Giáo án Sinh học 8 năm 2009 - Tiết 2: Cấu tạo cơ thể người

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Học sinh kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.

 - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

2.Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức, kỹ năng tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Giáo dục:

 Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể tránh các tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

B/ Phương pháp: Trực quan + hoạt động nhóm.

C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người.Sơ đồ phóng to mô hình hệ cơ quan của người.

D/ Tiến trình lên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2009 - Tiết 2: Cấu tạo cơ thể người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2:	 CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
NS: 20/8/2009
ND: /8/2009
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Học sinh kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.
 - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức, kỹ năng tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Giáo dục:
 Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể tránh các tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.
B/ Phương pháp: Trực quan + hoạt động nhóm.
C/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người.Sơ đồ phóng to mô hình hệ cơ quan của người.
D/ Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp :
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	 1. Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
	 2. Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.	III- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
+ GV: - Cơ thể người gồm mấy phần?kể tên các phần đó.
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ?( Cơ hoành)
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?( Tim và phổi)
- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?(Các cơ quan còn lại)
+ HS: Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
+ GV: - Tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng.
- Hảy kể tên các cơ quan các động vật thuộc lớp thú .
- Cơ thể người gồm những cơ quan nào? Thành phần chức năng của từng cơ quan .
+ HS: Nghiên cứu SGK tranh ,hình trao đổi nhóm vận dụng kiến thức của lớp dưới hoàn thành bảng.
Hệ cơ quan
Các cơ quan
Chức năng
+ GV: - Ngoài các cơ quan trên trong cơ thể còn có cơ quan nào? (hệ nội tiết,hệ sinh dục, da, các giác quan)
I. Cấu tạo cơ thể:
 a ) Các phần cơ thể:
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu thân và tứ chi.
- Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.
 b ) Các hệ cơ quan:
Hệ cơ quan
Các cơ quan
Chức năng
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ tiêu hóa
Hệ thần kinh.
Hệ vận động.
Hệ nội tiết
Hệ bài tiết
Hệ sinh dục
Tim,hệ mạch
Đường dẫn khí và 2 lá phổi
Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Não, tủy sống ,dây và hạch thần kinh.
Cơ và xương
Hoocmon
Thận và đường dẫn nước tiểu.
Buồng trứng, tinh hoàn , ống dẫn…
Vận chuyển máu mang dinh dưỡng, chất thải.
Trao đổi khí
Tiêu hóa thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng và thải phân.
Điều khiển, điều hòa, phối hợp các hoạt động sống trong cơ thể.
Vận động
Cùng với hệ thần kinh điều khiển các hoạt động trong cơ thể.
Lọc máu và bài tiết chất cặn bã, độc hại.
Sinh sản.
 Ngoài các hệ cơ quan trên trong cơ thể còn có các hệ nội tiết,hệ sinh dục, da, các giác quan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?
+ HS: Phân tích được một hoạt động của cơ thể đó là chạy (Tim đập, máu chảy, tay chân hoạt động, bài tiết mồ hôi, thải nhiệt, dạ dày co bóp, hệ thần kinh điều khiển…)
+ GV: - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận từ sự phân tích ví dụ trên.
 - Yêu cầu học sinh quan sát H 2.3 cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?( Hệ thần kinh và thể dịch điều khiển hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể)
+ HS: Nhìn sơ đồ trả lời câu hỏi.
+ GV: - Phân tích cho học sinh thấy vai trò điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.
 - Yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng : Thấy mưa chạy nhanh về nhà, khi đi thì hay hồi hộp .
+ HS: Vận dụng kiến thức giải thích .
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
 - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. 
 - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. 
 	IV- Kiểm tra đánh giá:
- Cơ thể người có mấy hệ cơ quan ? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan.
- Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào.
	V- Dặn dò: 
- Học bài trả lời sách giáo khoa, ôn tập lại cấu tạo TBTV.
- Khi ra về luôn đi về bên phải, không phóng bừa vượt ẩu, không đi hàng 2, 3.
 	VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 Duyệt
 TTCM

File đính kèm:

  • docTIẾT 2-s8.doc