Giáo án Sinh học 9 - Chương trình kì II - Huỳnh Ngọc Sơn

Bài 51 – 52 THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI

I/ Mục tiêu :

- KT: HS nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.

- KN: Rèn kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát, vẽ hình : kĩ năng so sánh phân tích, rút ra kiến thức từ thực tế.

- TĐ: Thêm yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.

II/ Chuẩn bị :

- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng.

- Túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật.

- Kính lúp.

- Giấy, bút chì.

- Băng hình : Mô hình VAC, hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái nước mặn.

- Phim trong in sẵn nội dung bảng 51.1 đến 51.3.

- Máy chiếu.

III/ Phương pháp: Thực hành

IV/ KTBC: Không

V/ Cách tiến hành :

- Có thể tiến hành theo hai phương án :

+ Phương án 1 : Cho HS quan sát thiên nhiên tiến hành các bước như SGK và vở thực hành Sinh học 9.

+ Phương án 2 : HS xem băng hình rồi phân tích các hệ sinh thái theo nội dung như SGK và vở thực hành Sinh học 9.

- Chọn cách tiến hành theo phương án 2 :

Hoạt động 1

THEO DÕI BĂNG HÌNH VỀ HỆ SINH THÁI

Hoạt động của giáo vên Hoạt động của học sinh

- GV thông báo yêu cầu của bài thực hành.

+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.

+ Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát.

- GV cho HS xem băng hình, tiến hành như sau :

+ HS xem lần thứ nhất toàn bộ nội dung.

+ HS xem lần thứ 2 và lần thứ3 để hoàn thành bảng 51.1 đến 51.3.

- GV lưu ý : Đổi tên đề mục ở bảng 51.2 : Thành phần thực vật trong hệ sinh thái và bảng 51.3 : Thành phần động vật trong hệ sinh thái.

- GV quan sát các nhóm " giúp đỡ nhóm yếu.

- GV tiếp tục mở băng để HS có thể quan sát nếu cần và đoạn nào các em cần xem kĩ GV có thể mở lại.

- GV kiểm tra sự quan sát củúaH bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm.

- Toàn lớp trật tự theo dõi băng hình theo thứ tự.

- Trước khi xem lại băng các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng từ 51.1 đến 51.3.

- Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung trong bảng.

- HS lưu ý : Có những thực vật và động vật không biết rõ tên " có thể hỏi GV hoặc ghi lại đặc điểm hình thái.

- HS theo dõi phim trong của các nhóm để nhận xét bổ sung nếu cần.

 

doc71 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương trình kì II - Huỳnh Ngọc Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người và ảnh hưởng đến bầu không khí xung quanh " Bếp đun cần phải thoáng.
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học :
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.2, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi :
+ Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường nào ? 
+ Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó.
* Liên hệ : Nạn nhân chất độc màu da cam.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.3 và 54.4 đọc SGK trả lưòi câu hỏi :
+ Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm chất phóng xạ là gì ?
- GV : Thảm họa vũ khí hạt nhân, thảm họa chất CHECNÔBƯN ở nước cộng hòa UCRAINA (Liên Xô cũ). Hiện nay thế giới hạn chế sản xuất và thử vũ khí hạt nhân.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn :
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.2 SGK.
- Gọi 1 HS đọc tên chất thải, 1 HS đọc mục hoạt động gây ra chất thải.
- GV nhận xét bổ sung, hoàn thiện bảng 
+ Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.
+ Nêu biện pháp phòng tránh.
* Liên hệ : Giáo dục HS bảo vệ môi trường, vệ sinh ăn uống...
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
 + Khí thải: CO, CO2, NO2, SO2, bụi ...
 - HS quan sát tranh kết hợp hiểu biết thực tế, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập
- HS cử đại diện nhóm trình bày. 
- Từ bảng 54.1 HS trả lời sinh hoạt gia đình làm ô nhiễm không khí đó là : Đun cũi, bếp dầu, than tổ ong, ga...
- Em sẽ tuyên truyền vận động gia đình, nhân dân nơi cư trú hiểu và có biện pháp giảm ô nhiễm
- HS quan sát hình 54.2 SGK thảo luận nhóm .
- Đại diện lên bảng chỉ vào tranh vẽ trình bày " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông SGK, quan sát tranh hình 54.3 - 54.4 SGK, thảo luận nhóm.
Yêu cầu nêu được :
+ Vũ khí hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử...
+ Phóng xạ vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn.
+ Gây bệnh ung thư bệnh di truyền.
- HS nguyên cứu SGK, thực hiện lệnh s SGK/164.
- 1-2 HS lên thực hiện yêu cầu của GV " HS khác bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận
- HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát hình 54.5 - 54.6 SGK.
* Yêu cầu nêu được :
+ Các bệnh đường tiêu hóa do ăn uống mất vệ sinh
+ Bệnh sốt rét do thói quen ngủ không nằm màn.
- HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời.
* Kết luận :
Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, sinh hoạt là CO2 , SO2 ... gây ô nhiễm không khí.
* Kết luận :
- Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm... dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
* Kết luận :
Gây đột biến ở người và sinh vật " bệnh di truyền, bệnh ung thư.
Kết luận : 
Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm : Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông, kim tiêm y tế, vôi, gạch vụn ...
Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
C/ Củng cố: HS đọc phần tóm tắt bài
D/ Kiểm tra đánh giá : 
- Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? Con người và các sinh vật khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao ? 
- Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau và quả.
E/ Dặn dò : 
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và 4 SGK 
VI/ Rút kinh nghiệm 
Tuần: 31; ngày soạn:
Tiết: 62; ngày dạy: 
Bài 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu : 
1/ Kiến thức :
	- HS nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	- HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của HS.
2/ Kĩ năng :
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, thu thập thông tin.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
	- Kĩ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
3/ Thái độ :
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên :
	- Tư liệu về môi trường và phát triển bền vững.
2/ Học sinh :
	- Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
IV/ KTBC: 
 Hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ?
A/ Mở bài : GV mở bài và ghi tên bài học.
B/ Phát triển bài
Hoạt động 1
HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 55.1 - 55.4 SGK và liên hệ thực tế cuộc sống để nêu lên được các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
- Gọi đại diện 1 - 2 nhóm trình bày kết quả " các nhóm khác bổ sung. 
- GV mở rộng : Có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bên vững.
- GV yêu cầu HS lên bảng điền kết quả thảo luận của nhóm vào bảng 55 SGK/168.
- GV nhận xét bổ sung và đưa ra đáp áp hoàn chỉnh (ở bảng phụ của GV).
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm để thống nhất được các kết luận về phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và nêu kết luận.
1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 55.1-55.4 SGK thảo luận theo nhóm để thực hiện lệnh s SGK.
- HS cả lớp thảo luận, bổ sung và thống nhất kết quả điền bảng.
* Đáp án : Các biện pháp hạn chế ô nhiễm.
1:a,b,c,,d,e,g,i,k,l,m,o.
2:c, d, e, g, i, k, l, m, o
3:m g, k, l, n
4. d, e, g, h, k, l
5. g, k, l...
6:c,d,e,d,g,k,l,m,n
7:g,k
8:g,i,k,o,p
+ Hạn chế ô nhiễm không khí : Có quy hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, tránh ô nhiễm khu dân cư.
Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi và tiếng ồn. Cần lắp đặt thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi.
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước : Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải.
+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật : Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại.
+ Hạn chế ô nhiễm chất thải rắn : Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ya phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất...
C/ Củng cố: HS đọc phần tóm tắt bài
D/ Kiểm tra đánh giá : 
HS đọc kết luận cuối bài. Nêu hậu quả của ô nhiễm môi trường, các biện pháp và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo việc môi trường.
Nêu các tác nhân gây ô nhiễm ở địa phương.
E/ Dặn dò : 
Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK/169.
Chuẩn bị bài mới : Bài 56 Thực hành.
VI/ Rút kinh nghiệm
Tuần: 32; ngày soạn:
Tiết: 63; ngày dạy: 
Bài 56-57 THỰC HÀNH : 
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng :
- Kiến thức: HS Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích làm việc theo nhóm. 
- Thái độ: Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
II/ Phương tiện dạy học : 
GV: Nội dung hướng dẫn thực hành
HS: Giấy bút.; Kẻ bảng 56.1, 56.2, 56.3 SGK.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
IV/ KTBC: Không
V/ Hoạt động dạy học :
A/ Mở bài : 
B/ Phát triển bài:
Hoạt động 1
ĐIỀU TRA TÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: HS quan sát và ghi chép, báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV cho HS điều tra tình hình ô nhiễm tại nơi sản xuất, quanh nơi ở, chuồng trại chăn nuôi, kho cất giữ thuốc bảo vệ thực vật.
- GV gợi ý HS : Cần xác định được các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (yếu tố vô sinh, hữu sinh) và mối quan hệ giữa môi trường với con người.
- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK/170.
+ Tìm hiểu nhân tố vô sinh và hữu sinh.
+ Con người đã có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường ?
+ Lấy ví dụ minh họa.
- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 SGK/171.
+ Tác nhân gây ô nhiễm : Rác, phân động vật...
+ Mức độ : Thải nhiều hay ít.
+ Nguyên nhân : Rác chưa xử lí, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp...
+ Biện pháp khắc phục : Làm gì để ngăn chặn các tác nhân.
- Ví dụ : Ở nông thôn, HS nên chọn môi trường điều tra tác động của con người là Mô hình VAC, nông lâm, ngư nghiệp.
- HS nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ để tiến hành điều tra.
- Mỗi HS độc lập điều tra tình hình ô nhiễm, trao đổi theo nhóm để thống nhất nội dung ghi vào phiếu học tập (Nội dung bảng 56.1, 56.2 SGK).
- Dưới dự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng nêu lên những nội dung điền đúng (theo mẫu) 
Ghi lại nội dung theo kết quả điều tra
C/ Củng cố:HS Báo cáo kết quả điều tra :
Các nhóm báo cáo kết quả điều tra trình bày nội dung bảng 56.1 và bảng 56.2 trên 1 tờ giấy A4.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung.
D/ KTĐG: Nhận xét của GV :
GV nhận xét đánh giá buổi thực hành, nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
Khen các nhóm làm làm tốt, nhắc nhở nhóm còn thiếu sót.
VI/ Rút kinh nghiệm
Tuần: 32; ngày soạn:
Tiết: 64; ngày dạy: 
Bài 56-57 THỰC HÀNH :
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo)
I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng :
- Kiến thức: HS Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích làm việc theo nhóm. 
- Thái độ: Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
II/ Phương tiện dạy học : 
GV: Nội dung hướng dẫn thực hành
HS: Giấy bút.; Kẻ bảng 56.3 SGK.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
IV/ KTBC: Không
V/ Hoạt động dạy học :
A/ Mở bài : 
B/ Phát triển bài:
Hoạt động 2
ĐIỀU TRA TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: HS quan sát và ghi chép, báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đưa HS đến môi trường mà con người đã tác động, làm biến đổi : Một khu rừng bị chặt phá hoặc bị đốt cháy, hay một khu đất hoang dã được cải tạo thành khu sinh thái VAC hoặc một đầm (hồ) đang bị san lấp...
- Yêu cầu HS điều tra sự tác động của con người tới môi trường.
- GV nhận xét, xác nhận kết quả điền bảng của các nhóm HS. 
- HS thực hiện các bước :
+ Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành.
+ Điều tra tình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người (bằng cách phỏng vấn, quan sát khu vực gần kề chưa bị tác động).
+ Phân tích hiện trạng của môi trường và phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
+ Thảo luận theo nhóm và ghi tóm tắt kết quả thu được vào phiếu học tập (có nội dung bảng 56.3 SGK)
Ghi lại nội dung theo kết quả điều tra
C/ Củng cố: HS Báo cáo kết quả điều tra :
Các nhóm báo cáo kết quả điều tra, tiếp tục trình bày nội dung bảng 56.3 vào bảng bảng 56.1 và 56.2 ở tiết thực hành trước.
Đại các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
GV nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.
Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nhắc nhở các nhóm còn yếu hoặc còn thiếu sót.
D/ KTĐG: Cho HS trả lời câu hỏi sau :
+ Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó ? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên ? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó ?
E/ Dặn dò : 
- HS viết thu hoạch vào vở thực hành trên cơ sở báo cáo của nhóm đã trình bày.
- Đọc trước bài 58 SGK
VI/ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 33; ngày soạn:
Tiết: 65; ngày dạy: 
Bài 58 SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu : 
1/ Kiến thức :
HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.
2/ Kĩ năng :
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3/ Thái độ :
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tái nguyên thiên nhiên.
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên :
Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruông bậc thang.
Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 58.1 SGK.
2/ Học sinh :
Kẻ phiếu học tập ghi nội dung bảng 58.1 SGK.
III/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
IV/ KTBC: Không
V/ Hoạt động dạy học :
A/ Mở bài : Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết ? a Bài mới.
B/ Phát triển bài:
Hoạt động 1
CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU
Mục tiêu : HS phân biệt được dạng tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
- GV nêu câu hỏi : 
+ Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên ?
+ Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam có những loại nào ?
+ Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì ? Vì sao ? 
- GV thông báo đáp án đúng bảng 58.1.
- GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- Cá nhân nghiên cứu SGK/173 và ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1/173
+ Ở Việt Nam có tài nguyên không tái sinh là : Than đá, dầu mỏ, mở thiếc...
+ Tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi.
- Đại diện nhóm trình bày " lớp nhận xét bổ sung.
- HS dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức.
* Kết luận :
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên tái sinh : Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
+ Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án bảng 58.1 SGK/173
Dạng tài nguyên
Ghi kết quả
Các tài nguyên
1. Tài nguyên tái sinh
2. Tài nguyên không tái sinh.
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
1. b, c, g
2. a, e, i
3. d, h, k, l
a) Khí đốt thiên nhiên.
b) Tài nguyên nước.
c) Tài nguyên đất.
d) Năng lượng gió.
e) Dầu lửa.
g) Tài nguyên sinh vật.
h) Bức xạ mặt trời.
i) Than đá.
k) Năng lượng thủy triều.
l) Năng lượng suối nước nóng.
Hoạt động 2
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mục tiêu : 
HS chỉ ra các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước và rừng.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Phiếu học tập : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
2. Loại tài nguyên
3. Cách sử dụng hợp lí.
- Yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK/174, 176, 177
- GV thông báo đáp án đúng trong các bài tập.
- GV : Những nội dung chúng ta vừa nghiên cứu thấy rõ hậu quả của việc sử dụng không hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, rừng. " Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này ?
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng các nhóm lên ghi nội dung.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- Cá nhân nghiên cứu SGK trang 174 đến 177.
- Thảo luận nội dung trong các bảng và hoàn thành.
- HS tự sửa chữa nếu cần.
- HS hoàn thành nội dung phiếu học tập dựa trên nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế.
- Đại diện nhóm ghi đáp án vào phiếu học tập trên bảng.
- Các nhóm theo dõi nhận xét và bổ sung.
* Kết luận : Nội dung trong phiếu học tập.
Phiếu học tập : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
 Loại TN
Nội dung
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
1. Đặc điểm
- Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, sinh vật khác.
- Tái sinh.
- Nước là nhu cấu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất.
- Tái sinh.
- Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ...
- Rừng điều hòa khí hậu...
- Tái sinh.
2. Cách sử dụng
hợp lí
- Cải tạo đất, bón phân hợp lí.
- Chống xói mòn đất, chống khô cạn, chống nhiễm mặn.
- Khơi thông dòng chảy.
- Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển.
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung.
- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
* Liên hệ : 
Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở Việt Nam hiện nay ?
- GV đưa thêm khái niệm phát triển bền vững từ hiểu biết về sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp lại các nhu cầu của họ " Sự phát triển bền vững là mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và thiên nhiên).
- Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí ?
- HS có thể nêu :
+ Chủ trương của Đảng, Nhà nước như : phủ xanh đất trống đồi trọc.
+ Ruộng bậc thang.
+ Khử mặn, hạ mạch nước ngầm.
- HS nêu được : Sử dụng hợp lí tài nguyên là vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại nhưng phải đảm bảo cho thế hệ tương lai.
+ Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên.
+ Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây, rừng...
+ Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên.
C/ Củng cố: GV nhắc lại các ý chính của bài
D/ Kiểm tra đánh giá :
Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh ?
Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ?
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch ?
E/ Dặn dò: Học bài, đọc trước bài 59 
VI/ Rút kinh nghiệm
Tuần: 33; ngày soạn:
Tiết: 66; ngày dạy: 
Bài 59
KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ
THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I/ Mục tiêu : 
1/ Kiến thức :
HS giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã. nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã 
2/ Kĩ năng :
Rèn kĩ năng tư duy lô gic, khả năng tổng hợp kiến thức.	
3/ Thái độ :Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên :
	- Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh phóng to tranh phù hợp nội dung bài học : "Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn", "Trồng cây gây rừng"...
2/ Học sinh :
	- Tranh ảnh có nội dung như : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn...
III/ Phương pháp: Đàm thoại, quan sát
IV/ KTBC: - Hãy phân biệt các loại tài nguyên thiên nhiên, cho ví dụ ?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ?
V/ Hoạt động dạy học :
A/ Mở bài : 
B/ Phát triển bài:
Hoạt động 1
Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
	* Mục tiêu : HS chỉ ra được việc khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần duy trì cân bằng sinh thái.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
- GV cho HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi :
+ Vì sao cần khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã ?
+ Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái ?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS tìm hiểu SGK, kết hợp với kiến thức bài học trước trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1-2 HS trả lời " HS khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận : 
- Môi trường đang bị suy thoái
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.
Hoạt động 2
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
	* Mục tiêu : 
	- Chỉ ra được các biện pháp chính để bảo vệ thiên nhiên.
	- Liên hệ thực tế về vấn đề bảo vệ thiên nhiên.
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Cho HS quan sát tranh phóng to tranh hình 59 SGK để thực hiện s SGK.
- GV theo dõi, nhận xét và xác nhận những ví dụ đúng về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- GV giải thích nhanh về công việc bảo tồn giống gen quý.
* Liên hệ : Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật.
2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện s SGK.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng để HS tự sửa sai nếu cần. (Bảng phụ ghi kết quả điền phiếu học tập).
- Các nhóm quan sát tranh, thảo luận theo nhóm để thống nhất các ví dụ.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày " các nhóm khác nhận xét bổ sung.
" HS khái quát hoá kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm, tìm các cụm 

File đính kèm:

  • docBai_47_Quan_the_sinh_vat.doc
Giáo án liên quan