Giáo án Sinh học 9 kì 2 - Trường THCS Trần Cao Vân

Tuần

Tiết 52 HỆ SINH THÁI NS

NG

I.Mục tiêu

1.Kiến thức + Trình bày khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên

 + Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, cho ví dụ

 + Vận dụng giải thích được ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay

2.Kỹ năng + Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức

 + Kĩ năng khái quát tổng hợp, đọc sơ đồ chuỗi thức ăn cho trước

 + Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế

3.Thái độ Ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình sản xuất

 

doc68 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 kì 2 - Trường THCS Trần Cao Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi 1 con / 1m2
Mật độ quần thể phụ thuộc 
+ Chu kì sống của SV
+ Nguồn thức ăn của quần thể 
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt
HOẠT ĐỘNG 3 Ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật
Mục tiêu HS nắm được ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật
Tiến hành
GV cho HS nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi sau
-Theo em những yếu tố nào từ môi trường có thể tác động quần thể SV?
-Số lượng cá thể trong quần thể bị biến động lớn có thể do những nguyên nhân nào? 
-Gọi các em trả lời và thực hiện lệnh▼/141, cho cả lớp bổ sung
-GV chốt ý và kết luận 
III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể SV
- Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quàn thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng
- Môi trường (các nhân tố sinh thái )ảnh hưởng tới số lượng các thể của SV
4. Kiểm tra đánh giá
-Trả lời câu hỏi SGK.
5. Dặn dò
Vẽ các tháp tuổi theo số liệu bảng 47.3 /142 
Chuẩn bị bài mới, kẻ bảng 48.1/ 143 
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết 50
QUẦN THỂ NGƯỜI
NS 
NG 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
+ HS nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số 
+ Nêu sự khác nhau giưã quần thể người và quần thể sinh vật khác
+ Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số.
2. Kĩ năng Quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số è tìm kiến thức
	Khái quát, liên hệ thực tế; Thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk
3.Thái độ HS có ý thức nhận thức về dân số và chất lượng cuộc sống 
II. ĐDDH
1.GV Chuẩn bị tranh phóng to hình 48sgk, phiếu học tập
2.HS 4 em 1 bảng phụ
III. HĐDH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
+ Quần thể sinh vật là gì? cho ví dụ?
+ Quần thể sinh vật mang những đặc trưng gì? Lấy ví dụ để minh họa.
3.Bài mới, giới thiệu bài
 Giữa quần thể SV và quần thể người có gì khác nhau không? Đặc điểm khác nhau đó thể hiện như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1 Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác
Mục tiêu Nắm sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác
Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
-Yêu cầu HS tái hiện và trình bày khái niệm quần thểíinh vật và nêu ví dụ?
GV hỏi tiếp
+ Một gia đình có phải là một quần thể hay không?
+ Nhưng quần thể người và quần thể SV khác nhau ở những điểm nào? HS thực hiện lệnh ▼/ 143
GV gọi các em trả lời, cả lớp bổ sung
-GV chốt ý đúng và yêu cầu HS chứng minh các đặc điểm trên?
I.Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể SV
-Quần thể người cá những đặc điểm sinh học như quần thể SV khác, tuy nhiên vẫn có những đặc điểm khác về kinh tế - xã hội như pháp luật, văn hoá, hôn nhân, giáo dục ...
-Sự khác nhau này do con người có lao động và tư duy. 
HOẠT ĐỘNG 2 Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
Mục tiêu HS nêu được một số đặc điểm đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thể người 
Tiến hành
GV cho HS nghiên cứu thông tin sgk và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau
-Quần thể người được chia thành mấy nhóm tuổi? Trình bày cụ thể 
-GV hướng dẫn HS quan sát 3 tháp tuổi H 48 sau đó hoàn thành bảng 48.2 
-Các nhóm thảo luận và thực hiện lệnh, mời đại diện nhóm báo cáo
HS nêu được
* Tháp dân số già Tỷ lệ già nhiều, trẻ ít
* Tháp dân số trẻ Tỷ lệ trẻ nhiều, già ít 
-HS hoàn thiện vào bảng 
-GV nhận xét và kết luận trong bảng 48.2 
-Theo em đặc trưng về nhóm tuổi trong quần thể người có quan trọng không? Vì sao? \
HS nêu được Rất quan trọng vì nó liên quan đến tỷ lệ sinh tửà ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động sản xuất . 
-Vậy chúng ta nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa như thế nào? 
HS Giúp điều chỉnh mức gia tăng dân số 
-GV kết luận
II.Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- Các nhóm tuổi trong quần thể người Học SGK/143
* Tháp dân số già Tỷ lệ già nhiều, trẻ ít
* Tháp dân số trẻ Tỷ lệ trẻ nhiều, già ít 
- Tháp dân số thể hiện đặc trưng dân số của nước đó 
HOẠT ĐỘNG 3 Tăng dân số và phát triển xã hội
 Mục tiêu Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số.
Tiến hành
HS dựa thông tin trong SGK trả lời 
-Em hiểu thế nào là tăng dân số và yếu tố nào giúp tăng dân số?
* Hiện tượng người chuyển đi và đến cũng làm gia tăng dân số
-Sự gia tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
-Dân số tăng à nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không đủ cung cấp à ảnh hưởng lớn đến xã hội
-Tạo sao dân số tăng nhanh lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả xã hội?
-Ở VN ta đã nào những biện pháp nào để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống?
HS nêu đựơc
* Thực hiện pháp lệnh dân số 
* Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô
* Giáo dục 
-GV kết luận và chốt ý
III.Tăng dân số và phát triển xã hội
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
- Biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số
* Thực hiện pháp lệnh dân số 
* Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô
* Giáo dục sinh sản vị thành niên
Học ý ,3 phần ghi nhớ SGK
4.Kiểm tra đánh giá Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Vì sao quần thể người lại có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý?
5.Dăn dò
Đọc mục em có biết? 
- Học phần ghi nhớ SGK 
- Trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài mới.
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết 51
QUẦN XÃ SINH VẬT
NS 
NG 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
+ Nêu được định nghĩa quần xã, nêu được ví dụ. 
+ HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã, đó cũng là để phân biệt với quần thể
+ Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xãà tạo nên sự cân bằng và ổn định trong quần xã
2.Kĩ năng + Quan sát, phân tích kênh hình, tổng hợp, khái quát hoá 
3.Thái độ + Ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu thích bộ môn 
II.ĐDDH
1.GV Tranh vẽ
+ Quần xã rừng mưa nhiệt đới 
+ Quần xã rừng ngập mặn ven biển
+ Quan hệ giữa số lượng sâu và số lượng chim sâu 
2.HS Chuẩn bị bảng phụ
III.HĐDH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ Vì sao quần thể người lại có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý?
3.Bài mới, giới thiệu bài Giữa quần thể và quần xã SV có gì giống và khác nhau? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 
HOẠT ĐỘNG 1 Thế nào là một quần xã sinh vật?
 Mục tiêu Trình bày được khái niệm quần xã, nêu được ví dụ. 
Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
GV cho HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
+ Trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào? 
+ Thứ tự xuất hiện các quần thể SV trong cái ao đó như thế nào?
+Các quần thể đó có mối quan hệ sinh thái như thế nào với nhau?
-Các nhóm thảo luận và mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
HS nêu được
* Quần thể cá, tôm, rong ...
* Quần thể thực vật xuất hiện trước
* Quan hệ cùng loài, khác loài 
-GV đánh giá hoạt động của các nhóm 
-Yêu cầu các nhóm hãy tìm một ví dụ khác và phân tích ( nhóm nào hoàn thành tốt GV ghi điểm cộng cho nhóm đó) 
-Từ các thông tin trên, em hãy rút ra khái niệm thế nào là quần xã SV?
-GV hỏi tiếp
- Trong một bể cá người ta thả một vài loài cá như cá chép, cá mè, cá trích ....à vậy bể cá này có phải là quần xã không? Bể cá này được xem là quần xã khi nào? ( Gv có thể ghi điểm em trả lời tốt ) 
è GV chốt ý và kết luận
I. Quần xã sinh vật là gì?
- Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định và các SV trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 
- VD + Rừng Cúc phương 
 + Ao cá tự nhiên
HOẠT ĐỘNG 2 Những dấu hiệu điển hình của một quần xã 
Mục tiêu HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã, đó cũng là để phân biệt với quần thể
Tiến hành
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trình bày đặc điểm của quần xã sinh vật?
-GV lưu ý với HS về loài ưu thế và loài đặc trưng tương tự như quần thể ưu thế và quần thể đặc trưng
HS nêu được
+ Độ đa dạng, độ nhiều thực chất, độ thường gặp, loài ưu thế, loài đặc trưng
GV gọi 1-2 em trả lời, cả lớp bổ sung, GV nhận xét
-GV nêu thêm ví dụ
+ Thực vật có hạt là quần thể ưu thế ở quần xã SV trên cạn. 
-GV kết luận 
II. Những dấu hiệu đặc trưng của quần xã sinh vật
- Học nội dung bảng 49 SGK/147
HOẠT ĐỘNG 3 Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Mục tiêu Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xãà tạo nên sự cân bằng và ổn định trong quần xã
Tiến hành
-GV giảng giải Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã chính là mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể sinh vật.
-HS lắng nghe và ghi nhớ 
-Đây là một quần xã và quần xã này sẽ thay đổi khi điều kiện khí hậu thay đổi
-Khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi
-Sự thay đổi về chu kì ngày đêm, chu kì mùa ...à hoạt động chu kì của SV sẽ bị thay đổi
-GV đưa câu hỏi
+ Ví dụ * Một vườn rau có phải là quần thể sinh vật không? Quần xã này sẽ bị thay đổi khi nào? 
* Số lượng cá trong ao sẽ giảm khi nào?
+ Những điều kiện nào có thể ảnh hưởng đến quần xã sinh vật?
GV gọi 1-2 em trả lời, cả lớp bổ sung, GV chốt lại kiến thức đúng
-GV nhận xét và giảng giải Số lượng SV này sẽ khống chế số lượng của SV khác.
-GV xác địnhQuần xã SV luôn có cấu trúc ổn định ( nghĩa là các quần thể trong quần xã luôn cân bằng ) 
-Các em hãy cho ví dụ và chứng minh điều này?
-Từ đó giúp HS hình thành khái niệm về cân bằng sinh thái? 
-GV mở rộng * Tác động nào của con người làm mất cân bằng sinh học trong quần xã?
* Chúng ta đã và đang làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
-Cấm săn bắt, chặt phá bừa bãi gây cháy rừng
-Tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên 
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Khi ngoại cảnh thay đổi à số lượng cá thể trong quần thể thay đổià Quần thể mới sẽ được thiết lập để thích nghi với môi trường sống mới 
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. Ví dụ.
4. Kiểm tra đánh giá Trả lời các câu hỏi SGK
+ Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần thể sinh vật khác quần xã sinh vật như thế nào?
5. Dặn dò Chuẩn bị bài mới
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết 52
HỆ SINH THÁI
NS 
NG 
I.Mục tiêu
1.Kiến thức + Trình bày khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên 
	 + Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, cho ví dụ 
	 + Vận dụng giải thích được ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay
2.Kỹ năng + Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức
 + Kĩ năng khái quát tổng hợp, đọc sơ đồ chuỗi thức ăn cho trước
 + Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế 
3.Thái độ Ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình sản xuất
II.ĐDDH
1.GV
 + Tranh mô tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới
 + Tranh một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng 
2.HS Xem bài trước
III.HĐDH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần thể sinh vật khác quần xã sinh vật như thế nào? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?
3.Bài mới, giới thiệu bài Hệ sinh thái là gì? Mỗi hệ sinh thái hoàn chính có các thành phần chủ yếu nào?
HOẠT ĐỘNG 1 Thế nào là một hệ sinh thái?
+ Mục tiêu Trình bày khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên 
+ Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và thực hiện lệnh ▼/ 150 
-Các nhóm thảo luận và gọi đại diện nhóm trình bày ,các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
HS nêu được
* Thành phần vô cơ Đất, nước, nhiệt độ...
* Thành phần hữu cơ Động vật thực vật 
* Lá mục Thức ăn của VK
* Cây rừng Là thức ăn, nơi ở của ĐV
* ĐV ăn thực vật, thụ phấn và bón phân cho thực vật 
* Rừng cháy Mất nguồn nước, thức ăn, nơi ở à Khí hậu thay đổi 
-GV nhận xét và chốt ý 
-Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới có đặc điểm gì?
-GV chốt ý và ghi điểm cộng cho nhóm trình bày tốt
-GV mở rộng
+ Vậy thế nào là hệ sinh thái
+ Em hãy cho ví dụ về HST mà em biết 
+ Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào?
-HS tự tổng hợp kiến thức trên và trình bày được
* Có nhân tố vô sinh, hữu sinh
* Có nguồn cung cấp thức ăn đó là TV
* Giữa các SV có mối quan hệ dinh dưỡngà Tạo thành vòng khép kín vật chất 
- Hệ sinh thái Hoang mạc nhiệt đới, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới... 
I. Thế nào là một hệ sinh thái
- Là gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh).
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 
Mục tiêu Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, nêu ví dụ 
 Vận dụng giải thích được ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay
Tiến hành
-Để tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là gì? HS quan sát H50.2 
-GV gợi ý Nhìn vào chiều mũi tên, SV đứng trước là thức ăn cho SV đứng sau. Sau đó HS kể tên vài chuỗi thức ăn đơn giản 
-GV cho HS thực hiện lệnh ▼ / 152 
-GV nhận xét và giới thiệu thêm một chuỗi thức ăn đơn giản
Cây à sâu ăn lá à cầy à đại bàng à SV phân huỷ.
-GV cho HS trả lời để chỉ ra đâu là SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân huỷ.
HS nêu được
-SV sản xuất Cây cỏ
-SV tiêu thụ Sâu, cầy, đại bàng
-SV phân huỷ nấm, vi khuẩn 
-GV nhận xét và em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắc xích với mắc xích đứng trước và mắc xích đứng sau trong chuỗi thức ăn? 
HS nêu đựơc
* SV đứng trước là thức ăn cho SV đứng sau 
* Con vật ăn thịt và con mồi 
* Quan hệ thức ăn 
-GV khái quát các mối quan hệ trên là mối quan hệ dinh dưỡng và yêu cầu HS làm bài tập /152 
-Từ kiến thức này yêu cầu HS rút ra khái niệm thế nào là chuỗi thức ăn?
-GV đặt vấn đề Trong tự nhiên có nhiều chuỗi thức ăn cùng tham gia mắc xích với nhau.
-Vậy HS tiếp tục quan sát và thực hiện lệnh▼/ 152 
-GV nhận xét và khẳng định chuỗi thức ăn gồm 3 loại SV
-HS khái quát trình bày khái niệm lưới thức ăn?
-GV mở rộng 
+ Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ TV hay SV bị phân giải 
+ Hệ ST có chu trình khép kín TVà ĐV à Mùn, muối khoángà TV 
-Liên hệ thực tế Nông dân thường có biện pháp kĩ thuật nào để tận dụng nguồn thức ăn của ĐV? 
II.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
1.Chuỗi thức ăn Là một dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắc xích, vừa là SV tiêu thụ của mắc xích trước vừa là SV bị mắc xích sau tiêu thụ.
Chuỗi thức ăn gồm + SV sản xuất 
 	 + SV tiêu thụ
	 + SV phân huỷ 
2.Lưới thức ăn Bao gồm chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung 
4.Kiểm tra đánh giá Câu hỏi SGK
5.Dặn dò
-Làm bài tập /153 
- Ôn lại các kiến thức để kiểm tra 1 tiết
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết 53
 KIỂM TRA MỘT TIẾT 
NS 
KT
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá được khả năng nhận thức của HS qua 3 chương ƯDDTH, SV và MT, HST
2.Kĩ năng
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức chương ƯDDTH, SV và MT, HST
3.Thái độ Giáo dục ý thức tự giác, trung thực, độc lập trong khi làm bài.
II.Phương tiện kiểm tra 
1.GV Ra đề kiểm tra.
2.HS Ôn tập các nôi dung ở chương ƯDDTH, SV và MT, HST
III.HĐDH
1.Ổn định
2.Phát đề
3.Làm bài
4.Thu bài
5.Dặn dò Chuẩn bị mỗi em một con dao nhỏ, 1 liềm. 1 túi nilon, giấy, bút chì, vợt bắt côn trùng mang đến lớp để thực hành.
IV.Thống kê 
Lớp
SL
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TB ↑
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/1
9/3
9/4
Tuần 
Tiết 54
THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI
NS 
NG 
I.Mục tiêu
1.Kiến thức Nêu đựơc các thành phần của hệ sinh thái và trình bày được các ví dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 
2.Kĩ năng Quan sát, hệ thống hoá à kết luận
3.Thái độYêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II.ĐDDH 
1.GV Chuẩn bị như SGK/154
2.HS Chuẩn bị mỗi em một con dao nhỏ, 1 liềm. 1 túi nilon, giấy, bút chì, vợt bắt côn trùng mang đến lớp để thực hành
III.HĐDH
1. Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới, giới thiệu bài Để gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật, tiết học hôm nay đi tham quan...
HOẠT ĐỘNG 1 GV trình bày mục tiêu HS cần đạt được và kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
HOẠT ĐỘNG 2 Hoàn thành bảng 51.1 về kết quả điều tra các thành phần hệ sinh thái
+ Mục tiêu Nêu đựơc các thành phần của hệ sinh thái và trình bày được các ví dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 
+ Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
-Yêu cầu HS tái hiện lại kiến thức, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 51.1
-Các nhóm thảo luận và mời đại diện nhóm trình bày
* Nhân tố vô sinh trong tự nhiên Đất, cát, độ dốc...
* Nhân tố hữu sinh trong tự nhiên sv sản xuất, sv tiêu thụ bậc 1, bậc 2 ...
* Nhân tố VS do con người tạo nên kênh mương nội đồng, đường GT nông thôn ...
* Nhân tố HS do con người tạo nên cây trồng, vật nuôi trong vùng..
-GV cho HS quan sát một hệ sinh thái
đồng ruộng và yêu cầu HS xác định các thành phần trong hệ sinh thái dã quan sát . Sau đó HS hoàn thành bảng 51.2, 51.3 
-GV nhận xét và kết luận
I. Hoàn thành bảng 51.1 về kết quả điều tra các thành phần hệ sinh thái
Học bảng 51.1
HOẠT ĐỘNG 3 Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn
+ Mục tiêu Trình bày được các ví dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 
+ Tiến hành
-Yêu cầu HS nêu lại các thành phần của chuỗi thức ăn
-HS sẽ hình thành một chuỗi thức ăn từ các gợi ý sau Ếch, bọ rùa, cây cỏ, châu chấu, cáo, hổ, diều hâu, dê, nấm, vi khuẩn, gà rừng, xác chết của SV.
-Vậy làm thế nào để một vùng mà có nhiều chuỗi thức ăn? 
-Em có đề xuất những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái 
-Gọi một em trình bày 
-HS tự đề ra biện pháp và GV chốt ý 
I.Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn học ở phần dưới
	 hổ
 	ếch 	 cáo 	diều hâu
bọ rùa châu chấu 	 gà rừng 	dê
cây cỏ
	nấm
xác chết của SV 
 	 vi khuẩn 
4. Kiểm tra đánh giá 
- GV nhận xét đánh giá tiết TH
5. Dặn dò
- HS hoàn thành ND các bảng như SGK 
- Thu và chấm bài thực hành của các nhóm.
- Kiểm tra vệ sinh 
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết 55
THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI(tt)
NS 
NG 
I.Mục tiêu
1.Kiến thức Nêu đựơc các thành phần của hệ sinh thái và trình bày được cácví dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. 
2.Kĩ năng Quan sát, hệ thống hoá, à kết luận
3.Thái độ Yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II.ĐDDH 
1.GVChuẩn bị như SGK/154
2.HS Chuẩn bị bảng phụ và yêu cầu như sách giáo khoa.
III.HĐDH
1. Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới, giới thiệu bài Để củng cố cho phần học lý thuyết, nắm được vững hơn về kiến thức, ta học tiết 55
HOẠT ĐỘNG 1 GV trình bày mục tiêu HS cần đạt được
+ Mục tiêu HS sau khi quan sát các khu vực cánh đồng trồng hoa màu, trồng lúa xung quanh trường để điều tra các thành phần của hệ sinh thái và điền các nội dung quan sát được vào các bảng kẻ sẵn.
+ Tiến hành
Bảng 51.1 Các thành phần của hệ sinh thái quan sát
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
-Những nhân tố tự nhiên
.........
........
-Những nhân tố do hoạt động của con 
người tạo nên
.........
........
-Trong tự nhiên
.........
........
- Do con người (chăn nuôi, trồng trọt)
.........
........
Bảng 51.2 Thành phần thực vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài có ít cá thể nhất
Tên loài.......
........................
........................
Tên loài.......
........................
........................
Tên loài.......
........................
................. .......
Tên loài.......
........................
........................
Bảng 51.3 Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể 
Loài có ít cá thể nhất
Tên loài.......
........................
........................
Tên loài.......
........................
........................
Tên loài.......
........................
................. .......
Tên loài.......
........................
........................
Sau khi thực hành, GV cho HS viết bảng thu hoạch( theo mẫu sau)
Bài thực hành Hệ sinh thái
Họ và tên............................... Lớp....
1.Kiến thức lí thuyết Thực hiện các yêu cầu sau
-Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng?
-Vẽ sơ đồ chuỗi thứ

File đính kèm:

  • doctiet 37-39.doc