Giáo án Sinh học 8 kì 2 - Trường THCS Trung Phú

Tiết 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 -Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích , nêu được ý nghiã của cơ quan phân tích đối với cơ thể .

 -Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác , nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt .

-Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật .

 2. Kỹ năng: -Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình .

 3. Thái độ : -Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mắt và bảo vệ mắt.

II . CHUẨN BỊ: -Tranh phóng to hình 49.1 ; 49.2 ; 49.3 Mô hình cấu taọ mắt

 

docx73 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 kì 2 - Trường THCS Trung Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trên tranh hình 48.3 ?
 D.Dặn dò :
Học bài và trả lời câu hỏi SGK. (Câu hỏi 2 trang 154 không yêu cầu Hs trả lời)
Xem bài mới : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
	 Ngày soạn: 9/3/2015
Tiết 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức:
 -Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích , nêu được ý nghiã của cơ quan phân tích đối với cơ thể .
 -Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác , nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt .
-Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật .
 2. Kỹ năng: -Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình .
 3. Thái độ : -Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mắt và bảo vệ mắt. 
II . CHUẨN BỊ: -Tranh phóng to hình 49.1 ; 49.2 ; 49.3 Mô hình cấu taọ mắt 	
III.TIÊN TRÌNH LÊN LỚP:
 A.Bài cũ : 	-Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
 B. Bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1 : Cơ quan phân tích
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK à trả lời câu hỏi :
Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào ?
+Ý nghiã của cơ quan phân tích đối với cơ thể ?
Học sinh tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi . 
Một vài học sinh phát biểu 
GV lưu ý hsinh : Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích 
- Học sinh tự rút ra kết luận 
HĐ2: Cơ quan phân tích thị giác. 
( Hình 49-1 và nội dung liên quan lệnh ▼ trang 155 không dạy) 
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật .
GV:? Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ? 
GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu cấu tạo cầu mắt ở hình 49.2 và mô hình à làm bài tập điền từ tr 156 
-Học sinh dưạ vào kiến thức mục 1 để trả lời :
GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu cấu tạo cấu mắt ở hình 49.2 và mô hình à làm bài tập điền từ tr 156 
Học sinh quan sát kỹ hình từ ngoài vào trong à ghi nhớ cấu tạo cầu mắt.
GV chỉ định 1-2 HS xác định trên mô hình các bộ phận của mắt đặc điểm cấu tạo và chức năng. 
GV treo tranh 49.3,yêu cầu HS quan sát đọc thông tin tìm hiểu cấu tạo màng lưới, GV hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác.
H:Tại sao khi muốn nhìn rõ một ta phải hướng trục mắt vào vật đó?
GVchỉ định 1-2HS trình bày cấu tạo màng lưới trên tranh .HS khác nhận xét bổ sung,GV chốt kiến thức. 
( Hình 49-4 và lệnh ▼ trang 157 không dạy) 
HS quan sát hình và kết hợp với thông tin à trả lời câu hỏi :
+Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ?
 +Vì sao trời tối ta k nhìn rõ màu sắc của vật ?
(Tại Điểm vàng mỗi chi tiết ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh) .
H: Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt ?
Tr bày q trình tạo ảnh ở màng lưới ?
I . Cơ quan phân tích gồm :
Cơ quan thụ cảm 
Dây thần kinh 
+Bộ phận phân tích ở trung ương (vùng thần kinh ở đại não )
Ý nghiã : Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường 
II . Cơ quan phân tích thị giác : gồm
 CácTB thụ cảm thị giác
Dây thần kinh thị giác 
Vùng thị giác ở thùy chẩm 
1/ Cấu tạo của cầu mắt gồm :
- Màng bọc
Màng cứng : Phiá trước là màng giác trong suốt
Màng mạch : Phiá trước là lòng đen . nhiều mạch máu ,các TB sắc tố đen 
Màng lưới
Tế bào nón 
Tế bào que 
- Môi trường trong suốt
+ Thủy dịch
+ Thể thủy tinhdịch
+ Dịch thủy tinh
2/ Cấu tạo của màng lưới : gồm 
Tế bào nón : Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
Tế bào que :Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu 
Điểm vàng : Là nơi tập chung tế bào non 
Điểm mù : Không có tế bào thụ cảm thị giác .
3/ Sự tạo ảnh ở màng lưới 
Thể thủy tinh ( như 1 thấu kính hội tụ ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật
- Ánh sáng phản chiếu từ vật tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược à kích thích tế bào thụ cảm à dây thần kinh thị giác à vùng thị giác 
 C. Củng cố :
 -trình bày các bộ phận của mắt trên mô hình.
 -Vai trò của thể thủy tinh,đặc điểm cấu tạo của màng lưới
 -Trình bày quá trình tạo ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác ? 
 D.Dặn dò : Học bài và trả lời câu hoỉ SGK
Đọc mục : “em có biết “Tìm hiểu một số bệnh về mắt Xem bài mới: VỆ SINH MẮT
	 Ngày soạn: 13 /3 / 2015
Tiết 52: VỆ SINH MẮT
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị , viễn thị và cách thức khắc phục 
 - Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột , cách lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột và một số bệnh về mắt khác .
2.Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát , nhận xét và liên hệ thực tế 
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ mắt , phòng tránh các bệnh về mắt . 
II . CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh phóng to hình 50.1 ; 50.2 ; 50.3 ; 50.4	
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 A. Bài cũ 
-Trình bày cấu tạo màng lưới ? Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ?	
 B. Bài mới
Hoạt dộng của GV – HS
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu các tật của mắt 
 H:Các em hãy kể một số tật của mắt mà em được biết ?
*Tật cận thị:
 -Thế nào là mắt cận thị? 
 -GV yêu cầu HS quan sát H50.1:
 +Hãy cho biết nguyên nhân của tật cận thị?(cầu mắt quá dài hoặc thể thủy tinh ngắn quá).
H:Khi ánh sáng phản chiếu một vật vào mắt, nếu ảnh của vật hiện không đúng màng lưới thì ta có nhìn rõ vật không?và mắt phải điều tiết như thế nào để nhìn rõ vật?Khi quan sát vật trong những trường hợp nào thì mắt phải điều tiết? 
GV:Nếu trong học tập và làm việc mà mắt luôn phải điều tiết thì rất dễ bị cận thị.
-Cần khắc phục cho mắt cận thị như thế nào?
*Tật viễn thị:
 -Gv yêu cầu HS quan sát H50.2:
 + Thế nào là tật viễn thị?
 +Nguyên nhân của tật viễn thị?
 +Cần khắc phục cho mắt bị viễn thị như thế nào?
GV:Tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về tật cận thị và viễn thị
H:-Ngoài tật cận thị và viễn thị em còn biết những tật nào của mắt?
 -Kể tên các bệnh về mắt mà em biết?
HĐ2:Tìm hiểu các bệnh về mắt.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
H:Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của bệnh đau mắt hột?
 GV nhận xét các ý kiến của HS và giới thiệu thêm về bệnh đau mắt hột,và các bệnh về mắt thường xảy ra.
H:Em hãy nêu biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt? 
Các tật của mắt 
1 . Cận thị : Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần 
Nguyên nhân : 
Bẩm sinh : Cầu mắt dài
Thể thủy tinh quá phồng do không giữ vệ sinh khi đọc sách .
Cách khắc phục : 
Đeo kính mặt lõm 
( kính phân kỳ hay kính cận ).
2 . Viễn thị : Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa 
Nguyên nhân : 
Bẩm sinh:Cầu mắt ngắn
Thể thủy tinh bị lão hoá à mất khả năng điều tiết 
Cách khắc phục : 
Đeo kính mặt lồi 
(kính hội tụ hay kính viễn
II . Bệnh về mắt : 
Các bệnh về mắt khác :
 + đau mắt hột
Đau mắt đỏ 
Viêm kết mạc 
Khô mắt 
- Cách phòng tránh : Giữ vệ sinh mắt và dùng thuốt theo chỉ dẫn của bác sĩ .
C/ Củng cố :
1 . Nguyên nhân nào gây nên tật cận thị và viễn thị và các bệnh về mắt? 
D/ Dặn dò : Học bài và trả lời câu hoỉ SGK - Đọc mục : “em có biết “ - Chuẩn bị : “Cơ quan phân tích thính giác”
 Ngày soạn: 1 6 / 3 / 2015
Tiết 53 :CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC.
I- MỤC TIÊU.
 1 Kiến thức:
 - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
 - Mô tả được cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
 - Phòng tránh các tật về tai
2. Kỷ năng
	Rèn kỹ năng quan sát và phân tích phân tích cấu tạo dựa vào tranh.
3. Thái độ:	- GD ý thức vệ sinh tai.
III- CHUẨN BỊ:
Mô hình tai.
Sơ đồ 51.1-2 sgk.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A. Bài cũ:
	- Nêu các tật của mắt? Biện pháp ngăn ngừa các tật của mắt?
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu các bộ phận của tai( Hình 51-2 và nội dung liên quan trang 163 không dạy)
- Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H51.1,hoàn thành phần bài tập điền từ sgk
- GV gọi 1-2 HS đọc bài tập đã thực hiện,HS khác bổ sung,GV nhận xét. 
H:+ Tai ngoài gồm những bộ và chức năng gì?
 + Nêu đặc điểm tai giữa?
 + Tai trong có cấu tạo và chức năng gì?
+ Chức năng của tai trong?
GV dùng mô hình giới thiệu và két luận về cấu tạo của tai.
-GV kiểm tra kết quả bằng cách gọi 1-2 HS xác định các thành phần cấu tại ngoài,tai gữa của tai trên mô hình.
HĐ2:Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm của tai 
GV cho HS đọc thông tin SGK và Mô tả quá trình truyền sóng âm và thu nhận cảm giác về âm?
GV giảng như nội dung SGK.
HĐ 3 : Vệ sinh tai
GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk
 H:+ Ráy tai có tác dụng gì?
 + Để bảo vệ tai cần làm gì?
 . 
* Tích hợp môi trường : Sóng âm làm rung màng căng của màng nhỉ rồi khuyếch tán vào cửa bầu dục truyền đến dây thần kinh thính giác. Nếu âm thanh to, mạnh và liên tục sẽ làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ và dễ làm tổn thương (thủng màng màng nhỉ) nên cần sống và làm việc trong bầu không khí yên tĩnh ,tránh ô nhiễm tiếng ồn.
- CẤU TẠO CỦA TAI.
1. Tai ngoài:
- Vành tai: hứng sóng âm
- Ống tai: Dẫn sóng âm
- Màng nhĩ: Ngăn cách tai ngoài và tai giữa.
2. Tai giữa:
- Gồm một chuỗi xương tai: Xương búa, xương đe, xương bàn đạp→Hứng sóng âm vào tai trong
3. Tai trong:
- Gồm 2 bộ phận: 
+ Hệ thống tiền đình và ống bán khuyên thu nhận kích thích về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai: Gồm ốc tai xương và ốc tai màng thu nhận kích thích sóng âm.
II- CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM.
- Tai trong có chức năng truyền sóng âm và thu nhận cảm giác về âm.
+ Sóng âm đạp vào màng nhĩ, sau khi được 1 chuỗi xương tai khuếch đại ở của bầu dục và chuyển vào hệ thống tai trong sẽ xuất hiện xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở vỏ não và cho ta cảm giác về âm thanh
III- VỆ SINH TAI.
Giữ gìn vệ sinh tai.
Bảo vệ tai :
+ Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
C. Củng cố:
1. Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
 2. Vì sao có thể xác định được âm thanh phát ra từ bên phải hay trái ? 	
D.Dặn dò
 Học bài và trả lời câu hỏi SGK. ( câu hỏi 1 trang 165 không yêu cầu Hs trả lời)
Đọc mục : “em có biết “
Tìm hiểu hoạt động của một số vật nuôi trong nhà 
 Ngày soạn: 19/ 3 / 2015
Tiết 54: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I- MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày được quá trình hình thành được các phản xạ mới quá trình ức chế các phản xạ cũ. 
- Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập một phản xạ có điều kiện
- Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng
2. Kỷ năng;	- Kỹ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ:	- GD ý thức bảo vệ cơ thể và ý thức rèn luyện thói quen tốt.
II.CHUẨN BỊ:
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 A.Bài cũ: 
 - Nêu các biện pháp vệ sing tai?
 - Phản xạ là gì?cho ví dụ về phản xạ? 
B. Bài mới:	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1:Tim hiểu Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .
GV yêu cầu hs thực hiện mục Ñ-sgk .
GV chỉ định 1-2 HS nêu ý kiến trả lời,HS khác nhận xét GV kết luận.
H:-Thế nào là pxkđk? - Thế nào là pxcđk?
Gv nhận xét các ý kiến của HS và kết luận về pxkđk và pxcđk.
H:Kể thêm một vài ví dụ về pxkđk và pxcđk xảy ra trong đời sống hàng ngày.
HĐ2:Tìm hiểu về sự hình thành pxcđk.
 GV yêu cầu HS quan sát H52.3:
H:+ Thí nghiệm trên H52.1-2 Pap lốp đã dùng những điều kiện nào? (đèn sáng + Thức ăn)
+ H.52.3đã xuất hiện điều gì?
+ H.52.3 B em thấy xuất hiện điều gì không cần thức ăn?
+ Vậy muốn PXCĐK được thành lập cần có sự kết hợp thế nào?
+ Vậy muốn ức chế pxck cần phải làm gì? ví dụ?
+ức chế pxcđk có nghĩa gì đối với cơ thể? ví dụ?
Gv tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về sự hình thành và ức chế PXCĐK.
HĐ3:Tìm hiểu các tính chất của PXKĐK và PXCĐK.
GV yêu cầu HS đọc kĩ bảng 52.2 suy nghĩ và hoàn thành những tính chất còn thiếu .
GV gợi ý:
 -Khi cho thức ăn vào miệng thì nước bọt tiết ra(pxkđk)-sinh ra đã có(bẩm sinh). 
-khi nhìn thấy quả chanh đã tiết nước bọt(pxcđk), Nhưng một người chưa bao giờ nhìn thấy quả chanh và được ăn quả chanh thì không tiết nước bọt.Như vậy pxcđk không có tính bẩm sinh.
GV gọi 1-2 HS đọc bảng HS khác nhận xét,bổ sung,GV nhận xét,sữa chữa và kết luận về các tính chất của pxcđk và pxkđk 
I.Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .
Pxkđk là à phản xạ sinh ra đẫ có,không cần phải học tập.
Pxcđk là à phản xạ được hình thành trong đời sống cá,là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
II.Sự hình thành pxcđk:
1.Hình thành.
-Muốn hình thành phản xạ có điều kiện cần phải kết hợp nhiều lần kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
-Trong đó kích thích có điều kiện phải tiến hành trước vài giây
2.ức chế phản xạ có điều kiện.
-Xảy ra khi pxcđk khộng được củng cố.hoặc khi xuất hiện một kích thích quá mạnh.
-Ý nghĩa:
 +Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
 +Hình thành thói quen ,tập quán tốt. 
III.Tính chất của PXKĐK và PXCĐK 
-Bảng 52.2(SGK)
C- Củng cố. 
- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
- Hãy trình sự hình thành một phản xạ có điều kiện?
- Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện?
D- Dặn dò:	- Học bài theo nội dung sgk.
	- Tìm hiểu bài mới.
	 Ngày soạn: 22 /3/ 2015
Tiết 55: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I- MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
- Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa phản xạ có điều kiện ở người và các động vật nói chung và thú nói riêng (liên quan đến cấu trúc của não)
- Nêu rõ vai trò của tiếng nói và khả năng tư duy trừu tượng ở con người
 2. Kỷ năng
- Rèn luyện kỹ năng so sánh phân tích.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
II.CHUẨN BỊ:
 - Quả chanh tươi, khế.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 A.Bài cũ: 
1/ Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện ? 
 2/ Nêu Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ?
B.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1 : TÌM HIỂU SỰ THÀNH LẬP VÀ ỨC CHẾ CÁC PXCĐK Ở NGƯỜI
- GV đãn dắt học sinh nghiên cứu ’ để hình thành quá trình ức chế phản xạ có điều kiện.
+ Dựa vào mục ’ sgk GV phân tích mở rộng kiến thức sự giống nhau của phản xạ có điều kiện ở người và động vật
+ Phản xạ có điều kiện khi nào được thành lập và số lượng ra sao? Cho ví dụ?
+ Tìm một số ví dụ về sự ức chế các phản xạ có điều kiện trong cuộc sống hàng ngày?
HĐ 2 : TIM HIỂU VAI TRÒ CỦA TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và đặt vấn đề:
+ Tại sao khi nói đến chanh, khế ta lại tiết nước bọt?
+ Tại sao nói tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra những phản xạ có điều kiện cấp cao?
+ Tiếng nói và chữ viết giúp con người hiểu nhau hơn, vì sao?
HS: Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi.
HĐ3 : TÌM HIỂU TƯ DUY TRỪU TƯỢNG
- GV dẫn dắt giúp học sinh thảo luận tư duy trừu tượng:
- GV phân tích ví dụ : Con gà con trâu , con cá .. có đặc điểm chung à xây dựng khái niệm “ Động vật “ à GV tổng kết lại kiến thức . 
+ Từ chữ viết và tiếng nói con người đã khái quát hoá chúng thành những khái niệm được diễn đạt bằng từ mà con người dễ hiểu.
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk:
I – SỰ THÀNH LẬP VÀ ỨC CHẾ CÁC PXCĐ K Ở NGƯỜI
- Phản xạ có điều kiện được thành lập từ rất sớm ở người.
+ Càng lớn số lượng càng nhiều và độ phức tạp càng cao.
- Bên cạnh việc thành lập các phản xạ có điều kiện mới đã xảy ra sự ức chế những phản xạ không cần thiết trong đời sống cá thể.
- Sự phối hợp giữa hình thành và ức chế thức chất là quá trình học tập rèn luyện các thói quên tốt giúp cơ thể thích nghi với đời sống.
II-Vai trò của tiếng nói và chữ viết.
1.Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
- Tiếng nói và chữ viết đã mô tả được khái quát của sự vật.
- Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật gây phản xạ có điều kiện cấp cao ở người ở người (khác với thú)
2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm.
- Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của PXCĐK, là phương tiện để giao tiếp giúp con người hiểu nhau.
III- TƯ DUY TRỪU TƯỢNG
Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
 Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá à là cơ sở tư duy trừu tượng . 
. 
C- Củng cố
	- Gv yêu cầu HS Trả lời câu hỏi cuối bài.
D- Dặn dò.
	- Học bài theo nội dung sgk.
	- Đọc và tìm hiểu bài mới
	 Ngày soạn: 24/3/2015
Tiết 54 : VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I- MỤC TIÊU.
 1 Kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động nghỉ ngơi hợp lý đối với sức khoẻ.
- Nêu rõ tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ nói chung và hệ thần kinh nói riêng
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ.
2. Kỷ năng
- Tư duy, khẳ năng liên hệ thực tế.
 3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
II-CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh tác hại của ma tuý
- Bảng phụ phiếu học tập.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LƯỚP.
 A.Bài cũ:
	Nêu ví dụ về sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?ý nghĩa của sự thành lạp và ức chế phản xạ có điều trong đời sống con người?
B.Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1 : Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với đời sống con người
GV có thể cung cấp thông tin về giấc ngủ : 
+ Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại được. Nhưng mất ngủ 10 – 12 ngày là chết . 
 + Hưng phấn và ức chế là hai trạng thái trái ngược trong hoạt động sinh lí của hệ TK.Mà ngủ là một quá trình ức chế,và ức chế khyếch tán khắp vỏ não
H: Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý(sinh lý là một hoạt động sống)?
+ Nếu thiếu ngủ,mất ngủ em có cảm giác thế o?
Giấc ngủ có một ý nghiã như thế nào đối với sức khoẻ ? 
+ Giấc ngủ như thế nào là tốt nhất?
Làm thế nào để có giấc ngủ tốt nhất? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ?
GV chốt lại các ý kiến của HS và chốt lại các biện pháp để có giấc ngủ tốt 
 HĐ 2 : LAO ĐỘNG NGHỈ NGƠI HỢP LÝ.
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ.
GV : Hệ thần kinh là trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nếu rối loạn con người sẽ mắc bệnh và thậm chí dẫn đến cái chết
Tại sao không nên làm việc quá sức? Quá khuya?
Vậy lao động và nghỉ ngơi hợp lý có tác dụng gì?
+ Tại sao phải vệ sinh hệ thần kinh?
+ Để bảo vệ hệ thần kinh cần phải làm gì?
Chế độ làm việc nghỉ ngơi như thế nào là hợp lý?
HĐ3 :.TIM HIỂU VỀ CÁC CHẤT KÍCH THÍCH VÀ ỨC CHẾ ĐỐI VỚI HỆ THẦN KINH
- GV treo tranh về ma tuý học sinh quan sát và giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành
I – Ý NGHĨA CỦA GIẤC NGỦ.
1. Ý nghĩa: 
- Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể,đảm bảo phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
2. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon.
+ Chuẩn bị tốt chỗ ngủ.
+ Không dùng những chất kích thích trước khi bước vào giấc ngủ.
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
II- LAO ĐỘNG NGHỈ NGƠI HỢP LÝ.
- Bảo vệ hệ thần kinh cần:
+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày dể phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng. 
+ Luôn giữ cho tâm hồn luôn thanh thản.Tránh suy nghĩ lo âu.
+ Xây dựng một chế độ làm 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_8_2014_20150726_104838.docx
Giáo án liên quan