Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 13 - Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- Quan sát mẫu máu động vật đã chuẩn bị ở nhà trao đổi nhóm trả lời .Yêu cầu nêu được gồm hai phần:
+ Đặc: Màu sẫm
+ Loãng: Màu vàng
- Tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK trang 42 đối chiếu với kết quả của nhóm trả lời câu hỏi :
+ Huyết tương và các tế bào máu
+ Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
- Cá nhân đọc thông tin theo dõi bảng 13 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ
+ Có các chất dinh dưỡng, hoocmôn kháng thể, chất thải nên tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể --
+ Máu qua phổi kết hợp với oxy, máu qua các tế bào kết hợp với cacbonic
+ Huyết tương có thể vận chuyển các chất
- Tự rút ra kết luận
Tuần 7 Ngày soạn 27/09/2014 Tiết 13 Ngày dạy 30/09/2014 Chương III: TUẦN HOÀN Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng thu thập thông tin quan sát tranh, hình phát hiện kiến thức - Khái quát hóa tổng hợp kiến thức - Họat động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh mất máu II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh tế bào máu tranh phóng to hình 13.2 trang 43 - Mẫu máu động vật lắng đọng với chất chống đông 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và xem trước bài mới ở nhà. III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp: 8A1……………………….………………....;8A2:……………………………..…..; 8A3:………………………………………..….….; 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Hoạt động dạy - học: * Mở bài:Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13 Họat động 1: Tìm hiểu về máu Họat động của giáo viên Họat động của học sinh -Yêu cầu học sinh quan sát mẫu máu động vật đã chuẩn bị thảo luận trả lời câu hỏi : +Máu gồm những thành phần nào ? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK quan sát hình 13.1 đọc chú thích thảo luận hòan thành bài tập: + Máu gồm? + Tế bào máu gồm? - Cho học sinh rút ra kết luận về thành phần của máu . - Tiếp tục yêu cầu học sinh thảo luận trên cơ sở tìm hiểu thông tin SGK để thực hiện: + Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó? + Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm - Yêu cầu HS khái quát về chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Quan sát mẫu máu động vật đã chuẩn bị ở nhà trao đổi nhóm trả lời .Yêu cầu nêu được gồm hai phần: + Đặc: Màu sẫm + Loãng: Màu vàng - Tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK trang 42 đối chiếu với kết quả của nhóm trả lời câu hỏi : + Huyết tương và các tế bào máu + Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu - Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung - Cá nhân đọc thông tin theo dõi bảng 13 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ + Có các chất dinh dưỡng, hoocmôn kháng thể, chất thải nên tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể -- + Máu qua phổi kết hợp với oxy, máu qua các tế bào kết hợp với cacbonic + Huyết tương có thể vận chuyển các chất - Tự rút ra kết luận * Tiểu kết: - Thành phần: gồm * Huyết tương: 90% nước, 10% các chất khác, có chức năng duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất trong cơ thể * Tế bào máu: đặc đỏ thẫm gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45% + Hồng cầu: Có Hb có khả năng kết hợp với oxy và khí cacbonic để vận chuyển từ phổi về tim và từ các tế bào về phổi + Bạch cầu: Có 5 loại( BC ưa kiềm, BC trung tính, BC ưa axit, BC Limpo và BC Mônô)=> tham gia bào vệ cơ thể + Tiểu cầu: Thành phần chính tham gia đông máu Họat động 2: Môi trường trong cơ thể Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK quan sát tranh hình sơ đồ 13.2 trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi : + Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không? + Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào? - Nhận xét phần trả lời của học sinh rồi dùng tranh phóng to hình 13.2 SGK giảng giải về môi trường trong và quan hệ của máu nước mô và bạch huyết: - Tiếp tục nêu câu hỏi: + Môi trường trong gồm những thành phần nào? + Vai trò của môi trường trong là gì? + Khi bị ngã xước da có nước chảy ra mùi tanh đó là chất gì? -Yêu cầu học sinh tự rút ra kiến thức - Nghiên cứu thông tin SGK trang 43 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi . Yêu cầu: + Chỉ có tế bào biểu bì da mới tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài còn các tế bào trong phải trao đổi gián tiếp . + Qua yếu tố lỏng ở gian bào - Tự ghi nhớ kiến thức - Tự rút ra kiến thức * Tiểu kết: - Môi trường trong gồm: Máu nước mô và bạch huyết - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. VI. CŨNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK - Đánh dấu vào câu trả lời đúng + Môi trường trong gồm: a. Máu huyết tương b. Bạch huyết máu c. Máu nước mô bạch huyết d. Các tế bào máu, chất dinh dưỡng + Vai trò của môi trường trong: a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường bên ngoài c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất d. Giúp tếbào thải các chất thừa trong quá trình sống 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 13.doc