhóm so sánh.(hs: ở cơ thể F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ) - GV nhận xét ý kiến của hs: Hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai. ? Vậy ưu thế lai là gì. Cho ví dụ về ưu thế lai ở ĐV & TV. - GV y/c hs lấy ví dụ minh họa. - GV giúp hs hoàn thiện kiến thức. HĐ 2: (10’) - GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin phần II & thực hiện lệnh s sgk ( T103). - GV lưu ý cho hs: lai 1 dòng thuần có gen trội và 1 dòng thuần có 1 gen trội. - HS: +Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1. I. Hiện tượng ưu thế lai. - Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.trung bình giữa 2 bố mẹ II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai - Lai 2 dòng thuần( kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp ¦ chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. - Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định. - VD: P : AAbbcc X aaBBCC F1: AaBbCc -ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ + Các thế hệ sau giãm do tỉ lệ dị hợp giãm( hiện tượng thoái hóa) - GV y/c đại diện nhóm trình bày, GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích. ? Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì. HĐ 3: (11’) - GV giới thiệu: Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời : ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng cách nào.(hs: 2 phương pháp) ? Nêu ví dụ cụ thể. - GV giải thích: Lai khác dòng và lai khác thứ - GV giúp hs hoàn thiệnkiến thức: GV lấy VD giúp hs dễ hiểu. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk T103, 104 kết hợp tranh ảnh: ? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào. Cho ví dụ . - Cho hs trả lời câu hỏi lệnh s . - GV y/c các nhóm trình bày, lớp bổ sung. - GV mở rộng: Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước. +Áp dụng kĩ thuật giữ tính đông lạnh. + Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan ¦ con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng. III. Các phương pháp tạo ưu thế lai. 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng. - Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau. - VD: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với giống hiện có. - Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai vào tạo giống mới. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. - Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.không dùng nó làm giống - VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại Bạch ¦ Lợn con mới sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao. Kết luận chung, tóm tắt:( 1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 4. Củng cố : ? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. ? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào. 4. Củng cố : - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam. Tuần 20 Ngày soạn :30 /12/2008 Ngày giảng : /1/2008 Tiết 39 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : - Trình bày được PPCL hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của PPCL này. - Trình bày được PPCL cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với PPCL hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào? 2.Kỹ năng : - Quan sát nhận biết chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể 3.Thái độ : - Vận dụng vào sản xuất có hiệu quả II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên : - Sách giáo viên. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Tranh phóng to H. 36.1.2 trong SGK. 2. Học sinh :đọc trước bài III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức : 9A ............................ ; 9B .......................... 2. Kiểm tra bài cũ : -nêu khái niệm ưu thế lai ,cho ví dụ, nguyên nhân ,cơ sở di truyền của hiện tượng trên -các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi 3. Bài mới Hoạt động 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống Hoạt động của GV và học sinh Nội dung - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I và trả lời câuhỏi: - Vai trò của chọn lọc trong chọn giống? - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Tuỳ theo mục tiêu chọn lọc, hình thức sinh sản " lựa chọn phương pháp thích hợp. GV giới thiệu 2 phương pháp chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể. - HS lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức + Tránh thoái hoá + Phương pháp đột biến, phương pháp lai chỉ tạo ra nguồn biến dị. Kết luận: - Đánh giá, chọn lọc nhiều lần mới có giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. - Giống tốt bị thoái hoá do giao phối gần, do đột biến, do lẫn giống cơ giới cần chọn lọc. - Các phương pháp gây đột biến, lai hữu tính chỉ tạo ra nguồn biến dị cho chọn lọc " cần được kiểm tra đánh giá, chọn lọc. - Có 2 phương pháp: chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể. Hoạt động 2: Chọn lọc hàng hoạt Hoạt động của GV và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK, quan sát H 35.1 và trả lời câu hỏi: - HS nghiên cứu SGK, quan sát H 36.1 và nêu được kết luận. - HS lấy VD SGK
File đính kèm:
- Bai_44_Anh_huong_lan_nhau_giua_cac_sinh_vat.docx