Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ I

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- HS nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí của con người trong giới động vật.

 2. Kĩ năng:

- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.

- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích kênh hình.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn hoc.

II. CHUẨN BỊ:

- HS: Ôn lại kiến thức sinh 7

- GV: Tranh phóng to các hình:1.1; 1.2; 1.3 sgk/6, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc73 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết”. Kẻ bảng 17.1 vào vở
 - Ôn tập lại cấu tạo của tim và mạch ở động vật.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV: ………………………………………….............................................................
HS: …………………………………………..............................................................
	Duyệt tuần 08
Ngày soạn: ………………..
Tuần: 09. Tiết PPCT: 17
Bài 17. TIM VÀ MẠCH MÁU
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: - HS trình bày được cấu tạo của tim và hệ mạch 
- Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)
2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại mạch mạch máu. Rèn kĩ năng tư duy, dự đoán, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
	* Trọng tâm: Cấu tạo tim
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Tranh phóng to các hình 17.1; 17.2. Mô hình động cấu tạo tim người.
	Bảng phụ: kẻ sẵn bảng 17.1.
- HS: Kẻ bảng 17.1 vào vở
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
	2. Kiểm tra: - Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu.
- Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò?
3. Bài mới: Chúng ta đã biết tim có vai trò quan trọng, đó là co bóp đẩy máu. Vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó? Chúng ta bắt đầu tìm hiểu.
Hoạt động 1: Cấu tạo tim
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
- GV treo mô hình để giới thiệu về tim.
- HS quan sát và lắng nghe
+ Trình bày cấu tạo ngoài của tim ?
- HS tự nghiên cứu hình 17.1 SGK kết hợp với mô hình -> Xác định cấu tạo ngoài của tim.
- GV bổ sung thêm: Có màng tim bao bọc bên ngoài.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
+ Hoàn thành bảng 17.1
+ Dự đoán xem: Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?
+ Dự đoán: Giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều?
- HS dự đoán câu hỏi trên cơ sở kiến thức bài trước. Thống nhất trong nhóm dự đoán và có lời giải thích.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả dự đoán của mình. 
- GV ghi lại dự đoán của một vài nhóm lên bảng
- GV hỏi: Các em so sánh và xem dự đoán của mình đúng hay sai ?
- HS trả lời -> HS khác bổ sung.
- GV chữa bảng 17. -> HS tự sửa chữa.
I. Cấu tạo tim
- Tim cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim
- Tim có 4 ngăn
+ Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ.
+ Cơ tâm thất trái dày hơn cơ tâm thất phải.
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất. Giữa tâm thất và động mạch có van thất động (van tổ chim) giúp máu lưu thông theo một chiều.
- Chức năng của tim : co bóp tống máu đi và nhận máu về.
Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
- GV treo tranh hình 17.2 để giới thiệu về cấu tạo các mạch máu
- HS quan sát hình và lắng nghe
- GV yêu cầu:
+ Có những loại mạch máu nào?
+ Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch ? Giải thích sự khác nhau đó.
- Cá nhân tự nghiên cứu hình 17.2 SGK. Trao đổi nhóm hoàn thành đáp án câu hỏi.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
II. Cấu tạo mạch máu
Gồm: 
- Động mạch: Đẩy máu từ tim đến các cơ quan, vận tốc và áp lực lớn
 - Tĩnh mạch: Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vân tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch: Trao đổi chất với các té bào
Hoạt động 3: Chu kì co dãn của tim
Hoạt động của giáo viên và hs
Nội dung
- GV treo tranh hình 17.3 để giới thiệu về cấu tạo các mạch máu
- HS quan sát hình và lắng nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận.
+ Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây
+ Trong mỗ chu kì: TN làm việc bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây? TN làm việc bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?
+ Tại sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi?
- HS thảo luận tìm ra đáp án
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh hình 17.3. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại cho HS ghi bài. 
III. Chu kì co dãn của tim:
Chu kì tim gồm 3 pha.
- Pha co tâm nhĩ ( 0,1s): máu từ tâm nhĩ -> tâm thất.
- Pha co tâm thất (0,3s): máu từ tâm thất vào động mạch chủ.
- Pha dãn chung ( 0,4s): máu được hút từ tâm nhĩ đến tâm thất.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống lại bài. - Gọi 1 HS đọc phần tóm tắt cuối bài
-Lớp chọn: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK
-Lớp đại trà: Trả lời câu hỏi 1, 2, 4 SGK
5. Dặn dò: - Học bài trả lời theo câu hỏi và bài tập SGK. - Đọc mục: “ Em có biết
	- Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV: ………………………………………….............................................................
HS: …………………………………………..............................................................
Ngày soạn: ………………..
Tuần: 09. Tiết PPCT: 18
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức
 	Nhằm đánh giá sự nhận thức của HS về môn sinh học thông qua các chương đã được học.
2. Kỹ năng
 Rèn cho HS kỹ năng làm các loại bài trắc nghiệm, tự luận
3. Thái độ
 Thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Đề kiểm tra, đáp án
- HS: Viết ghi, học bài theo hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
MA TRẬN ĐỀ:
 MÖÙC ÑOÄ
 NOÄI DUNG
NHAÄN BIEÁT
Soá caâu/ñieåm
THOÂNG HIEÅU
Soá caâu/ñieåm
VAÄN DUÏNG THAÁP
Soá caâu/ñieåm
VAÄN DUÏNG CAO
Soá caâu/ñieåm
TOÅNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chöông I. Khaùi quaùt veà cô theå ngöôøi
1/0.5
1/1.0
1/2.0
1/0.5
4/4.0
Chöông II. Vaän ñoäng
1/0.5
1/0.5
1/0.5
3/1.5
Chöông III. Tuaàn hoaøn
1/0.5
1/2.0
2/1.0
1/1.0
5/4.5
TOÅNG
3/1.5
2/3.0
3/1.5
1/2.0
2/1.0
1/1.0
12/10
ĐỀ:
I. Phần trắc nghiệm: 4đ
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Chức năng của chất tế bào là?
A. Thực hiện quá trình trao đổi chất	B. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
C. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào	D. Giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền
2. Chức năng của mô biểu bì?
A. Bảo vệ, hấp thụ và tiết	B. Nâng đỡ các cơ quan
C. Co dãn tạo nên sự vận động	D. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin.
3. Chức năng của sụn đầu xương?
A. Giúp cho xương dài ra	B. Phân tán lực tác động
C. Giúp cho tương to ra 	D. Làm giảm ma sát trong khớp xương
4. Xương to ra nhờ?
A. Sự phân chia của tế bào khoang xương	B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng
C. Sự phân chia của tế bào màng xương	D. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng
5. Cơ cánh tay có vai trò?
A. Gập và duỗi cẳng tay	B. Gập và duỗi các ngón tay
C. Gập thân về phía trước.	D. Gập và duỗi bàn tay
6. Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và khí oxi được thực hiện ở?
A. Tĩnh mạch	B. Mao mạch
C. Phổi	D. Động mạch
7. Thời gian của một chu kì co dãn của tim là?
A. 0.7s	B. 0.8s	C. 0.9s	D. 1s
8. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là?
A. Tâm thất trái	B. Tâm thất phải
C. Tâm nhĩ trái	D. Tâm nhĩ phải
II. Phần tự luận: 6đ
1. Kể tên các loại mô chính có trong cơ thể người? 1đ
	2. Phản xạ là gì? Tham gia vào cung phản xạ có những nơron nào? Nêu chức mawmng của từng nơron đó? 2đ
	3. Nêu chức năng của hồng cầu và bạch cầu? 2đ
4. Người có nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm máu A hay không? Vì sao? 1đ	
HƯỚNG DẪN CHẤM :
I. Phần trắc nghiệm: 4đ
Mỗi câu đúng được 0,5 đ :	1C	2A	3D	4C	5A	6B	7B	8D
II. Phần tự luận: 6đ
1. Các loại mô chính:
Mô biểu bì	0.25đ 	Mô liên kết	0.25đ
	Mô cơ	0.25đ	Mô thần kinh	0.25đ
2. Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.	0.5đ
 Tham gia vào cung phản xạ có 3 nơron: 
Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh 	0.5đ
Nơron trung gian: Truyền xung thần kinh đến cơ quan phản ứng	0.5đ
Nơron li tâm: Liên hệ giữa các nơron.	0.5đ
3. Hồng cầu: Vận chuyển khí oixi và cacbonic trong máu	0.5đ
 Bạch cầu: 
	Thực bào: Nuốt vi khuẩn, virut rồi tiêu hóa chúng	0.5đ
	Tiết ra kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên của vi rút.	0.5đ
	Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn, virut.	0.5đ
4. Không. Vì sẽ bị kết dính hồng cầu.	1đ
2 Dặn dò:
	Về nhà đọc và soạn các câu hỏi trong bài 18.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV: ………………………………………….............................................................
HS: …………………………………………..............................................................
	Duyệt tuần 09
Ngày soạn: ………………..
Tuần: 10. Tiết PPCT: 19	 
BÀI 18. VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
- HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh
 3. Thái độ: 
	Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
	*Trọng tâm: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2. Băng hình về các hoạt động trên (nếu có).
- HS: Xem trước nội dung bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra: 
- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Ý nghĩa của sự khác nhau đó ? 
3. Bài mới: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động 1 : Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV gọi 1 HS đọc thông tin. Hs đọc thông tin	
- GV lần lượt treo tranh hình 18.1-18.2 để giới thiệu về tranh cho HS quan sát.
- HS quan sát tranh và nghe.
- GV hỏi:
+ Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe?
+ Vân tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu?
- HS trả lời.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ?
- Trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời:
+ Lực đẩy là chủ yếu và có sự phối hợp giữa các ngăn tim với van tim và hệ mạch. 
+ Nhờ sự co bóp của các bắp cơ quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày đáp án -> nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và nhắc HS: Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
 Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu.
- Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch .
- Ở động mạch: Vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- Ở tĩnh mạch: Máu vận chuyển nhờ:
+ Co bóp của các cơ quanh thành mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Van 1 chiều giúp máu không bị chảy ngược.
Hoạt động 2 : Vệ sinh tim mạch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV gọi 1 HS đọc thông tin. Hs đọc thông tin
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy chỉ ra tác nhân gây hại cho hệ tim mạch?
+ Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa ? và như thế nào ?
- HS tự trả lời. HS có thể kể: nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
- GV hỏi: Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch?
- HS trả lời: 
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì
+ Cần tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch như: thương hàn,…
+ Hạn chế ăn mỡ động vật
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- GV treo bảng 18/59 cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch?
+ Bản thân em đã rèn luyện chưa ? và đã rèn luyện như thế nào ?
+ Nếu em chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ?
- HS độc lập suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, chốt lại cho HS ghi bài.
II. Vệ sinh tim mạch:
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì
+ Cần tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch như: thương hàn,…
+ Hạn chế ăn mỡ động vật
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch:
- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mải, vui vẻ.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da
4. Củng cố: - Đọc mục:  Em có biết?
- Lớp chọn: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK
- Lớp đại trà: Trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK
5. Hướng dẫn:
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi theo đối tượng.
- Làm bài tập 2 : Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm.
Giải thích : ở các vận động viên lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ O2 cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm để được nhiều máu hơn, nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV: ………………………………………….............................................................
HS: …………………………………………..............................................................
Ngày soạn: ………………..
Tuần: 10. Tiết PPCT: 20	
BÀI 19. THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
 - HS phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
 - HS biết được các phương pháp sơ cứu cầm máu.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng thực hành băng bó vết thương, buộc garô
 3. Thái độ:
 - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tim mạch.
 - Có ý thức nghiêm túc học tập trong giờ thực hành.
	* Trọng tâm : HS thực hành
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm).
- HS : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và kiểm tra bài cũ (câu 1, 4 SGK).
3. Bài mới :
VB: Cơ thể người trung bình có mấy lít máu?
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- GV: Nếu mất 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần được xử lí kịp thời và đúng cách.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV thông báo về các dạng chảy máu là:
+ Chảy máu mao mạch
+ Chảy máu tĩnh mạch
+ Chảy máu động mạch
- Cá nhân ghi nhận 3 dạng chảy máu.
- Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ?
- Bằng kiến thức thực tế và suy đoán HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
1. Các dạng chảy máu:
Có 3 dạng chảy máu:
- Chảy máu mao mạch: Máu chảy ít, chậm.
- Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
- Chảy máu động mạch: Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV yêu cầu HS trả lời: Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- HS nêu cách băng bó
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện băng bó vết thương ở lòng bàn tay.
- Các nhóm thực hiện
- GV quan sát các nhóm làm việc -> giúp đỡ nhóm yếu.
- Các nhóm hoan thành công việc theo yêu cầu: 
+ Mau gọn, đẹp.
+ Không gây đau cho nạn nhân.
- GV cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.
- GV công nhận đánh giá đúng và phân tích đánh giá chưa đúng của các nhóm. 
- GV yêu cầu HS trả lời: Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ?
- HS nêu cách băng bó
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện băng bó vết thương ở cổ tay.
- Các nhóm tham khảo thêm hình 19.1 SGK và thực hiện băng bó
- GV quan sát các nhóm làm việc -> giúp đỡ nhóm yếu.
- Các nhóm hoan thành công việc theo yêu cầu:
+ Buột băng gọn, không chặt qúa, không lỏng quá.
+ Vị trí dây ga rô cách vết thương không quá gần và không xa.
- GV cũng để các nhóm tự đánh giá.
- Cuối cùng GV đánh giá công nhận đúng và chưa đúng.
2. Tập sơ cứu trong các trường hợp giả định sau:
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay
* Các bước tiến hành: 
- Dùng ngón tay bịt chặt vết thương trong vài phút
- Sát trùng vết thương bằng cồn iot
- Vết thương nhỏ , có thể dùng băng dán
- Vết thương lớn, cho ít bông gòn vào giữa 2 miếng gạc và đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buột chặt lại
* Lưu ý: Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu -> đưa nạn nhân đến bệnh viện.
b. Băng bó vết thương ở cổ tay (Chảy máu ở động mạch)
* Các bước tiến hành: 
- Dùng ngón tay cái dò vị trí động mạch cánh tay, khi tìm thấy thì bóp mạnh để máu không chảy ra ở vết thương trong vài phút.
- Buộc garô: Dùng dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương, với áp lực ép đủ để cầm máu.
- Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.
* Lưu ý:
+ Vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới buộc dây ga rô.
+ Cứ 15 phút nới dây ga rô ra và buộc lại.
+ Vết thương ở vị trí khác, ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.
Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- GV căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.
4. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả 
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
- Về nhà viết bài thu hoạch theo mẫu như SGK/63 và soạn trước bài 20.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV: ………………………………………….............................................................
HS: …………………………………………..............................................................
	Duyệt tuần 10
Ngày soạn: ………………..
Tuần: 11. Tiết PPCT: 21
CHƯƠNG IV. HÔ HẤP
Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU.
	1. Kiến thức: 
- HS nắm được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
- HS xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người, nêu được các chức năng của chúng.
* Trọng tâm : Các cơ quan trong hệ hô hấp
	2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, tư duy logic ở HS.
	3. Thái độ: Biết bảo vệ hoạt động hô hấp của bản thân. Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ.
- GV : Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK và mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. Bảng phụ.
- HS : xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra:
	- Máu lấy O2 và thải được CO2 là nhờ đâu? (Nhờ hệ hô hấp)
	- Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đỗi với cơ thể sống?
3. Bài mới : Nhờ đâu mà máu lấy được khí oxi để cung cấp cho tế bào và thải được khí cacbonic ra khỏi cơ thể.Vậy hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV gọi 1 HS đọc thông tin.
- HS đọc thông tin
- GV nêu câu hỏi: Hô hấp là gì ? HS trả lời
- GV treo hình 20.1 để giới thiệu về tranh
- HS quan sát và lắng nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp ?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 20.1 SGK và ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời:
+ Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
+ Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra liên tục
+ Hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đồng thời thải cacbonic ra khỏi cơ thể.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV giảng thêm cho lớp và cho HS ghi bài.
I. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbônic ra ngoài.
- Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
Hoạt động 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng
 Hoạt động của GV – HS
Nội dung 
- GV treo tranh hình 20.2 và 20.3 để giới thiệu về tranh cho HS nắm rõ.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: 
+ Hệ hô hấp người gồm những cơ quan nào ? 
+ Hãy cho biết chức năng của những 

File đính kèm:

  • docgiao an hoc ki I.doc