Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Sơn Màu

* HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người

* VĐ 1: Tìm hiểu các phần cơ thể

- GV yêu cầu HS quan sát H2.1, H2.2 và mô hình người kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, thảo luận các câu hỏi mục  :

? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?

? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?

- HS trả lời

- G chốt kiến thức cho H trên tranh, mô hình :

+ Cơ hoành, vị trí các cơ quan trong cơ thể người giống với thú → chứng tỏ người có nguồn gốc từ động vật

+ Không tác động mạnh vào một số cơ quan: tim, phổi

*VĐ 2 Tìm hiểu các hệ cơ quan

 

doc143 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Sơn Màu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa có hiệu quả
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H29.1, H29.2, H29.3, bảng phụ
 - HS: kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại
Trực quan
Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định(1’)
 1. KTBC (10’) 
 - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
 - Biến đổi lí học và hóa học ở ruột non như thế nào?
 3. Bài mới(30’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
- GV yêu cầu HS quan sát H29.1, H29.2 và đọc thông tin, thảo luận:
 + Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?
 + Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
 HS quan sát H29.1, H29.2 và đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất sau khi hấp thụ và vai trò của gan
- GV yêu cầu HS quan sát H29.3, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ”
 HS quan sát H29.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ” sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
 HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:
 + Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì?
 HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét và bổ sung
- GV giảng giải thêm: 
 + Ruột già không phải là nơi chứa phân
 + Ruột già có hệ sinh vật
 + Hoạt động cơ học của ruột già: dồn chất chứa trong ruột xuống ruột thẳng
- GV liên hệ thực tế:
 + Bệnh táo bón
 + Viêm đại tràng
 + Khuyên học sinh ăn nhiều chất sơ, vận động vừa phải khi ăn no
- GV chốt lại kiến thức
* Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng “Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa”
 HS quan sát tranh vẽ về một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận hoàn:
 + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
 + Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
 + Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
 HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Hấp thụ các chất dinh dưỡng
 - Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng
 - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng
 + Niêm mạc ruột có nhiều nết gấp
 + Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ
 + Mạng lưới mao mạch dày đặc
 + Ruột dài, tổng diện tích bề mặt 500 m2
II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan
 - Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua thành ruột sẽ đi theo hai con đường về tim:
 + Theo mao mạch bạch huyết: gồm vitamin tan trong dầu và 70% lipit
 + Theo mao mạch máu: Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit
 - Gan có vai trò điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định và khử độc
III. Thải phân
 - Ruột già hấp thụ lại nước cần cho cơ thể
 - Thải phân
IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
- Nội dung ghi như phiếu học tập
V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả
 - Ăn uống hợp vệ sinh
 - Khẩu phần ăn hợp lý
 - Ăn uống khoa học
 - Vệ sinh răng miệng đúng cách
4. Kiểm tra đánh giá(3’)
 - Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
 - Trình bày các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ qua thành ruột?
 - Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa?
 - Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?
5. Dặn dò(1’)
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới
PHIẾU HỌC TẬP: 
 CÁC CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CHẤT DINH DƯỠNG
Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo máu
Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo bạch huyết
- Đường
- Axit béo, glyxêrin
- Axit amin
- Các vitamin tn trong nước
- Các muối khoáng, nước
- Lipit: các giọt lipit đã được nhũ tương hóa
- Các Vitamin tan trong dầu như A, D, E, K 
PHIẾU HỌC TẬP: 
 CÁC TÁC NHÂN GÂY HẠI CHO HỆ TIÊU HÓA
Tác nhân
Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Vi khuẩn
- Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hóa
- Tạo môi trường axit làm hỏng men răng
- Bị viêm loét
- Bị viêm, làm tăng tiết dịch
Giun sán
- Ruột
- Các tuyến tiêu hóa
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống mật
Ăn uống không đúng cách
- Cơ quan tiêu hóa
- Hoạt động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ
- Có thể bị viêm
- Kém hiệu quả
- Giảm
Khẩu phần ăn không hợp lý
- Cơ quan tiêu hóa
- Hoạt động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ
- Dạ dày, ruột có thể mệt mỏi, gan có thể bị sơ
- Bị rối loạn
- Kém hiệu quả
V. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................
………………………………………………………………………………………................................
Tuần 17	 Ngày soạn: 01/12/2013
Tiết 30	 Ngày giảng: 04/12/2013
THỰC HÀNH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.
 - HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghệm.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc học tập trong giờ thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị hồ tinh bột, nước bọt, ống nghiệm, giá đun, may so, nhiệt kế, hóa chất.
 - HS: - Chuẩn bị theo nhóm phân công 
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định(1’) 
 2. KTBC(5’)
 - Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
 - Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản?
 3. Bài mới (35’)
Mở bài: Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Vậy bài TNo này sẽ giúp các em khẳng định điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Chuẩn bị thí nghiệm
- GV yêu cầu các tổ báo kết quả chuẩn bị của nhóm mình
 HS phân công trong nhóm và báo cáo: 
 + 2 HS nhận dụng cụ, vật liệu
 + 1 HS chuẩn bi nhãn mác
 + 2 HS chuẩn bị nước bọt hòa loãng, lọc, đun sôi
 + 2 HS chuẩn bị bình thủy tinh nước 370C
- GV giới thiệu và ghi lại một số điều định hướng cho HS:
 + Tinh bột + Iốt màu xanh 
 + Đường + thuốc thử Strôme màu đỏ nâu
* Hoạt động 2: Tiến hành bước 1 và 2 của thí nghiệm
- GV yêu cầu HS làm bước 1 và 2 như SGK
 HS làm bước 1 và 2 như SGK
- GV lưu ý HS: Khi rót hồ tinh bột không để rót lên thành ống, thao tác nhanh gọn, chính xác
- GV nêu câu hỏi:
 + Đo độ pH trong ống nghiệm để làm gì?
 HS quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 SGK 
- GV kẻ sẵn bảng 26.1 để ghi kết quả 
* Hoạt động 3: Tiến hành bước 3 và kiểm tra kết quả của thí nghiệm, giải thích kết quả
- GV yêu cầu HS chia dung dịch trong các ống A, B, C, D thành 2 phần
 HS chia dung dịch theo hướng dẫn
- GV kẻ sẵn bảng 26.2 để ghi kết quả của các tổ
- GV nêu câu hỏi:
 + So sánh màu sắc của các ống ở lô 1 và lô 2?
- GV lưu ý HS:
 + ống nào không có màu nâu đỏ thì tìm hiểu nguyên nhân, chú ý các điều kiện thí nghiệm
 + Tất cả các ống có màu xanh thì cũng xem lại
- GV yêu cầu HS trình bày và rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS và yêu cầu HS viết bài thu hoạch
I. Phân công và chuẩn bị
II. Nội dung và cách tiến hành
 1. Bước 1:
 - Các bước tiến hành:
 + Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống A, B, C, D đặt lên giá 
 + Dùng ống đong khác lấy các vật liệu: ống A: 2ml nước lã 
 ống B: 2ml nước bọt 
 ống C: 2ml nước đun sôi 
 ống D: 2ml nước bọt + HCl
 2. Bước 2: 
 - Đo độ pH của ống nghiệm ghi vào vở
 - Đặt thí nghiệm như hình vẽ SGK
 3. Bước 3:
 - Chia phần dung dịch trong mỗi ống nghiệm thành hai phần 
 + Đặt các ống A1, B1, C1, D1 vào giá 1
(lô 1)
 + Đặt các ống A2, B2, C2, D2 vào giá 2
(lô 2)
 * Lô 1: Dùng ống hút lấy Iốt và nhỏ 1 – 3 giọt vào mỗi ống
 * Lô 2: Nhỏ vào mỗi ống 1 – 3 giọt Strôme và đun sôi
 * Kết quả:
 - Lô 1: 3 ống A1, C1, D1 có màu xanh chứng tỏ tinh bột đã tác dụng với Iốt; 1 ống B1 không có màu xanh chứng tỏ tinh bột đã biến đổi
 - Lô 2: 3 ống không có màu nâu đỏ A2, C2, D2 chứng tỏ không có đường tạo thành; 1 ống B2 có màu nâu đỏ chứng tỏ có đường tạo thành và enzim tham gia
 Kết luận: 
 + Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường 
 + Enzim hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể và môi trường kiềm
4. Kiểm tra đánh giá(3’)
 - GV nhận xét giờ thực hành, cho điểm những nhóm làm tốt
5. Dặn dò(1’) 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
………………………………………………………………………………………................................
Tuần 17	 Ngày soạn: 03/12/2013
Tiết 31	 Ngày giảng: 06/12/2013
 CÁC LOẠI BÀI TẬP SINH HỌC 8
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS biết cách giải một số bài tập.
 - HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa các bài tập với nhau.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và tính toán.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc học tập trong giờ chữa bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị một số dạng bài tập có liên quan.
 - HS: - Chuẩn bị theo nhóm phân công 
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích, tính toán
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định(1’) 
 2. KTBC(5’)
 - Trình bày lại nội dung thu hoạch của việc tiêu hóa enzim trong nước bọt
 3. Bài mới (35’)
Bài 1/ Cơ sở khoa học để phân loại nhóm máu hệ A, B, O,AB ? Viết sơ đồ truyền máu?
Bài 2 / Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi :
a) Số lần mạch đập trong một phút ?
b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim ?
c) Thời gian hoạt động của mỗi pha : co tâm nhĩ; co tâm thất; giãn chung.
Bài 3/ Gọi X là khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường.
Gọi Y ,, ,, ,, ,, sau khi thở ra bình thường.
Gọi A ,, ,, ,, ,, sau khi hít vào gắng sức
Gọi B ,, ,, ,, ,, sau khi thở ra gắng sức.
Hãy tính :
a) Thể tích khí lưu thông.	
b) Thể tích khí bổ sung.
c) Thể tích khí dự trữ.
d) Dung tích sống.
Theo X ; Y ; A ; B .
Bài 4:
Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông ; thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200 ml. Dung tích sống là 3800 ml . Thể tích khí dự trữ là 1600 ml. Hỏi :
a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức
b) Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.
Câu 5: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đó đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dón chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tõm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tõm thất. Hỏi:
A. Số lần mạch đập trong một phút?
B. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
C. Thời gian của mỗi pha: co tõm nhĩ, co tõm thất, dón chung?
Câu 6:
1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.
Câu 7:So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé
Có 4 người là Hoa, Huệ, Hồng, Nhung. Lấy máu của Hoa hoặc Hồng truyền cho Huệ thì bình thường, lấy máu của Hồng truyền cho Hoa hoặc Nhung truyền cho Hồng thì xảy ra tai biến, còn máu của Hoa truyền cho Hồng vẫn bình thường. Xác định nhóm máu của bốn người nói trên ?
Câu 8: Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
 Huyết tương
Hồng cầu
Anh
Bắc
Công
Dũng
Anh
-
-
-
-
Bắc
+
-
+
+
Công
+
-
-
+
Dũng
+
-
+
-
Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?
Câu 9 : Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn của tuyến tụy.
Câu 10 :
a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?
b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
4. Kiểm tra đánh giá(3’)
 - GV nhận xét giờ học, cho điểm những nhóm làm tốt
5. Dặn dò(1’) 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
Tuần 17	 Ngày soạn: 04/12/2013
Tiết 32	 Ngày giảng: 07/12/2013
 CHƯƠNG VI. .
Bài 31. TRAO ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào
 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H31.1, H31.2, bảng phụ
 - HS: kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan
Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định(1’)
 2. KTBC(10’) 
 - Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa?
 - Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?
 3. Bài mới(30’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
- GV yêu cầu HS quan sát H31.1, thảo luận:
 + Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
 + Hoàn thành phiếu học tập: “Vai trò của các hệ cơ quan trong sự TĐC”
 HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Vật vô sinh không có quá trình TĐC thì bị phân hủy còn sinh vật nhờ quá trình TĐC mà tồn tại, phát triển
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:
 + Máu và nước mô cung cấp những chất gì cho tế bào?
 + Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
 + Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
 + Sự TĐC giữa tế bào và môi trường trong cơ thể biểu hiện như thế nào?
 HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào 
- GV yêu cầu HS quan sát H31.2, thảo luận:
 + TĐC ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
 + TĐC ở cấp độ cơ thể được thực hiện như thế nào?
 + Nếu TĐC ở một cấp độ bị ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
 HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
 - Cơ thể có sự trao đổi chất với môi trường ngoài biểu hiện: cơ thể lấy chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng, oxi) từ môi trường ngoài và thải CO2, chất cặn bã ra môi trường 
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
 - Sự TĐC giữa tế bào và môi trường biểu hiện:
 + Chất dinh dưỡng và ôxi được đưa tới tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời sản phẩm phân hủy đưa đến cơ quan bài tiết thải ra ngoài
 - Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong cơ thể
III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
 - TĐC ở hai cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
4. Kiểm tra đánh giá(3’)
 - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
5. Dặn dò(1’)
 - Học bài
 - Soạn bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................................................
Tuần 18	 Ngày soạn: 08/12/2013
Tiết 33	 Ngày giảng: 11/12/2013
Bài 32. CHUYỂN HÓA
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa
 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H32.1
III. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại 
Hoạt động nhóm
Trực quan
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định(1’)
 2. KTBC(10’) 
 - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 3. Bài mới(30’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng
- GV yêu cầu HS quan sát H32.1, đọc thông tin, thảo luận:
 + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
 + Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
 + Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
 + Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giưũa đồng hóa và dị hóa?
 + Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? 
 HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hóa cơ bản
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:
 + Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
 + Chuyển hóa cơ bản là gì?
 + ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản?
 HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Có những hình thức điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng nào?
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Chuyển hóa vật chất và nănglượng
 - TĐC là hiện tượng bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào 
 - Mọi hoạt động sống đều bắt nguồn từ chuyển hóa trong tế bào 
 - Đồng hóa: là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp và tích lũy năng lượng
 - Dị hóa: là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng
 - Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
 - Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái sức khỏe 
II. Chuyển hóa cơ bản
 - Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi
 - Đơn vị: KJ/h/1kg
 - ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản để xác định trạng thái sức khỏe
III. Đi

File đính kèm:

  • docsinh hoc 8 chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan