Giáo án Sinh học 9 - Bài 1: Menđen và di truyền học

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn phải.

- NTBS: A-T, G-X

- Quá trình tự nhân đôi của AND:

+ Hai mạch đơn của ADN tách ra

+ Các Nu trên mạch khuôn mẫu -> các Nu tự do NTBS -> 2 mạch mới hình thành -> 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.

- ARN cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P

- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotit A,U,G,X liên kết tạo thành chuổi xoắn đơn.

- Có 3 loại ARN:

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 8366 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Bài 1: Menđen và di truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Tiết 1 	Ngày soạn:17 /8/2013
 	Ngày dạy :19/8/2013
 CHƯƠNG 1 CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN 
 BÀI 1 MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức: 
 * Đạt chuẩn:
 - Nêu được nhiệm vụ và vai trò của di truyền học.
 - Giới thiệu Menden là người đặt nền móng cho di truyền học.
Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học
* Trên chuẩn:
 2/ Kỹ năng : 
- Kỹ năng quan sát, nhận biết, nêu được nhiệm vụ và vai trò của di truyền học. Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
 - Kỹ năng tự tin, lắng nghe, tìm kiếm và xử lí thông tin.
 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, ham thích nghiên cứu các hiện tượng di truyền và biến dị
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1/ GV:
 - Tranh phóng to hình 1.2 SGK 
 - Tranh ảnh, chân dung của Menđen
2/ HS: Tranh ảnh, chân dung của Menđen
III/ PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC
 Trực quan, vấn đáp - tìm tòi, dạy học nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ : GV giới thiệu một số yêu cầu của môn học
 2/ Bài mới:
 Mở bài: GV nêu vấn đề: Vì sao con cái sinh ra có những đặc điểm giống hoặc khác bố mẹ. Để giải thích vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu môn di truyền học.
 I/ HOẠT ĐỘNG I: DI TRUYỀN HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I, tìm hiểu về hiện tượng di truyền và biến dị
? Cho biết thế nào là hiện tượng di truyền và biến dị.
 ? Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào.
- GV nhận xét, chốt ý
- Yêu cầu Hs nghiên cứu tiếp thông tin, cho biết:
? Nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học?
- GV nhận xét, chốt ý
- Tự đọc thông tin, phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nghiên cứu thông tin, 
phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
I.DI TRUYỀN HỌC:
1/ Di truyền và biến dị:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết
- BD và DT là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
2/ Nhiệm vụ, ý nghĩa của di truyền học
-Nhiệm vụ: Nghiên cứu bản chất, cơ chế, tính qui luật cuả hiện tượng di truyền và biến dị
- Ý nghĩa: Có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại
II/ HOẠT ĐỘNG II: MENĐEN NGƯỜI ĐẶT NỀN MỐNG CHO DI TRUYỀN HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” SGK/7 để tìm hiểu về tiểu sử của Menđen
- Treo tranh hình 1.2, Yêu cầu HS nghiên cứu, phân tích tranh, kết hợp đọc thông tin mục II, trả lời:
? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
 Tại sao nói Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. Ông đã áp dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai như thế nào?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
+ Menđen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu vì chúng dễ trồng, phân biệt rõ ràng về các tính trạng tương phản, có khả năng tự thụ phấn khá nghiêm ngặt để tạo dòng thuần…
Công trình nghiên cứu của Menđen công bố từ 1865 nhưng đến 1900 mới được thừa nhận không phải do không được quan tâm mà do lúc bấy giờ những hiểu biết về lĩnh vực tế bào học còn rất hạn chế nên người ta chưa chính thức công nhận công trình nghiên cứu của Menđen.
- HS đọc mục “Em có biết”
- HS quan sát, phân tích tranh, và đọc thông tin, trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
II. MENĐEN NGƯỜI ĐẶT NỀN MỐNG CHO DI TRUYỀN HỌC:
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai: 
 + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên xcon cháu của từng cặp bố mẹ.
 + Dùng toán thống kê.
 	II/ HOẠT ĐỘNG III: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK để biết về một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong di truyền
? Hãy nêu thêm một số ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- GV hướng dẫn cách viết công thức lai
P : Bố X Mẹ
G: 
F1
F2
F3
- HS đọc thông tin, nhận biết kiến thức. Từ đó cho thêm ví dụ
- HS khác nhận xét, bổ sung
III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC:
1/ Thuật ngữ: ( SGK)
Tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
Nhân tố di truyền ( gen)
Giống hay dòng thuần chủng
2/ Kí hiệu:
P : thế hệ bố, mẹ
X : phép lai 
G: Giao tử
 - F : thế hệ con ( F1: thế hệ thứ nhất )
3/ Củng cố:
Nêu nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
Nêu nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Cho biết một số thuật ngữ và kí hiệu sử dụng trong di truyền
4/ Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi1,2 SGK/7, đọc mục “ Em có biết” SGK
Soạn bài 2, kẻ bảng 2 SGK/8 vào vở bài tập
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
 Ngày soạn:12 /08/2012
 Ngày dạy :22/08/2012
Tuần 11 Tiết 21
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức: * Đạt chuẩn:
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Phát biểu nội dung của qui luật phân li
Phát biểu được nội dung của qui luật phân li độc lập.
Chương II: NHIỄM SẮC THỂ 
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân
Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của giảm phân
 - Phân biệt được NST giới tính và NST thường
* Trên chuẩn:
 - Giải thích được cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1:1
Chương III : ADN VÀ GEN
Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleotit.
 - Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn.
Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua sự hình thành chuỗi axit amin.
* Trên chuẩn:
Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ : Genà ARN à prôtêin à tính trạng.
2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng nhớ kiến thức đã học.
 - Kỹ năng tự tin, lắng nghe, trình bày.
 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1/ GV: bảng phụ
2/ HS: Ôn bài
III/ PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC
 Trực quan, vấn đáp, dạy học nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 2/ Bài mới:
I/ HOẠT ĐỘNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hãy phát biểu nội dung qui luật phân li.
Hãy phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
I.Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
- Nội dung qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Nội dung qui luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
II/ HOẠT ĐỘNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
? NST có cấu trúc như thế nào? Được thấy rõ vào lúc nào?
? Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.
? Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
?Hãy nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
? Giai thích cơ chế NSTxác định giới tính và tỉ lệ đực :cái ở mỗi loài là 1:1
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét, bổ sung
HS 4 kì và kết quả.
- HS nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
+ Qua giảm phân: mẹ tạo ra 1 loại trứng ( 22A+ X), bố tạo ra 2 loại tinh trùng ( 22A+ X) và ( 22A + Y) với tỉ lệ ngang nhau
+ Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng( 22A + X)à hợp tử (44A + XX) phát triển thành bé gái hoặc giữa trứng với tinh trùng 
( 22A + Y) à hợp tử 
(44A + XY) phát triển thành bé trai
+ Tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ là 1:1là do 2 loại tinh trùng mang X và
 mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ nay còn cần được bảo đảm với các điều kiện các hợp tử mang XX 
và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
II. Chương II: NHIỄM SẮC THỂ 
- Ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động. 
- Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân: từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ( 2n).
- Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân: từ một tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n).
- Phân biệt NST thường và NST giới tính:
NST giới tính
NST thường
- Tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành cặp tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng ( XY) 
- Mang gen các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính
- Tồn tại nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Mang gen qui định các tính trạng thường
- Cơ chế xác định giới tính ởngười
P:Bố (44A + XY) x Mẹ ( 44A + XX)
G : (22A + X),(22A+Y) ( 22A + X)
F1 : ( 44A + XX) : ( 44A + XY )
 Bé gái Bé trai
III/ HOẠT ĐỘNG III: Chương III: ADN VÀ GEN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
? Hãy mô tả cấu trúc không gian của AND
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN diÔn ra ntn?
Tr×nh bµy cÊu t¹o ARN?
- C¸c lo¹i nuclª«tit nµo ë mARN vµ tARN liªn kÕt víi nhau?
- T­¬ng quan vÒ sè l­îng gi÷a aa vµ nuclª«tit cña mARN khi ë trong rib«x«m?
+ GV nhấn mạnh: sự hình thành chuỗi axit amin diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi ( theo nguyên tắc 3 Nu à 1 axit amin)
HS mô tả
HS nêu qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN.
+ Các loại Nu ở mARN và tARN kết hợp nhau thành từng cặp theo
 NTBS : A – U, G - X 
+ Tương quan 3 Nu à 1 axit amin
III. Chương III: ADN VÀ GEN
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
- NTBS: A-T, G-X
- Quá trình tự nhân đôi của AND: 
+ Hai mạch đơn của ADN tách ra
+ Các Nu trên mạch khuôn mẫu -> các Nu tự do NTBS -> 2 mạch mới hình thành -> 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotit A,U,G,X liên kết tạo thành chuổi xoắn đơn.
- Có 3 loại ARN:
* ARN thông tin ( mARN) : truyền đạt thông tin qui định cấu trúc prôtêin.
* ARN vận chuyển ( tARN) : vận chuyển axit amin
* ARN ribôxôm ( rARN) : thành phần cấu tạo nên ribôxôm
- Nguyên tắc tổng hợp ARN:
+ Khuôn mẫu : dựa trên một mạch của gen
+ NTBS : A – U, T – A, G – X, X – G
- Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu là mARN.
- Mối quan hệ : gen( một đoạn ADN) à mARN à prôtêin à Tính trạng
3/ Củng cố:
 - Phát biểu nội dung qui luật phân li.
 - Phát biểu nội dung qui phân li độc lập
 - Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN diÔn ra ntn?
4/ Dặn dò:
Học bài tiết sau KT 1 tiết.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 9(1).doc