Giáo án Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hoá ở khoang miệng
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng
- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng:
- Nghiên cứu thông tin, tranh hình tìm kiến thức
- Khái quát hoá kiến thức
- Hoạt động nhóm
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng
- Ý thức trong khi ăn không được cười đùa
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Tranh hình SGK
- Bảng phụ
2/ Học sinh
Tuần : 13 Tiết :26 Ngày : BÀI 25 : TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Nghiên cứu thông tin, tranh hình tìm kiến thức Khái quát hoá kiến thức Hoạt động nhóm 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng Ýù thức trong khi ăn không được cười đùa II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: Tranh hình SGK Bảng phụ 2/ Học sinh III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người? Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hoá thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Cơ thể người có thể nhận chất này theo con đường khác hay không? 3/ Các hoạt động dạy và học: Mở bài: Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hoá ở khoang miệng diễn ra như thế nào? b) Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiêu hoá ở khoang miệng Mục tiêu: HS chỉ ra được hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở khoang miệng là biến đổi lý học và một phần biến đổi hoá học Cách tiến hành: Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra? Em hãy cho biết đặc điểm của từng loại răng:răng nanh, răng cửa, răng hàm và chức năng của từng loại này? Lưỡi có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá? Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao? GV cho Hs hoạt động nhóm điền bảng GV nhận xét – đánh giá và bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản Mục tiêu : Hs trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn,liên hệ với thực tế Cách tiến hành: Treo tranh hình 25.3 Hoạt động nuốt thức ăn gồm mấy giai đoạn ? giai đoạn nào là tùy ý mình, giai đoạn nào là hoạt động phản xạ? Trong việc nuốt thức ăn: lưỡi, lưỡi gà, nắp thanh quản hoạt động như thế nào? Hãy giải thích vì sao không nên nói chuyện khi ăn? GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào? Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hoá học không? GV nhận xét – đánh giá – bổ sung Cá nhân đọc thông tin và trả lời các câu hỏi: Khi thức ăn vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn và hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Răng cửa vát, sắc dùng để cắt thức ăn. Răng nanh nhọn dùng để xé thức ăn. Răng hàm có những mấu lồi nghiền thức ăn Do enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột (chín) tronh thức ăn thành đường mantozơ HS hoạt động nhóm điền bảng Các nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét , bổ sung HS quan sát tranh Giai đoạn 1: viên thức ăn được tạo ra ở miệng -à giai đoạn tùy ý mình Giai đoạn 2: viên thức ăn được lưỡi đẩy xuống hầu -à hoạt động nuốt phản xạ Khi nuốt lưỡi đưa lên bịt kín đường ra miệng, lưỡi gà nâng lên bịt kín đường lên khoang mũi, sụn thanh thiệt hạ xuống bịt kín đường vào khí quản làm cho viên thức ăn chỉ có một đường là xuống thực quản Nếu đang nuốt thức ăn ta nói chuyện gây ra các phản xạ hắt hơi, ho đẩy thức ăn ra ngoài. Đó là hành động bất lịch sự, mất vệ sinh HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi – các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản Thời gian đi qua thực quản ngắn nên thức ăn không bị biến đổi về lí học và hoá học I/ Tiêu hoá ở khoang miệng : Biến đổi lý học Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn Tác dụng: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt Biến đổi hoá học Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ II/ Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản IV/ CỦNG CỐ: Sự tiêu hoá thức ăn trong miệng về mặt lí học và hoá học mặt nào quan trọng hơn? Tại sao? Khi nuốt thức ăn môi ngâm hay hở ra? Tại sao? V/ DẶN DÒ: Học ghi nhớ Soạn bài tiếp theo
File đính kèm:
- sinh 8 - 26.doc