Giáo án Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể

I. Máu

1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu

 Máu gồm huyết tương và các tế bào máu

 Các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu

* Huyết tương:

- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch và là môi trường hòa tan các chất

- Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 12439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: - Tiết PPCT: 13
Ngày dạy: 
Bài: 13	 MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HĐ 2: HS hiểu: Được thành phần của máu gồm tế máu và huyết tương. Chức năng của chúng
- HĐ 3: HS biết: Được chức năng của huyết tương hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- HĐ 4: HS hiểu: Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể.
1.2. Kĩ năng
- HĐ 2 : HS thực hiện thành thạo: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu.
- HĐ 3: HS thực hiện được: Giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- HĐ 4: HS thực hiên thành thạo: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu môi trường trong của cơ thể.
1.3. Thái độ
- Thĩi quen: Yêu thích mơn học, thái độ học tập nghiêm túc.
- Tính cách: GD HS có thái độ nghiêm túc khi làm việc theo nhóm. Ýù thức học tập rèn luyện bảo vệ thân thể
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu 
- Môi trường trong của cơ thể
3. CHUẨN BỊ 
3.1. Giáo viên
- Sơ đồ quan hệ máu và nước mô
3.2. Học sinh
- Chuẩn bị bài học mới “Máu và môi trường trong cơ thể”
- Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Xem lại kiến thức đã học về tuần hoàn ở động vật lớp thú đã học ở lớp 7
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
8A1.............................................................
8A2.............................................................
8A3.............................................................
8A4.............................................................
4.2. Kiểm tra miệng: (5 phút)
Câu 1: Máu thuộc loại mô gì? 10 điểm
ĐA: Thuộc mô liên kết
Câu 2: Máu có ở đâu trong cơ thể?
 ĐA: Tất cả các bộ phận trong cơ thể
4.3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 (2 phút): Vào bài
Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13.
Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu các thành phần cấu tạo của máu
Mục tiêu: Nêu được thành phần của máu gồm tế máu và huyết tương. Chức năng của chúng
HS: Đọc thông tin sgk quan sát hình 13.1
GV: Hãy xác định thành phần cấu tạo của máu?
HS: Xác định thành phần cấu tạo của máu
GV: Điền các cụm từ : “ huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu”, vào chổ trống trong đoạn thông tin sau:
Máu gồm .và các tế bào máu
Các tế bào máu gồm:., bạch cầu và..
GV: Máu thuộc loại mô gì? 
HS: Thuộc mô liên kết
GV: Máu có ở đâu trong cơ thể?
HS: Tất cả các bộ phận trong cơ thể
GV: Mỗi thành phần đều có cấu tạo và chức năng riêng 
Hoạt động 3 (14 phút): Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Mục tiêu: Nêu được chức năng của huyết tương hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
HS: Đọc thông tin ở bảng 13 sgk
GV: Hãy thảo luận nhóm hoàn thành bt sgk
 Nếu máu mất nước trạng thái máu sẽ như thế nào?
HS: Đặc lại
GV: Khi máu đặc lại sự vận chuyển máu trong mạch ntn?
HS: Sẽ khó khăn hơn
GV: Máu có chức năng gì trong cơ thể?
HS: Duy trì trạng thái lỏng để dễ vận chuyển trong mạch
GV: Dựa vào thành phần của huyết tương có thể nhận định gì về chức năng của huyết tương ?
HS: Duy trì thể lỏng vận chuyển các chất trong mạch
GV: Vì sao máu từ phổi về tim đỏ tươi và từ tế bào về tim đỏ thẳm?
HS: Vì có sự kết hợp với CO2 trở nên đỏ thẳm với O2 tạo nên đỏ tươi
HS: Báo cáo kết quả hoạt động 
GV: Hình dạng lõm của hồng cầu có ý nghĩa gì trong sự vận chuyển O2 , CO2
HS: Tăng diện tích tiếp xúc với O2 , CO2 tăng khả năng vận chuyển
GV: Một tế bào khi còn sống lấy chất dinh dưỡng, chất cần thiết O2 cung cấp cho tế bào lớn lên, dự trữ năng lượng, thải các chất không cần thiết, CO2
GV: Bạch cầu có 5 loại tham gia bảo vệ cơ thể
 Tiểu cầu là thành phần chính tham gia đông máu
GV: Khi da bị trầy xước nặn hết máu có hiện tượng gì xảy ra?
HS: Có chất lỏng trong suốt chảy ra
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu môi trường trong cơ thể
GV: Sử dụng sơ đồ quan hệ máu và nước mô hướng dẫn học sinh quan sát
GV: Môi trường trong cơ thể gồm những yếu tố nào?
HS: Máu, nước mô, bạch huyết
GV: Nêu mối quan hệ giữa các thành phần ở môi trường trong cơ thể?
HS: Máu tạo ra nước mô->bạch huyết, bạch huyết thấm vào máu
GV: Các tế bào cơ não có trực tiếp trao đổi với môi trường ngoài không ?
HS: Không trực tiếp trao đổi 
GV: Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài thực hiện qua yếu tố nào?
HS: Qua môi trường trong 
GV: Môi trường trong gồm những thành phần nào?
I. Máu
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
 Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
 Các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
* Huyết tương:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ lưu thông trong mạch và là môi trường hòa tan các chất
- Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải
* Hồng cầu
 Vận chuyển O2 ,CO2
Hb/hồng cầu + O2/phổi -> HbO2 (đỏ tươi)
Hb/hồng cầu + CO2/tế bào -> HbCO2 (đỏ thẳm)
II. Môi trường trong của cơ thể
Gồm máu, nước mô, bạch huyết chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau
Là yếu tố trung gian thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoài
4.4. Tổng kết (3 phút) 
-Thành phần của máu gồm có những yếu tố nào?
Máu đỏ thẳm khi giàu co2 đỏ tươi khi giàu o2 
Trạng thái bình thường máu luôn ở trạng thái lỏng 
Cấu tạo của hồng cầu làm tăng sự trao đổi khí
Các chất có cấu trúc tế bào-không có cấu trúc tế bào
4.5. Hướng dẫn học tập (4 phút) 
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học thuộc nội dung bài
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk. Làm bài tập.
+ Đọc mục : “em có biết”
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài “Bạch cầu-miễn dịch”
+ Đọc nội dung bài
+ Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
+ Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch?
5. PHỤ LỤC:
Bài tập sinh học
Giáo dục kĩ năng sống

File đính kèm:

  • docBai_13_Mau_va_moi_truong_trong_co_the_20150726_105051.doc
Giáo án liên quan