Giáo án Sinh học 8 năm 2009 - Tiết 3: Tế bào

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Học sinh phải nắm được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào .

- Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.

- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình, mô hình , kỹ năng suy luận lôgic , kỹ năng hoạt động nhóm .

3.Giáo dục:

 Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

B/ Phương pháp: Trực quan + đàm thoại + hoạt động nhóm.

C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật, sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường.

D/ Tiến trình lên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2009 - Tiết 3: Tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
TIẾT 3 : TẾ BÀO
NS:
ND: 
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh phải nắm được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào .
- Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình, mô hình , kỹ năng suy luận lôgic , kỹ năng hoạt động nhóm .
3.Giáo dục:
 Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
B/ Phương pháp: Trực quan + đàm thoại + hoạt động nhóm.
C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật, sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường.
D/ Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp :
	II- Kiểm tra bài cũ: Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. 
	III- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Một tế bào điển hình cấu tạo gồm những thành phần nào? 
GV: So sánh cấu tạo của TBTV và TBĐV?(TBTV: có lục lạp,vách xen lu lô; TBĐV: có trung thể.)
HS: Quan sát hình 3.1 trả lời câu hỏi
GV: Kiểm tra bằng cách treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mãnh bìa tương ứng với tên các bộ phận.
HS: Lên gắn các mảnh bìa các bộ phận vào sơ đồ .
GV: Nhận xét và thông báo đáp án đúng .
- Màng sinh chất có vai trò gì ?( Trao đổi chất)
- Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?(Tổng hợp và vận chuyển các chất)
- Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?(từ hoạt động của ti thể)
- Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?( Điều khiển các hoạt sống của tế bào )
-Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?(Dựa vào chức năng của 3 cơ quan này để trả lời)
HS: Nghiên cứu bảng 3.1 SGK, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi?
I. Cấu tạo tế bào: Gồm 3 phần :
- Màng.
- Tế bào chất: Gồm các bào quang
- Nhân: Nhiễm sắc thể, nhân
II. Chức năng các bộ phận trong tế bào:
( nội dung ở bảng 3.2 SGK ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hóa học của tế bào.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Hãy cho biết các thành phần hoá học của tế bào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Tại sao trong khẩu phần ăn mỗi người cần có đủ: Protein, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng? Vận dụng kiến thức , trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi.( Để cung cấp đủ các chất cho tế bào cơ thể sinh trưởng và phát triển)
III. Thành phần hóa học của tế bào:
 Tế bào gồm hổn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ:
 a) Chất hữu cơ:
- Protein: C,H,O,N,S.
- Gluxit: C,H,O.
- Lpit: C,H,O.
- Axit nucleic: AND, ARN.
 b) Chất vô cơ: Muối khoáng chứa Ca,K, Na,Cu
Hoạt động 3. Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: - Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?( Môi trường ngoài)
 - Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?( Nhờ các hệ cơ quan như: hệ tiêu hóa tiêu hóa và biến đổi thức ăn; Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất;Hệ bài tiết thải chất thải…)
 - Cơ thể lớn lên được do đâu?( tế bào lớ lên, phân chia, số lượng tế bào tăng lên)
 - Giữa tế bào và cơ thể có mối liên hệ như thế nào?( Qua môi trường trong cơ thể)
 - Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?( Vì tế bào thực hiện đầy đủ các chức năng của cơ thể)
HS: Nghiên cứu sơ đồ H3.2, Trả lời câu hỏi.
IV. Hoạt động sống của tế bào:
Hoạt động sống của tế bào gồm: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
	IV- Kiểm tra đánh giá: Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK.
	V- Dặn dò: - Học bài , trả lời câu hỏi 2 SGK , đọc mục “Em có biết “. 
 - Ôn tập phần mô ở thực vật.
 - Khi về phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
	VI- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • doctiêt 3-s8.doc