Giáo án Sinh học 8 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo điển hình của một tế bào? Nêu chức năng của màng sinh chất, chất tế bào, nhân, Nhiễm sắc thể, ty thể, ribôxôm?

- Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng cơ thể.

3. Nội dung bài mới:

Trong cơ thể có rất nhiều tế bào, tuy nhiên xét về chức năng, người ta có thể xếp loại thành những nhóm tế bào có nhiệm vụ giống nhau. Các nhóm đó gọi chung là mô. Vậy mô là gì? Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Bài 4 sẽ giải quyết những câu hỏi đó.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2015
Tiết thứ: 3	 Tuần 2
BÀI 3. TẾ BÀO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, riboxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con)
- Phân biệt được từng chức năng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.
- Học sinh: Xem trước nội dung trong sách giáo khoa, SGK lớp 8.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các hệ cơ quan và xác định vị trí, chức năng của các hệ cơ quan này trên lược đồ?
- Căn cứ vào đặc điểm nào mà ta nói cơ thể người là một thể thống nhất?
3. Nội dung bài mới: Các em đã biết mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bằng tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thành phần cấu tạo tế bào. 
- GV cho HS quan sát hình 3.1, yêu cầu trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 11.
+ GV nhân xét và kết luận.
+ Yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo tế bào. 
- Giảng thêm: 
+ Màng sinh chất gồm 2 lớp phôtpholipit.
+ Chất tế bào có nhiều bào quan như lưới nội chất (trên lưới nội chất có các ribôxôm), bộ máy Gơngi....
- Thành phần quan trọng nhất trong nhân là nhiễm sắc thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chức năng các bộ phận trong tế bào 
- GV cho HS nghiên cứu mục thông tin ¡ mục II bảng 3.1 SGK trang 11 và trả lời câu hỏi:
+ Màng sinh chất có chức năng gì? Tại sao màng sinh chất lại thực hiện được chức năng đó?
+ Chất tế bào có chức năng là gì?
+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng để tổng hợp protein lấy từ đâu?
+ Nơi tổng hợp Prôtêin ở đâu?
+ Chức năng bộ máy Gôngi?
+ Chức năng trung thể?
+ Nhân có vai trò gì? Trong nhân có thành phần nào? Chức năng của các thành phần đó?
+ GV lần lượt nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu lệnh6 Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
+ Gọi nhóm lên trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Thành phần hoá học của màng tế bào
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK.
- GV liệt kê các thành phần hóa học.
Hoạt động 4: Tim hiểu hoạt động sống của tế bào
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.2 trang 12 và trả lời câu hỏi:
+ Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thể hiện như thế nào?
+ Tế bào trong cơ thể có chức năng gì?
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
- GV nhận xét và kết luận.
- HS quan sát tranh hình và trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu thông tin SGK. Trả lời các câu hỏi của GV.
+ Đứng lên trả lời: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. Màng sinh chất có các lỗ màng.
+ Đứng lên trả lời: thực hiện các họat động sống của tế bào.
+ Đứng lên trả lời: Tổng hợp và vận chuyển các chất.
+ Đứng lên trả lời: Ti thể.
Đứng lên trả lời: Ribôxôm
+ Đứng lên trả lời: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.
+ Đứng lên trả lời: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
+ Đứng lên trả lời: Điều khiển mọi họat động sống của tế bào. Có Nhiễm sắc thể: vai trò quyết định trong di truyền, nhân con: Tổng hợp AND Ribôxôm.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi lệnh SGK.
+ Đai diện nhóm trình bày.
- Nghiên cứu thông tin.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Cấu tạo tế bào
* Tế bào điển hình gồm:
- Màng sinh chất.
- Chất tế bào.
- Nhân.
II. Chức năng các bộ phận trong tế bào
Nội dung bảng 3-1 SGK trang 11.
II. Thành hần hóa học của tế bào
a. Chất hữu cơ:
- Protein: C,H,O,N,S
- Guluxit: C,H,O
- Lipit: C,H,O
- Axit nucleic: ADN và ARN
b. Chất vô cơ: nhiều loại muối khoáng.
IV/ Hoạt động sống của tế bào
Gồm: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, sinh sản
4. Củng cố
- Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Làm bài tập SGK trang 13.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Xem trước nội dung “Bài 4. Mô”.
- Soạn trước nội dung phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Các loại mô
Đặc điểm
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Vị trí
Cấu tạo
Chức năng
IV. Rút kinh nghiệm:
 Tiết thứ: 4 Tuần 2
BÀI 4. MÔ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được khái nệm mô.
- Phân biệt đựoc các loại mô chính trong cơ thể.
- HS nắm được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh hình SGK, SGK lớp 8, giáo án.
 	PHIẾU HỌC TẬP
Các loại mô
Đặc điểm
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Vị trí
Cấu tạo
Chức năng
- Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, SGK lớp 8.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo điển hình của một tế bào? Nêu chức năng của màng sinh chất, chất tế bào, nhân, Nhiễm sắc thể, ty thể, ribôxôm?
- Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng cơ thể.
3. Nội dung bài mới: 
Trong cơ thể có rất nhiều tế bào, tuy nhiên xét về chức năng, người ta có thể xếp loại thành những nhóm tế bào có nhiệm vụ giống nhau. Các nhóm đó gọi chung là mô. Vậy mô là gì? Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Bài 4 sẽ giải quyết những câu hỏi đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm mô
- GV cho HS nghiên cứu mục thông tin ¡ mục I SGK trang 14.
+ GV liệt kê một số tế bào có hình dạng khác nhau (tế bào trứng có hình cầu, tế bào hồng cầu có hình dĩa lõm 2 mặt, tế bào thần kinh có hình sao nhiều cạnh).
+ GV yêu cầu HS giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.
+ Thế nào là mô?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về khái niệm mô.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại mô
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK kết hợp với tranh ảnh trang 14, 15, 16 SGK. Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập trong vòng 6 phút.
+ Gọi từng nhóm trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận hoàn thành phiếu học tập.
- Đọc thông tin SGK trang 14.
+ Lắng nghe.
+ Đứng lên trả lời: Có cấu trúc, chức năng khác nhau nên hình dạng khác nhau.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3 và hình 4.4. Hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày.
I. Khái niệm mô
- Mô là tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.
II. Các loại mô
- Nội dung phiếu học tập (cuối bài).
4. Củng cố:
- Trả lời câu hỏi SGK trang 17.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Đọc trước nội dung “Bài 5. Thực hành: Quan sát tế bào và mô”
- Mỗi nhóm chuẩn bị một con ếch.
Đáp án phiếu học tập
Các loại mô
Đặc điểm
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Vị trí
Bao phủ bên ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan
Dưới lớp da, gân, sụn, xương
+ Cơ vân gắn với xương tạo nên hệ cơ xương.
+ Cơ trơn: thành nội quan.
+ Cơ tim: thành tim.
- Nằm trên các tế bào thần kinh.
Cấu tạo
Tế bào xếp xít nhau.
Tế bào nằm trong chất cơ bản
Tế bào dài, xếp thành lớp, thành bó.
Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi có nhánh
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết.
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể.
- Tiếp nhận kích thích.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
- Xử lí thông tin.
- Điều khiển sự hoạt động các cơ quan.
- Trả lời các kích thích của môi trường.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 2
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 2 lớp 8.doc