Giáo án Sinh học 8 tiết 64 đến 69

Tiết 67: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN

QUA ĐƯỜNG SINH DỤC (BỆNH TÌNH DỤC)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV/AIDS)./

- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và vi rút gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.

- Xác định rõ các con đường lây truyền dể tìm cách hòng ngừa đối với mỗi bệnh.

2. Kỹ năng

- Tổng hợp khái quát hóa kiến thức.

- Thu thập thông tin tìm ra kiến thức.

- Hoạt động nhóm

 

doc22 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 tiết 64 đến 69, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất câu trả lời.
- Yêu cầu:
+ Trong sự phát triển của bào thai nêu được một số đặc điểm chính: hình thành các bộ phận: chân, tay...
+ Mẹ khoẻ mạnh ® thai phát triển tốt.
+ Người mẹ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, vận động mạnh.
GV cho thảo luận toàn lớp.
HS: Đại diện nhóm trình bày đáp án bằng cách:
- Chỉ trên tranh quá trình phát triển của bào thai ® 
các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV đánh giá kết quả của nhóm.
HS tự sửa chữa để hoàn thiện kiến thức.
GV giảng giải thêm về toàn bộ quá trình phát triển của thai để HS nắm được một cách tổng quát.
GV lưu ý: khai thác thêm hiểu biết của HS thông qua phương tiện thông tin đại chúng về chế độ dinh dưỡng cho mẹ: như uống sữa, ăn thức ăn có đủ Vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là các chất có độc hại người mẹ phải tránh.
GV phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai.
GV đề phòng HS hỏi:
+ Tại sao em bé trong bụng mẹ không đi đại tiện hay tiểu tiện?
+ Tại sao trong bụng mẹ em bé không khóc?
+ Có phải trong bụng mẹ em bé hay ngậm ngón tay không?
HS đọc kết luận cuối bài.
Hoạt động 3. Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
GV nêu câu hỏi:
+ Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
+ Kinh nguyệt xảy ra khi nào?
+ Do đâu có kinh nguyệt?
HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 62.3 Sgk tr.194, vận dụng kiến thức chương nội tiết.
-> Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- GV giảng giải thêm:
+ Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của hoóc môn tuyến yên.
+ Tuổi kinh nguyệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Kinh nguyệt không bình thường ® biểu hiện bệnh lí phải khám.
+ Vệ sinh kinh nguyệt.
- Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá...
3. Hiện tượng kinh nguyệt
- Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì.
- Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái.
4. Củng cố
GV cho HS làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài.
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Tìm hiểu về tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên.
IV. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/04/2014 Ngày giảng: ... /04/2014
Tiết 66. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định c các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Thu thập kiến thức từ thông tin.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.
*Trọng tâm: Cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định c các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.
II. Chuẩn bị
GV: - Tranh Một số biện pháp tránh thai.
 - Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.
 - Một số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
HS: Học bài, đọc trước bài mới
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: 8a1: ..............................
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: Thế nào là thụ tinh và thụ thai? Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bào thai?
Đáp án: 
- Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử.
- Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai.
- Mẹ khoẻ mạnh ® thai phát triển tốt.
*Đặt vấn đề: GV có thể mở bài bằng cách hỏi: Điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai là gì?
3. Bài mới
Mục tiêu: HS thấy được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai là gì?
GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình?
HS: Cá nhân có thể trả lời chưa đầy đủ nội dung ® HS khác bổ sung.
GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng.
GV hỏi tiếp:
+ Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? cho biết lý do.
+ Thực hiện cuộc vận đó bằng cách nào?
- GV cho thảo luận toàn lớp.
- Lưu ý: Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, vậy GV phải hướng ý kiến đó vào yêu cầu xung quanh ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
HS trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng ® yêu cầu.
+ Không sinh con quá sớm (trước 20).
+ Không đẻ dày, nhiều.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nêu vấn đề:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi còn đang đi học (tuổi vị thành niên)?
HS thảo luận nhóm ® thống nhất ý kiến về những vấn đề GV nêu ra.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học về vấn đề này?
+ Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em tuổi vị thành niên có thai hay không? Thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này?
GV cần lắng nghe ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục ở năm học tới.
Hoạt động 2. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
GV yêu cầu:
+ Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn 
hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?
HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin Sgk tr.197.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV cần khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này, phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề cho cuộc sống sau này.
Hoạt động 3. Tìm hểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
GV nêu câu hỏi thảo luận: 
+ Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
+ Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai?
HS: Vận dụng kiến thức của bài 62 và hiểu biết của mình thông qua đài báo, nêu được:
+ Tránh trứng gặp tinh trùng.
+ Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai.
GV: Cho thảo luận toàn lớp.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả ® nhóm khác nhận xét bổ sung
GV nên cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách: cho HS quan sát một số phương tiện như: bao cao su, vòng tránh thai, thuốc...Sau đó cho hs lựa chọn các phương tiện phù hợp với mỗi nguyên tắc
HS: Thống nhất chọn phương tiện tránh thai phù hợp với nguyên tắc.
1. Ý nghĩa của việc tránh thai là gì?
- Kết luận:
Ý nghĩa của việc tránh thái.
- Trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
- Đối với HS (tuổi vị thành niên) không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.
2. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.
3. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Nguyên tắc tránh thai.
- Ngăn trứng chín và rụng.
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Phương tiện tránh thai:
- Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai...
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
- Còn thời gian HS hoàn thành bảng 63.
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài trả lời câu hỏi Sgk.
- Đọc mục “Em có biết?”.
IV. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 67: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG SINH DỤC (BỆNH TÌNH DỤC)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV/AIDS)./
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và vi rút gây AIDS) và triệu chứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều.
- Xác định rõ các con đường lây truyền dể tìm cách hòng ngừa đối với mỗi bệnh.
2. Kỹ năng
- Tổng hợp khái quát hóa kiến thức.
- Thu thập thông tin tìm ra kiến thức.
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh.
II. Chuẩn bị
- Tranh Quá trình phá hủy bạch cầu của virut HIV.
- Phóng to hình 64 Sgk.
- Tư liệu về bệnh tình dục.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: 8a1: ..............................
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Mở bài: Các bệnh lây qua con đường quan hệ tình dục được gọi là bệnh tình dục (hay bệnh xã hội), ở Việt Nam phổ biến là bệnh lậu, giang mai, AIDS.
Hoạt động 1
Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh và triệu chứng biểu hiện của bệnh
Mục tiêu: HS chỉ ra được các loại vi khuẩn gây bệnh lậu và giang mai và nêu được triệu chứng của hai bệnh này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu yêu cầu:
+ Cho biết tác nhân gây bệnh lậu và giang mai?
- GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng.
- GV cần lưu ý: hiểu biết của HS lớp 8 rất ít về vấn đề này nên cũng không cần đi sâu, nhưng GV nên giảng giải thêm.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin Sgk và bảng 64.1, 64.2, tr.200, 201.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét (HS có thể trình bày các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai bằng sơ đồ).
+ Xét nghiệm máu và bệnh phẩm để phát hiện bệnh.
+ ở cả hai bệnh này đều nguy hiểm ở điểm: người bệnh không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng đã có khả năng truyền vi khuẩn gây bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục.
Kết luận:
- Tác nhân gây bệnh: do song cầu khuẩn và xoắn khuẩn gây nên.
- Triệu chứng gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn sớm: chưa có biểu hiện.
+ Giai đoạn muộn (trong bảng 64.1, 64.2).
Hoạt động 2
Tìm hiểu tác hại của bệnh lậu và giang mai
Mục tiêu: Chỉ ra được tác hại về sức khoẻ và việc sinh con 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Bệnh lậu và giang mai gây tác hại như thế nào?
- ở bệnh này GV cần giảng thêm về hiện tượng phụ nữ bị lậu khi sinh con (bình thường) rất dễ bị mù lòa vì vi khuẩn lậu ở âm đạo xâm nhập vào mắt gây mù.
- HS tiếp tục nghiên cứu Sgk ® trả lời câu hỏi ® HS khác bổ sung.
Yêu cầu: Nêu rõ tác hại của bệnh này ở cả nam và nữ.
Kết luận: Tác hại của bệnh lậu và giang mai: Bảng 64.1, 64.2.
Hoạt động 3
Tìm hiểu các con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Cho biết con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai?
+ Cần có những cách nào để phòng tránh bệnh lậu và giang mai?
- GV lưu ý: Sẽ có nhiều ý kiến của các nhóm về biện pháp phòng tránh ® GV nên hướng vào những biện pháp có tính chất giáo dục ý thức tự giác của cá nhân.
- Cá nhân tự nghiên cứu Sgk và thông tin do GV cung cấp ® ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Yêu cầu:
+ Chủ yếu đề ra biện pháp phòng tránh bệnh. 
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
- GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng.
- GV đánh giá phần thảo luận. 
- GV hỏi thêm:
® HS rút ra kết luận.
- HS có thể thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời.
Kết luận: cách phòng tránh bệnh tình dục.
+ Theo em làm thế nào để giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay?
- GV hướng HS vào hoạt động có tính chất cộng đồng như là tuyên truyền, giúp đỡ...
+ Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
+ Sống lành mạnh.
+ Quan hệ tình dục an toàn.
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Bệnh lậu và bệnh giang mai do tác nhân nào gây nên và biểu hiện như thế nào?
- Cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục?
5. Hướng dẫn tự học
 Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 68: ĐẠI DỊCH AIDS THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách lây truyền của AIDS.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu vì sao HIV/AIDS là đại dịch, thảm họa của loài người, từ đó ra quyết định cần phải làm gì góp phần ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS.
- Kĩ năng giao tiếp: cảm thông, chia sẻ và động viên, giúp đỡ người không may bị HIV/AIDS và người thân của họ.
- Kĩ năng kiên định: biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ, chống lại sự ép buộc, lừa gạt quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy.
3. Thái độ
- Có lối sống lành mạnh.
- Không kì thị, phân biệt với người nhiễm HIV.
II. Chuẩn bị
Sơ đồ cấu tạo virut HIV.
Bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định: 8a1: ..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hiện nay AIDS là một thảm họa của loài người, vậy AIDS là gì? Tại sao nói AIDS là thảm họa của loài người? Cần làm gì để không mắc bệnh AIDS?
Hoạt động 1
Tìm hiểu về HIV/AIDS
Mục tiêu: HS chỉ ra tác hại của AIDS do khả năng sống và phá huỷ của vi rút HIV.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV nêu vấn đề:
+ Em hiểu gì AIDS?
- GV lưu ý sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau.
- HS trả lời những hiểu biết của mình về AIDS qua báo, ti vi.
- GV nhận xét các ý kiến HS nêu nhưng chưa đánh giá.
- HS khác bổ sung.
- GV yêu cầu: hoàn thành bảng 65.
- Mỗi cá nhân nghiên cứu thông tin Sgk kết hợp với hiểu biết của mình ® trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về các nội dung ở bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 để HS chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của nhóm giúp HS hoàn chỉnh bảng 65.
- GV giảng giải thêm về quá trình xâm nhập, phá huỷ cơ thể của vi rút HIV bằng tranh để HS hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS.
- GV cần lưu ý giải thích những thắc mắc của HS nếu có.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự sửa chữa hoàn thành bài.
Kết luận:
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Tác hại và con đường lây truyền HIV/AIDS (trong bảng 65).
Bảng 65. Tác hại của HIV/AIDS
Phương thức lây truyền HIV/AIDS
Tác hại của HIV/AIDS
- Qua đường máu (tiêm chính truyền máu, dùng chung kim tiêm).
- Qua quan hệ tình dục không an toàn
- Qua nhau thai (từ mẹ sang con)
- Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
Hoạt động 2
Đại dịch AIDS – thảm họa của loài người
Mục tiêu: Chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn đến trở thành thảm họa cho loài người.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm họa của loài người?
- HS tự nghiên cứu Sgk kết hợp mục “Em có biết?”.
® thu nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Đại dịch vì lây lan nhanh.
+ Bị nhiễm HIV là tử vong.
+ Vấn đề toàn cầu.
- GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm ® hướng HS đi đến kết luận những vấn đề chính.
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung ý kiến.
Kết luận: AIDS là thảm họa của loài người vì:
+ Tỷ lệ tử vong rất cao.
+ Không có Vacxin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
- GV giới thiệu thêm tranh: tảng băng chìm miêu tả AIDS (số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện).
+ Người bị AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác, đặc biệt là gái mại dâm.
Hoạt động 3
Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS
Mục tiêu: Đưa ra các biện pháp phòng ngừa AIDS.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV nêu vấn đề:
+ Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS?
- Cá nhân dựa vào kiến thức mục 1. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu:
+ An toàn truyền máu, tiêm.
+ Mẹ bị AIDS không sinh con.
+ Sống lành mạnh, nghiêm cấm hoạt động mại dâm.
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
- GV lưu ý: có nhiều ý kiến ở nội dung này ® GV cần hướng HS vào các biện pháp cơ bản ® giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV hỏi thêm:
+ Em cho rằng đưa người mắc HIV/AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai, vì sao?
- HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS?
+ HS phải làm gì để không bị mắc AIDS?
+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ?
Kết luận:
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS.
+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng.
+ Người mẹ bị AIDS không nên sinh con.
4. Củng cố
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm. Đánh dấu vào câu trả lời đúng
1- AIDS thực sự trở thành thảm họa của loài người vì:
a. Tỷ lệ tử vong cao
b. Lây lan nhanh, rộng
c. Không có Vac xin phòng và thuốc chữa
d. Các lứa tuổi đều có thể mắc
e. Chỉ a, b, c
g. Cả a, b, c, d.
2- Các hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV
a. ăn chung bát, đũa, muỗi đốt.
b. Hôn nhau, bắt tay, cạo râu.
c. Mặc chung quần áo, sơn sửa móng tay, chung kim tiêm.
d. Truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn.
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài trả lời câu hỏi Sgk.
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức sinh học.
- Kẻ bảng 66.1, 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 69: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm.
- Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học lớp 8.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức.
- Tư duy tổng hợp khái quát hóa.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật.
II. Chuẩn bị
- Tranh một số hệ cơ quan – cơ chế điều hòa bằng thần kinh, thể dịch.
- Tranh tế bào (có điều kiện dùng máy chiếu).
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định: 8a1: ..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt động 1
Ôn tập kiến thức học kỳ II
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV cho các nhóm hoàn thành bảng từ 66.1 ® 66.8 mỗi nhóm 2 bảng.
- Các nhóm trao đổi hoàn thành nội dung của mình.
- GV cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh luôn kiến thức ở từng bảng (như sách GV) (Nếu có máy chiếu: sau khi HS thảo luận xong, GV chiếu lại toàn bộ nội dung ôn tập để HS có hệ thống kiến thức).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả theo thứ tự nhóm Sgk, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS có thể đọc lại nội dung của từng bảng kiến thức.
Hoạt động 2
Tổng kết sinh học 8
Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học 8.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh?
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
- Nếu còn thời gian GV cho HS tự trả lời câu hỏi Sgk tr.212, hết thời gian thì giao về nhà.
- HS tự nghiên cứu Sgk tr.211 ® trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Tế bào đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
+ Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với 

File đính kèm:

  • docGiao_an_sinh_hoc_8_Tiet_6469_20150726_105009.doc
Giáo án liên quan