Giáo án Sinh học 8 năm 2009-2010 - Tiết 33: Chyển hóa

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. Gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống.

- Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng.

2. Rèn luyện kỹ năng : phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

3. Giáo dục:

ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe

B/ Phương pháp :Trực quan + vấn đáp tìm tòi .

C/Chuẩn bị :

1. GV:Tranh phóng to H 32.1

2. HS :Phần V tiết 21.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2009-2010 - Tiết 33: Chyển hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 /12/2009
Ngày dạy : /12 /2009 ( 8A) /12 ( 8B) /12(8C)
TUẦN 17 - TIẾT 33 
	 CHYỂN HÓA
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức 
- Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. Gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống.
- Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng.
2. Rèn luyện kỹ năng : phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Giáo dục: 
ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe
B/ Phương pháp :Trực quan + vấn đáp tìm tòi . 
C/Chuẩn bị : 
1. GV:Tranh phóng to H 32.1
2. HS :Phần V tiết 21. 
D/ Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định lớp:
 II.Kiểm tra Bài cũ: Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
 III. Bài mới:
Hoạt động 1 Tìm hiểu trao đổi chất:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Y/c học sinh ghi chép thông tin SGK quan sát H32.1, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?( Đồng hoá và dị hoá )
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng luợng?(Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá trong tế bào)
- Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?( Hoạt động , lao động và học tập )
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin 12 lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá . 
- Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá ?( Phần chốt kiến thức )
- Tỷ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào ?
HS: Nghiên cứu 1 , trả lơì câu hỏi.
I. Trao đổi chất:
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá trong tế bào.
- Mọi hoạt động của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào. 
Đồng hoá
Dị hoá
-Tổng hợp chất.
- Tích luỹ năng lượng.
- Phân giải chất.
- Giải phóng năng lượng.
- Mối quan hệ: Đồng hóa & dị hóa đối lập, mâu thuẩn nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể.
Hoạt động 2 Tìm hiểu Chuyển hóa cơ bản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có dùng năng lượng không ? tại sao? Em hiểu chuyển hoá cơ bản là gì? Ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản ?
HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
II. Chuyển hóa cơ bản:
+ Khái niệm: Là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
+ Đơn vị: KJ/h/kg.
+ Ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản để xác định tình trạng sức khỏe, trạng thái bệnh lý.
Hoạt động 3 Tìm hiểu Điều hòa sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Hoàn thiện kiến thức, đặt câu hỏi:Có những hình thức nào điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?(Cơ chế thần kinh;Cơ chế thể dịch) 
HS: Dựa vào thông tin nêu được các hình thức.
III. Điều hòa sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
+ Cơ chế thần kinh:
 - Ở não có các trung khu điều khiển sự TĐC.
 - Thông qua hệ tim mạch.
+ Cơ chế thể dịch : 
Do các HM đổ vào máu.
IV- Kiểm tra đánh giá:
 - Ghép các ô 1,2,3… ở cột A với các chử a, b, c … ở cột B để có câu trả lời đúng.
Cột A
Cột B
1. Đồng hóa
2. Dị hóa
3. Tiêu hóa
4. Bài tiết
1 a. Lấy thức ăn, biến đổi tạo thành chất dung dịch hấp thụ vào máu.
1 b. Tổng hợp chất đặc trưng và tích lũy năng lượng.
1 c. Thải các sản phẩm phân hủy và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài.
1 d. Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng 
 - Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
 V – Dặn dò:
 - Học bài theo nội dung bài ghi và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc mục”Em có biết”.
 - Tìm thêm các phương pháp phòng chống nóng lạnh ngoài các phương pháp SGK.
 - Nghiên cứu trước các câu hỏi ở bài thân nhiệt .
 - Ra về phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
VI. Phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 Duyệt
 TTCM

File đính kèm:

  • docTiết 33-S8.doc