Giáo án Sinh học 8 - Tiết 16 - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông

Câu 1: Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy như thế nào?

 a. Máu chảy ngược, dồn về tim gây nhồi máu cơ tim

 b. Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ

 c. Máu dồn vào các động mạch làm động mạch căng ra

 d. Cả a và b đúng

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 16 - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16. Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG 
BẠCH HUYẾT
Ngày soạn: 26/09/2014
	Ngày dạy: 02/10/2014 tại lớp 8B Sỹ số HS 21 vắng…………….
	Ngày dạy: 02/10/2014 tại lớp 8A Sỹ số HS 27 vắng…………….
1. Mục tiêu.
a, Về kiến thức:
- Trình bày được đường đi của máu trong tuần hoàn máu.
- Trình bày được đường đi của bạch huyết trong lưu thông bạch huyết.
- Nêu vai trò của tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.
b, Về kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích hoạt động nhóm. Vẽ sơ đồ t/ hoàn máu
c, Về thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS. Tranh phóng to H16.1, H16.2
3. Phương pháp giảng dạy
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan
 - Dạy học theo nhóm
4. Tiến trình giảng dạy.
a, Ổn định tổ chức(2’): 
b, Kiểm tra bài cũ(5’): 
? Nêu vai trò và cơ chế của sự đông máu?
? Viết sơ đồ truyền máu ở người? nguyên tắc truyền máu?
c, Bµi míi(30’): 
TG
H§ cña GVvµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
15
15
H§1: Tuần hoàn máu (15’)
- GV Treo tranh H16.1 (tranh câm)
- GV hướng dẫn: dựa vào thông tin SGK, kết hợp với kiến thức hệ tuần hoàn thú.
? Từ sơ đồ cấu tạo hãy chỉ rõ từng thành phần cấu tạo nên hệ tuần hoàn?
- 1HS lên bảng chỉ lên tranh về cấu tạo của hệ tuần hoàn.
- 1HS điền các số đúng theo các bộ phận vào tranh.
? Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ?
+ Vòng TH nhỏ: 1 2 3 4 5
? Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn lớn?
+ Vòng TH lớn: 6 7 8 10 12
 9 11
- GV dẫn dắt HS đi đến đáp án đúng, sửa chữa những nhóm có đáp án sai.
? Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch?
+ Tim: co bóp đẩy máu đi, tạo lực hút máu về
+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim cơ quan và ngược lại.
? Vai trò của hệ tuần hoàn?
+ Lưu chuyển máu trong cơ thể, TĐK và chất dinh dưỡng.
+ Máu đỏ tươi -> đỏ thẫm: (8,9) mao mạch phần trên và dưới cơ thể: nhận CO2, nhường O2.
+ Máu đỏ thẫm ->đỏ tươi: mao mạch phổi nhường CO2, nhận O2
? Tại vị trí nào trong vòng tuần hoàn diễn ra sự thay đổi màu sắc của máu? Vì sao?
H§2: Lưu thông bạch huyết (15’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
? Bạch huyết được tạo thành như thế nào?
+ Huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu thấm qua thành mao mạch máu dòng bạch huyết.
? So sánh thành phần của Bạch huyết với thành phần của máu?
+ Bạch huyết không có hồng cầu, rất ít tiểu cầu
- GV treo tranh H16.2
? Hệ bạch huyết gồm những phân hệ nào?
? Vị trí của các phân hệ? Nhiệm vụ?
+ 2 phân hệ: phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên, bên phải cơ thể.
 Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở các phần còn lại ở cơ thể. 
? Ý nghĩa của sự phân chia thành các phân hệ đó?
? Trình bày đường đi của hệ bạch huyết?
? Vai trò của hệ bạch huyết?
I. Tuần hoàn máu
- Hệ tuần hoàn: gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn
 + Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi giúp máu trao đổi O2 và CO2
 + Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các TB của cơ thể để thực hiện sự TĐC
- Vai trò: Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng đến tế bào; nhận CO2, chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết
II. Lưu thông bạch huyết
- Cấu tạo gồm:
 + Mao mạch bạch huyết 
 + Hạch bạch huyết
 + Mạch bạch huyết 
 + Ống bạch huyết
- Hoạt động gồm 2 phân hệ:
+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên, bên phải cơ thể.
+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở các phần còn lại ở cơ thể. 
- Sự luân chuyển bạch huyết: Mao mạch bạch huyết hạch bạch huyết mạch bạch huyết lớn hơn ống bạch huyếttĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
- Cùng với hệ tuần hoàn thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
d, Củng cố, luyện tập(5’): 
GV treo tranh H16.1 yêu cầu 1,2 HS mô tả đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn 
e, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): 
+ Trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc bài "em có biết".
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
 .................................................................................................
Tiết 17. Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
Ngày soạn: 26/09/2014
	Ngày dạy: 03/10/2014 tại lớp 8B Sỹ số HS 21 vắng…………….
	Ngày dạy: 03/10/2014 tại lớp 8A Sỹ số HS 27 vắng…………….
1. Mục tiêu.
a, Về kiến thức: 
- Trình bày đc cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chg.
- Nêu được đặc điểm của các pha trong chu kỳ co dãn của tim. (Nhịp tim, thể tích/phút.)
b, Về kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, dự đoán.
c, Về thái độ : GD hs biết yêu thích môn học, giữ gìn sức khoẻ bản thân
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
- Tranh vẽ H17.2; H17.3- Cấu tạo mạch máu và sơ đồ co dãn tim
- Mô hình tim: bảng 17.1; 17.2.
3. Phương pháp giảng dạy
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan
 - Dạy học theo nhóm
4. Tiến trình giảng dạy.
a, Ổn định tổ chức(2’): 
b, Kiểm tra bài cũ(5’): 
 ?Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần, chức năng như thế nào?
c, Bµi míi(30’): 
TG
H§ cña GVvµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
10
10
H§1: Cấu tạo tim
- GV treo tranh H17.1 và mô hình tim.
?Cho biết vị trí hình dạng của tim?
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK và kiến thức cũ, trả lời:
? Từ sơ đồ cấu tạo hãy chỉ rõ từng thành phần cấu tạo của tim?
- GV hướng dẫn HS thảo luận lệnh hoàn thành bảng 17.1
HS khác nhận xét, bổ sung.
Các ngăn tim
Nơi máu được bơm
TN trái co
TT trái
TN phải co
TT phải
TT trái co
Động mạch chủ
TT phải co
Động mạch phổi
? Ngăn nào có thành cơ tim dày nhất? mỏng nhất?
+ TT trái dày nhất; TN mỏng nhất.
? Ngoài các bộ phận trên, bên trong tim còn có những bộ phận nào?
 van nhĩ thất.
Van tim van động mạch.
? Tim được cấu tạo bởi mô nào? 
+ Mô cơ tim và mô liên kết.
H§2: Cấu tạo mạch máu
? Có những loại mạch nào?
- GV treo tranh H17.2. kẻ bảng
?Cấu tạo Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch?
? So sánh sự khác nhau của 3 loại mạch máu đó? giải thích ý nghiã của sự khác nhau đó?
- GV hướng dẫn HS quan sát: Lưu ý đến các lớp tế bào tạo nên các mạch máu, độ dày của các lớp tế bào đó?
- GV nhận xét kết quả các nhóm.
? Hãy dự đoán xem điều gì sẽ sảy ra nếu thành động mạch có cấu tạo giống thành mao mạch hoặc tĩnh mạch?
+ Thành mạch bị rách do áp lực lớn.
I. Cấu tạo tim
- Cấu tạo ngoài: gồm màng bao tim, các mạch máu quanh tim.
- Cấu tạo trong :
+ Tim cấu tạo bởi mô cơ tim 
+ Có 4 ngăn, thành TT dày hơn TN, TTT dày hơn TTP
+ Giữa TT và TN, giữa TT và ĐM có van -> máu chỉ chảy theo một chiều.
 - Chức năng của tim : Co bóp đẩy máu đi và nhận máu về.
II. Cấu tạo mạch máu
Nội dung bảng
Bảng: So sánh 3 loại mạch
Các loại mạch 
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch 
- Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.
- Lòng hẹp hơn tĩnh mạch.
- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch 
- Thành có 3 lớp nhưng với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch.
- Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
- Thích hợp với những chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch 
- Nhỏ và phân nhánh nhiều.
- Thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì.
- Lòng hẹp.
- Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.
10
H§3: Chu kỳ co dãn của tim
- GV treo tranh H17.3 (SGK) hướng dẫn học sinh quan sát.
? Trong 1 chu kỳ tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? nghỉ bao nhiêu giây? 
+ Tâm nhĩ làm việc việc 0,1s, nghỉ 0,7s.
? Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tâm thất làm việc 0,3S, nghỉ 0,5S
? Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn: 0,4S
? Mỗi chu kỳ tim kéo dài bao nhiêu giây?(0,8S)
? Trong một phút diễn ra bao nhiêu chu kỳ co dãn tim? (nhịp đập)
+ 75 nhịp/phút (chu kỳ).
? Vì sao tim có thể đập suốt đời mà không mệt mỏi?
III. Chu kỳ co dãn của tim
Tim hoat động theo chu kĩ, mỗi chu kì gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.
d, Củng cố, luyện tập(5’): 
Cho HS làm bài tập: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy như thế nào?
 a. Máu chảy ngược, dồn về tim gây nhồi máu cơ tim
 b. Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ
 c. Máu dồn vào các động mạch làm động mạch căng ra
 d. Cả a và b đúng
Câu 2: Thờì gian co bóp nhịp nhàng của tim theo chu kì bình thường là 0,8 giây được chia ra như sau: 
 a. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co: 0,3 giây. Thời gian dãn chung: 0,4 giây.
 b. Tâm nhĩ co: 0,4 giây. Tâm thất co: 0,1 giây. Thời gian dãn chung: 0,3 giây.
 c. Tâm nhĩ co: 0,3 giây. Tâm thất co: 0,1 giây. Thời gian dãn chung: 0,4 giây.
 d. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co: 0,4 giây. Thời gian dãn chung: 0,3 giây.
Câu 3: Nếu tim đập càng nhanh thì: 
 a. Thời gian co tim càng rút ngắn. b. Thời gian nghỉ không thay đổi
 c. Cả a và b đúng. d. Cả a và b sai 
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng? 
 a. Thành TT dày hơn thành TN. 
 b. Thành TT trái dày hơn thành TT phải
 c. Thành tim dày để tạo áp lực đẩy máu trong động mạch. 
 d. Nhờ có van tim nên máu di chuyển 1 chiều từ động mạchtâm thất tâm nhĩ.
Câu 5: Huyết áp cao nhất là ở: 
 a. Động mạch phổi. b. Động mạch chủ.
 c. Động mạch nhỏ. d. Tĩnh mạch chủ
Đáp án: Câu 1. d; Câu 2. a; Câu 3. c; Câu 4. d; Câu 5. b
e, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): 
+ Trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc bài "em có biết".
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
 .................................................................................................
Tæ chuyªn m«N DUYỆT

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan