Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - Tiết 15 - Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Xác định các bộ phận ngoài của thân

- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

+ Xác định vị trí của thân?

+ Hình dạng của thân?

+ Thân gồm những bộ phận nào?

+ Tìm điểm giống nhau giữa thân và cành?

+ Xác định vị trí của chồi ngọn, chồi nách

- Yêu cầu HS chỉ trên mẫu các bộ phận của thân

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - Tiết 15 - Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 08	 Ngày soạn: 03/10/2014
Tiết 15 Ngày dạy: 08/10/2014
CHƯƠNG III: THÂN
BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu được vị trí, hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi hoa).
- Phân biệt các loại thân : Thân đứng , thân leo , thân bò 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh mẫu , so sánh 
3. Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 13.1 -> 13.3 , mẫu vật: Ngọn bí đỏ, ngồng cải. 
2. Học sinh: - Mẫu vật cành cây Hoa hồng, cành râm bụt, cây rau đay.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A2
……………..
……………………………………
6A3
……………..
……………………………………
6A4
……………..
……………………………………
6A5
……………..
……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng? 
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Thân là cơ quan dinh dưỡng của thực vật, chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a Xác định các bộ phận ngoài của thân 
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Xác định vị trí của thân?
+ Hình dạng của thân?
+ Thân gồm những bộ phận nào?
+ Tìm điểm giống nhau giữa thân và cành?
+ Xác định vị trí của chồi ngọn, chồi nách
- Yêu cầu HS chỉ trên mẫu các bộ phận của thân 
b/ Cấu tạo của chồi hoa và chồi lá 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh, tả lời câu hỏi:
+ Vẩy nhỏ là những bộ phận nào ?
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
+ Chồi lá và chồi hoa sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây.
- GV gọi một vài HS phát biểu.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS đặt mẫu vật lên bàn.
- HS tiến hành thảo luận nhóm. Nêu được:
+ Thường nằm trên mặt đất.
+ Thường có hình trụ.
+ Thân gồm lá và cành (chồi )
+ Thân và cành đều gồm chồi và lá. 
+ Chồi ngọn ở đầu thân, chồi nách ở nách lá
- HS xác định các bộ phận của thân trên mẫu vật
- HS quan sát tranh. Nêu được:
+ Mầm lá 
+ Giống : có mầm lá bao bọc. Khác : chồi lá có mô phân sinh ngọn, còn chồi hoa có mầm hoa. 
+ Chồi lá sẽ phát triển thành cành mang lá, chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
- HS phát biểu, lớp bổ xung.
Tiểu kết:
- Vị trí của thân: thường nằm trên mặt đất, hình dạng: hình trụ 
- Thân cây gồm có: Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách (chồi lá, chồi hoa)
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. 
 Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh hình 13.3 SGK 
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn. Chia các loại thân theo nhóm dựa vào các yêu cầu sau: Vị trí của thân trên mặt đất: nằm sát đất hay cao hơn vơi mặt đất. Độ cứng, mềm của cây. Sự phân cành: có cành hay không. Thân tự đứng, leo hay bám . nếu leo thì leo bằng thân quấn hay tua quấn
- GV theo dõi các nhóm khác phân chia có giống nhóm bạn không 
+ Vì sao em lại xếp các cây như vậy ?
+ Dựa vào sự phân chia trên , Em có thể cho biết có thể chia thân thành mấy loại ?
+ Nêu đặc điểm của từng loại thân ? 
- Yêu cầu HS làm thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành bảng sgk.
- HS quan sát hình 13.3 
- HS đặt mẫu vật lên bàn và quan sát 
- HS tự chia các loại thân theo gợi ý của GV 
- HS báo cáo kết quả xắp xếp các loại thân 
+ Dựa vào các đặc điểm cấu tạo 
Thân đứng : Thân gỗ , Thân trụ, Thân cột Thân leo: có khả năng leo lên dựa vàcây
Thân bò : bò lan dưới mặt đất 
- Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả
Tiểu kết: Dựa vào cách mọc của thân phân chia thân thành 3 loại : 
 -Thân đứng gồm: Thân gỗ, Thân trụ, Thân cột. Đặc điểm: cứng, cao hoặc yếu, mềm, có cành hoặc không cành. VD: dừa, thông, đa……
 - Thân leo: Đặc điểm: leo bằng thân quấn hoặc tua quấn. VD: mồng tơi, mướp, bí xanh…… 
 - Thân bò: Đặc điểm: mềm, yếu, bò lan sát đất. VD: rau má, bí đỏ 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
1. Củng cố: 
- HS đọc phần ghi nhớ. 
- Trả lời câu hỏi SGK.
2. Dặn dò: 
- Làm các bài tập cuối bài 
- Làm trước các thí nghiệm trong SGK bài 14/ tr.46 và ghi lại kết quả.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 15 Cau tao ngoai cua than.doc