Giáo án Sinh học 8 tiết 58: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Hoạt động của học sinh
- HS quan sát kĩ hình, đọc thông trong SGK và hỏi:
+ Vị trí tế bào tuyến
+ Đường đi của sản phẩm tiết
+ HS tự kể 1 số tuyến
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS phân loại tuyến dựa trên sự hiểu biết của mình các nhóm khác nhận xét sửa chữa bổ sung nếu cần
Tuần 30 Ngày soạn 22/03/2015 Tiết 58 Ngày dạy 25/03/2015 Chương 10: NỘI TIẾT Bài 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Bảo vệ tuyến nội tiết II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 55.1,2,3 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1......................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 1 tiết 3. Hoạt động dạy học: *Mở bài: Cùng với hệ thần kinh các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? Có những tuyến nội tiết nào ? Hoạt động 1: Đặc điểm hệ nội tiết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS ngiên cứu thông tin SGK trang 174 trả lời câu hỏi: + Thông tin trên cho em biết điều gì? - GV hoàn thiện kiến thức - HS tự thu nhận và xử lí thông tin .Yêu cầu nêu được: + Hệ nội tiết điều hòa quá trình sinh lí trong cơ thể. + Chất tiết tác động thông qua đường máu nên chậm và kéo dài *Tiểu kết: Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết sản xuất các hoocmôn theo đường máu (đường thể dịch) đến cơ quan đích, điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể. Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS nghiên cứu hình 55.1, 55.2 thảo luận nhóm 4 phút trả lời các câu hỏi SGK trang 174 + Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? + Kể tên các tuyến mà em đã biết? Chúng thuộc loại tuyến nào? - GV gọi HS kể tên các tuyến đã học - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 55.3 giới thiệu các tuiyến nội tiết chính - HS quan sát kĩ hình, đọc thông trong SGK và hỏi: + Vị trí tế bào tuyến + Đường đi của sản phẩm tiết + HS tự kể 1 số tuyến - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS phân loại tuyến dựa trên sự hiểu biết của mình các nhóm khác nhận xét sửa chữa bổ sung nếu cần *Tiểu kết: - Giống nhau: Đều có các tế bào tuyến tiết ra các chất tiết. - Khác nhau: Đặc điểm phân biệt Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Cấu tạo - Kích thước lớn hơn - Có ống dẫn - Sản phẩm tiết là chất dịch - Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động - Kích thước rất nhỏ - Không có ống dẫn - Sản phẩm tiết là các hoocmôn - Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới các cơ quan đích Chức năng - Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt - Có tác dụng điều khiển, điều hòa phối hợp của các cơ quan Ví dụ - Tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến lệ - Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ - Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết, vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết gọi là tuyến pha ví dụ: Tuyến tụy Hoạt động 3: Hoóc môn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 174 trả lời: Hoóc môn có những tính chất nào? - GV đưa thông tin: + Hoóc môn đến cơ quan đích theo cơ chế chìa khóa ổ khóa. - GV cung cấp thông tin như SGK và cho quan sát một số hình ảnh về bệnh nhân bị rối loạn tuyến nội tiết: Beänh nhaân öu naêng tuyeán yeân gaây tieát nhieàu GH, beänh nhaân do khoái u cuûa tuyeán treân thaän gaây neân, taùc duïng cuûa hoocmoân taêng tröôûng GH (tieát nhieàu, ít ) - GV lưu ý cho HS:Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng. Khi mất cân bằng họat động một tuyến sẽ gây tình trạng bệnh lí + Hãy xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết? - Cá nhân HS tự thu nhận thông tin nêu được: 3 tính chất của hoóc môn - HS ghi nhớ thông tin - HS quan sát và ghi nhớ - Tầm quan trọng: Đảm bảo hoạt động của các cơ quan diễn ra bình thường. Nếu mất cân bằng hoạt động của tuyến sẽ gây tình trạnh bệnh lí *Tiểu kết: a. Tính chất của hooc môn - Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định - Hooc môn có tính sinh học rất cao - Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài b.Vai trò của hooc môn: - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể - Điều hòa các quá trình sinhlí diễn ra bình thường IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài - Nêu vai trò của hoóc môn? Từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết? 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết “ - Xem trước bài 56 *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 58.doc