Giáo án Sinh học 8 năm 2009 - Tiết 7: Bộ xương
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt các loại xương dài, xương ngắn , xương dẹt về hình thái , cấu tạo.
- Phân biệt dược các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình kỹ năng phân tích , so sánh , tổng hợp kết quả.
3.Giáo dục:
Giáo dục ý thức bảo vệ bộ xương.
TUẦN 4. CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG TIẾT 7: BỘ XƯƠNG NS : 26/9/2009 ND: A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. - Phân biệt các loại xương dài, xương ngắn , xương dẹt về hình thái , cấu tạo. - Phân biệt dược các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình kỹ năng phân tích , so sánh , tổng hợp kết quả. 3.Giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ xương. B/ Phương pháp: Trực quan + vấn đáp tìm tòi. C/ Chuẩn bị: GV: Mô hình xương người, xương thỏ, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình, tranh vẽ H 7.1 , H 7.4. D/ Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: Cho 1 phản xạ và phân tích phản xạ. III.Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ xương. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Bộ xương có vai trò gì?(Kiến thức cũ) HS: Nghiên cứu SGK quan sát H 7.1 trả lời câu hỏi. GV: Bộ xương gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm của mỗi phần ?(3 phần) HS: Nghiên cứu thông tin SGK quan sát H 7.1 , 7.2, 7.3 và mô hình xương người trả lời câu hỏi. GV: Bộ xương người với dáng đứng thẳng thể hiện như thế nào? (Xương mặt nhỏ; lồi cằm;Sọ lớn; Tay , chân cấu tạo phù hợp dáng đứng thẳng;…) Tìm những điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?( Giống : 5 phần ; Khác : Chân to,dài,khỏe hơn tay) Những điểm khác nhau có ý nghiã gì?(Phù hợp chức năng của chúng) HS: Nghiên cứu thông tin SGK , quan sát H 7.1 trả lời câu hỏi. I.Các phần chính của bộ xương. a) Vai trò của bộ xương: - Tạo bộ khung cho cơ thể. - Chỗ bám cho các cơ làm cơ thể vận động được - Bảo vệ các nội quan. b) Thành phần của bộ xương: Bộ xương gồm: + Xương đầu: - Xương sọ phát triển. - Xương mạt có lồi cằm. + Xương thân: - Cột sống gồm nhiều đốt khớp lại có 4 chổ cong. - Lồng ngực gồm xương sườn và xương ức. + Xương chi: - Chi trên: Xương đùi vai, cánh, ống, bàn, ngón tay. - Chi dưới: Đùi hông, xương đùi, ống, bàn, ngón chân. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại xương Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Gv yêu cầu quan sát tranh H7.1,2,3 thảo luận trả lời câu hỏi: - Có mấy loại xương?(3 phần) - Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?(Dựa vào vị trí và chức năng của chúng) - Xác định các loại xương đó trên mô hình.( X.dài: ống tay, ống chân,xương đùi…; X.ngắn: đốt sống, ngón tay, ngón chân…; X.dẹt: xương sọ) HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. II. Các loại xương: Dựa vào hoạt động và cấu tạo chia làm 3 loại: - Xương dài: Hình ống, giữa rỗng chứa tuỷ. - Xương ngắn: ngắn. - Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khớp xương. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Thế nào là một khớp xương? Mô tả 1 khớp động. Khả năng cữ động của khớp động & khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Nêu đặc điểm của khớp bán động? HS: N/c SGK quan sát H 7.4, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm xác định các loại khớp trên mô hình, nhóm khác nhận xét bổ sung . GV: Nhận xét bổ sung III. Các khớp xương: Là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương( các khớp); - Khớp động: 2 đầu xương có sụn , giữa là dịch khớp, ngoài là dây chằng để cử động dễ dàng. - Khớp bán động: Giữa 2 đầu xương có đĩa sụn làm hạn chế cử động. - Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cữ động được. IV- Kiểm tra đánh giá: GV gọi 1 và HS xác định các xương ở mỗi phần của bộ xương. V- Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”. - Mỗi nhóm 1 mẫu xương đùi ếch hay xương sườn của gà. Nghiên cứu trước bài “Cấu tạo và tính chất của xương”. - Ra về nhớ chấp hành luật lệ giao thông. VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tiet 7- sinh 8.doc