Giáo án Sinh học 8 năm 2009-2010 - Tiết 25: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá

A/ Mục tiêu:

1.KiÕn thøc:

- Học sinh trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong qúa trình tiêu hoá, vai trò của tiêu hoá với cơ thể người .

- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người .

2. Rèn kỹ năng: quan sát tranh hình, sơ đồ, hoàn thiện kiến thức, tư duy tổng hợp lôgic và hoạt động nhóm.

3.Giáo dục: ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.

B/ Phương pháp : Trực quan + vấn đáp + tìm tòi .

C/ Chuẩn bị :

1.GV :Sơ đồ H 24.1, 24.2 SGK, mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở cơ thể người.

2. HS : PhÇn V tiÕt 24.

D/ Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp :

 II- Kiểm tra Bài cũ: (Không kiểm tra ) thu báo cáo thu hoạch giờ thực hành.

 III- Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2009-2010 - Tiết 25: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /11/2009
Ngày dạy : /11/2009( 8B, 8C) (8A)
TUẦN 13 - TIẾT 25
 TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ
A/ Mục tiêu:
1.KiÕn thøc:
- Học sinh trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong qúa trình tiêu hoá, vai trò của tiêu hoá với cơ thể người .
- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người .
2. Rèn kỹ năng: quan sát tranh hình, sơ đồ, hoàn thiện kiến thức, tư duy tổng hợp lôgic và hoạt động nhóm. 
3.Giáo dục: ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.
B/ Phương pháp : Trực quan + vấn đáp + tìm tòi .
C/ Chuẩn bị : 
1.GV :Sơ đồ H 24.1, 24.2 SGK, mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở cơ thể người.
2. HS : PhÇn V tiÕt 24. 
D/ Tiến trình lên lớp:
 I- Ổn định lớp :
 II- Kiểm tra Bài cũ: (Không kiểm tra ) thu báo cáo thu hoạch giờ thực hành. 
 III- Bài mới:
ĐVĐ: Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn, thức ăn đó thuộc những loại chất gì?
( VD : C¬m - ®­êng bét; thÞt - Proo tª in; Rau - Vi ta min...)
Ho¹t ®éng1 Tìm hiểu thức ăn và sự tiêu hoá: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV treo tranh H24.1 và yªu cÇu Hs quan s¸t H24.1 ®ể tr¶ lêi c©u hái sau.
- Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá ?(Vitamin, H2O, muối khoáng)
- Các chất nào được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?( Glu, Li, Pro,Axit Nucleic)
- Qúa trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Và hoạt động nào là quan trọng nhất?(qúa trình tiêu quá thức ăn) 
- Vai trò của qúa trình tiêu hoá thức ăn? 
Gv lưu ý HS khi quan sát tranh chú ý mũi tên, màu sắc khác nhau trong hình.
I. Thức ăn và sự tiêu hoá: 
- Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ 
- Hoạt động tiêu hoá gồm: Ăn ,đẩy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
- Nhờ qúa trình tiêu quá thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
Ho¹t ®éng 2 Tìm hiểu các cơ quan tiêu hoá:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv treo tranh H24.3 và yêu cầu HS quan sát , phân tích tranh
HS: Cá nhân nghiên cứu các thông tin SGK, quan sát hình vẽ, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận .
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng trong SGK. 
Yêu cầu trình bày được:
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
 Các tuyến tiêu hóa
Miệng,họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, tá tràng,hậu môn
Tuyến nước bọt,tuyến vị ,tuyến tụy,tuyến gan,tuyến ruột.
HS: N/C H 24.3 và hoàn thành bảng 24 SGK. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. 
GV: Gọi 1 học sinh chỉ trên tranh vẽ các cơ quan tiêu hoá. 
HS : Lớp theo dõi bổ sung (nếu cần).
GV: Nhận xét đánh giá phần trả lời đặc biệt chỉ trên tranh cần chính xác
II. Các cơ quan tiêu hoá:
- Ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( ruột non , ruột già) hậu môn.
- Tuyến tiêu hoá: Gồm tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
 IV- Kiểm tra dánh giá: 
GV : Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm : Đánh dấu vào câu trả lời đúng. 
 1. Các chất trong thức ăn gồm: 
 a) Chất vô cơ , chất hữu cơ ,muối khoáng. 
 b) Chất hữu cơ , vitamin, protêin.
 c) Chất hữu cơ , chất vô cơ.
 2. Vai trò của tiêu hoá là :
 a) Bảo đảm thực chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được. 
 b) Bảo đảm về mặt lý học và hoá học. 
 c) Thải các chất cặn bả ra khỏi cơ thể. 
 d) Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể .
 e) cả a,b,c,d .
 f) chỉ a và c.
 V- Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK, đọc mục “Em có biết”, kẻ bảng 25 vào vở và nghiên cứu trước phần hoàn thành bảng. 
- Thử nhai cơm hoặc bánh mì hơi lâu một chút thấy có vị gì ? vì sao?
- Khi nuốt thức ăn để ý xem cơ quan nào tham gia? 
- Ra về phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông 
VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTiết 25-s8.doc
Giáo án liên quan