Giáo án Sinh học 8 - Bài 52: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Năm học 2015-2016 - Hoàng Ly Ly

*Vấn đề 1: Hình thành PXCĐK

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.

Nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.

+ Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của chó.

-GV hoàn thiện kiến thức.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi;

+ Để có PXCĐK cần có những điều kiện gì?

+ Thực chất của quá trình thành lập PXCĐK ?

+ GV liên hệ thực tế; đường mòn nếu không đi nữa sẽ có hiện tượng gì?

+ Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

– Yêu cầu HS trình bày sự hình thành PXCĐK ở người: tiết nước bọt khi nhìn thấy khế.

*Vấn đề 2: Ức chế PXCĐK

? Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

?Tại sao lại như vậy?

+ Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?

+ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?

+ Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?

?yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Bài 52: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Năm học 2015-2016 - Hoàng Ly Ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giao án sinh 8
Giáo sinh: Hoàng Ly Ly
GVHD: Thạch Thị Chinh
Ngày soạn: 4/3/2016, ngày giảng:..../3/2016
BÀI 52: PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
I.MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
-Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ.
- Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
2. Kĩ năng:
-Vận dụng ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống.
-Có kĩ năng quan sát kênh hình, tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
-Có ý thức học tập nghiêm túc.
-yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: – Tranh phóng to H 521; 52.2; 52.3.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2 SGK.
2. HS: – Nghiên cứu trước nội dung  bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:(2p)
*Câu hỏi: Vì sao có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
*Trả lời:
Xác định được nguồn âm phát ra từ phía nào? (phải hay trái) là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái(và ngược lại).
2. Bài mới
* Mở bài: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản xạ.(1p)
*Hoạt động 1: Thử nhận dang phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện(10p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV lấy 1 số VD về PXCĐK và PXKĐK
( Phản xạ bú sữa mẹ. Phản xạ hắt xì hơi, Phản xạ tiết nước bọt khi nghe nói tới chanh. Học tập .)
-Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK vào phiếu học tập gv đã chuẩn bị.
-Chỉ định 1 nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-GV cheo bảng đáp án đúng
- GV chốt lại kiến thức.
? Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại.
? Thế nào là PXKĐK? PXCĐK là gì?
-HS lắng nghe GV giới thiệu
-HS làm bài tập theo nhóm.
-Đại diện một nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-Học sinh ghi nhớ
-HS nêu ví dụ trước lớp, ,lấy 1,2 VD vào vở
-Học sinh nêu kết luận
*Kết luận: 
 PXKĐK : Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.
- PXCĐK : Là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
*Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện(20p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Vấn đề 1: Hình thành PXCĐK
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
Nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
+ Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của chó.
-GV hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi;
+ Để có PXCĐK cần có những điều kiện gì?
+ Thực chất của quá trình thành lập PXCĐK ?
+ GV liên hệ thực tế; đường mòn nếu không đi nữa sẽ có hiện tượng gì?
+ Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
– Yêu cầu HS trình bày sự hình thành PXCĐK ở người: tiết nước bọt khi nhìn thấy khế.
*Vấn đề 2: Ức chế PXCĐK 
? Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
?Tại sao lại như vậy?
+ Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?
+ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?
+ Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?
?yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa?
- HS đọc thông tin SGK và nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
- 1 HS trình bày thí nghiệm.
* Điều kiện để thành lập PXCĐK
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn.
+ Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Thực chất của sự thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
( Cỏ sẽ mọc lại như khi chưa tạo thành đường mòn.
– Nhiều lần bật đèn mà không cho chó ăn, 1 thời gian sau chó sẽ không tiết nước bọt khi bật đèn nữa.
- HS trình bày dựa vào thí nghiệm quá trình hình thành phản xạ của Paplop.
-Nhiều lần bật đèn mà không cho chó ăn, 1 thời gian sau chó sẽ không tiết nước bọt khi bật đèn nữa
-Khi PXCĐK được thành lập, nếu không củng cố thường xuyên sẽ mất dần đi do ức chế tắt dần.
-HS trả lời qua các tói quen đời sống của mình.
*Kết luận: Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi.
+ Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người.
*Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện(10p).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 52.2
– GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Phản xạ không điều kiện: bền vững, số lượng hạn chế.
+ Phản xạ có điều kiện: được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện), có tính chất cá thể, không di truyền, trung ương nằm ở vỏ não.
+ Nêu mối quan hệ giữa PXKĐK và phản xạ có điều kiện.
HS dựa vào kiến thức mục I và II, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
* Kết luận:
– Bảng 52.2 SGK.
– Mối liên quan: SGK
4. Củng cố:(2p)
– Phân biệt PXKĐK và PXCĐK?
– Đọc mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chúa chịu mất mèo?
5. Dặn dò(1p)
– Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. Ôn tập các kiến thức đã học từ T 37
Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docBai_52_Phan_xa_khong_dieu_kien_va_phan_xa_co_dieu_kien.doc