Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Đạ Long - Tiết: 12 - Bài 12: Thực hành: tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

+ Sơ cứu

-Đặt 2 nẹp gỗ vào hai bên chỗ xương gãy.

-Lót vải mềm vào chỗ đầu xương.

-Buộc định vị hai chỗ đầu nẹp và bên xương gãy.

+ Băng bó cố định:

-Với xương ở tay dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

-Với xương ở chân băng từ cổ chân vào nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Đạ Long - Tiết: 12 - Bài 12: Thực hành: tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6	Ngày soạn: 22/09/2014
Tiết: 12	Ngày dạy: 24/09/2014
Bài 12: THỰC HÀNH: 
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết được nguyên nhân gãy xương để tự phòng tránh
-Các kiến thức cơ bản để xử lý khi gặp trường hợp tai nạn dẫn đến gãy xương 
2. Kĩ năng: 
- Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.
3. Thái độ: 
- Biết cách xử lí đúng khi gặp trường hợp gãy xương 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 -Nẹp, băng y tế, dây vải 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
-Chuẩn bị theo nhóm: băng, nẹp dây vải 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
 8A3	
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị: GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
3/ Các hoạt động dạy và học:
a. Mở bài: GV giới thiệu một số tranh ảnh bề gãy xương tay, chân ở tuổi học sinh .Vậy mỗi em cần biết cách sơ cứu và băng bó cố định chỗ gãy 
b. Phát triển bài
Họat động 1: NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
-GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương 
+Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?
+Khi gặp người bị tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không? Vì sao?
-HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời yêu cầu phân biệt các trường hợp gãy xương do 
+Tai nạn, trèo cây, chạy …
+ Tuân theo luật lệ giao thông
+ Không vì có thể lài đứt các mạch máu
-HS tự rút ra kết luận 
Tiểu kết: 
-Gãy xương do nhiều nguyên nhân 
-Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ 
-Không được nắn bóp bừa bãi 
Họat động 2: TẬP SƠ CỨU BĂNG BÓ 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
-Gv chia nhóm phát thêm dụng cụ bổ trợ nếu cần 
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin trong SGK tìm cách thực hiện 
+ Nêu phương pháp sơ cứu
+ Trình bày các thao tác băng bó cố định xương cẳng tay, xương chân
-GV thực hiện mẫu động tác sơ cấp cứu
-YC các nhóm thực hiện, đồng thời đi quan sát uốn nắn giúp đỡ các nhóm còn yếu 
-GV gọi đại diện các nhóm để kiểm tra 
-GV cho các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau 
-GV hỏi: Em cần làm gì khi tham gia giao thông lao động vui chơi tránh cho mình và người khác không bị gãy xương? 
-HS chia nhóm 
-HS nghiên cứu thông tin SGK 
+ Như SGK
-Quan sát 
-HS các nhóm tiến hành tập băng bó 
-Đại diện các nhóm trình bày 
+Các thao tác băng bó 
+Sản phẩm làm được 
+Những điều cần lưu ý khi băng bó 
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
+Đảm bảo an tòan giao thông 
+Tránh đùa nghịch 
+Tránh dẫm lên tay chân bạn 
Tiểu kết: 
+ Sơ cứu 
-Đặt 2 nẹp gỗ vào hai bên chỗ xương gãy. 
-Lót vải mềm vào chỗ đầu xương. 
-Buộc định vị hai chỗ đầu nẹp và bên xương gãy. 
+ Băng bó cố định:
-Với xương ở tay dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 
-Với xương ở chân băng từ cổ chân vào nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân. 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ CuÛng cố: -Gv đánh giá chung giờ thực hành về ưu khuyết điểm của các nhóm.
 -Yêu cầu mỗi nhóm làm một bài thu hoạch. 
 -Nhắc nhở nhóm làm chưa tốt và dọn dẹp vệ sinh. 
2/ Dặn dò: Tập làm các thao tác cấp cứu ở nhà. Chuẩn máu gà hoặc lợn. 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSH 8 tiet 12 tuan 6 2014 2015.doc
Giáo án liên quan