Giáo án Sinh học 7 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ chương 3 trở về trước nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra 1 tiết.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh.
3. Thái độ
Giáo dục cho hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun đũa kí sinh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.
- Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới: Giun đũa thường kí sinh gây hại cho người, nhất là trẻ em, gây đau bụng đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. Vậy giun đũa thường sống ở đâu và đặc điểm cấu tạo như thế nào.
Ngày soạn: 05/10/2015 Tiết thứ: 17 Tuần: 9 BÀI 17. MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN ĐỐT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp học sinh chỉ ra một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống. - Nêu được vai trò của giun đốt. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp lại kiến thức, thảo luận nhóm. 3. Thái độ Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ động vật. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: sách giáo khoa lớp 7, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa lớp 7, xem trước nội dung bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo trong của giun đất? 3. Nội dung bài mới: Giun đốt có khoảng trên 9000 loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn đất. Một số giun đốt sống ở cạn và kí sinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp. - Yêu cầu HS quan sát hình: Giun đỏ, đỉa, rươi, róm biển và đọc thông tin Trang 59, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi lệnh 6 hoàn thành bảng 1 trong vòng 5 phút. + Kẻ bảng 1 lên bảng. + Gọi từng nhóm lên trả lời. + GV nhận xét và kết luận bảng 1. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung - Theo chương trình giảm tải. GV hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm hiểu về đặc điểm chung. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của giun đốt. - Sử dụng kiến thức đã học và kiến thức thường ngày, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập SGK trang 61 trong vòng 4 phút: = Làm thức ăn cho người:. = Làm thức ăn cho động vật khác:. = Làm cho đất trồng xốp, thoáng:.. = Làm màu mỡ đất trồng: = Làm thức ăn cho cá:.. = Có hại cho động vật và người:........ + GV nhận xét và kết luận. - Yêu cầu học sinh rút ra vai trò của giun đốt. - Quan sát hình và đọc thông tin, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 1. + Đại diện nhóm lên trả lời. - Sử dụng kiến thức và thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. = Rươi, sa sùng, bông thùa.. = Giun đất, giun đỏ, giun ít tơ nước ngọt = Các loài giun đất = Các loài giun đất = Rươi, sa sùng, rọm = Các loài đỉa, vắt I. Một số giun đốt thường gặp. - Giun đốt có nhiều loài: Vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ, giun đất - Sống ở các môi trường: Đất ẩm, nước, lá cây - Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc. II. Đặc điểm chung của ngành giun đốt. - Cơ thể phân đốt , có thể xoang - Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ. - HTK dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển. - Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể. - Hô hấp qua da hay mang - Hệ tiêu hoá phân hoá III. Vai trò của giun đốt. - Lợi ích: + Làm thức ăn cho người và động vật. + Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ. - Tác hại: Hút máu người và động vật " gây bệnh 4. Củng cố Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Những đại diện nào thuộc ngành Giun đốt? a. Giun đất, đỉa. b. Giun đỏ, giun móc câu. c. Rươi, đỉa, giun đỏ, giun đất. d. Cả a, b, và c. Câu 2. Môi trường sống của rươi? a. Nước ngọt. b. Nước mặn. c. nước lợ. d. Cả a, b, và c. Câu 3. Nêu ý nghĩa của giun đất đối với tự nhiên và con người. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 61 - Tiết sau ôn tập kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm: Tiết thứ: 18 Tuần: 9 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống lại các kiến thức đã học từ chương 3 trở về trước nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra 1 tiết. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh. 3. Thái độ Giáo dục cho hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun đũa kí sinh. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án. - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Giun đũa thường kí sinh gây hại cho người, nhất là trẻ em, gây đau bụng đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. Vậy giun đũa thường sống ở đâu và đặc điểm cấu tạo như thế nào. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 1. Trùng roi xanh có những đặc điểm: a. Có roi, có nhiều hạt diệp lục, vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. b. Có lông bơi, dị dưỡng, sinh sản hữu tính theo cách tiếp hợp c. Có chân giả, luôn luôn biến hình, sinh sản vô tính theo cách phân đôi d. Có chân giả, sống kí sinh, sinh sản vô tính theo cách phân đôi . 2. Các biện pháp để phòng chống bệnh sốt rét: a. Dùng thuốc diệt muỗi Anôphen, phát quang, tháo nước, thả cá dể diệt bọ gậy. b. Dùng hương muỗi, nằm màn để tránh muỗi đốt c. Khi bị sốt rét, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ d. Cả a, b, c đều đúng 3. ở nước ta những ĐV thuộc ngành ruột khoang sống ở biển: a. Sứa, thuỷ tức, hải quì c. Hải quì, thuỷ tức, tôm b. Sứa, san hô, mực d. Sứa, san hô, hải quì 4. Nhóm ĐV thuộc ngành giun đốt, sống kí sinh, gây hại cho người và động vật. a. Sán lá gan, giun đũa, sán lá máu. b. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan. c. Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan. d. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu. 5. Hãy sắp xếp trình tự a, b, c, d của các bước tiến hành mổ giun đất. a. Dùng kéo cắt da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. b. Đặt giun nằm sấp giữa chậu mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. c. Phanh thành cơ thể đến đâu ghim đến đó, cắt đường dọc cơ thể tiếp tục về phía đầu. d. Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách chúng khỏi ruột. - Vận dụng kiến thức đã học trả lời: - Đứng lên trả lời câu hỏi: Chọn a. - Đứng lên trả lời câu hỏi: chọn d. - Đứng lên trả lời câu hỏi: chọn d. - Đứng lên trả lời câu hỏi: chọn b. - Đứng lên trả lời câu hỏi: b; a; d; c. - Trùng roi xanh có những đặc điểm: + Có roi, + có nhiều hạt diệp lục. + vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng. + sinh sản vô tính theo cách phân đôi. - Các biện pháp để phòng chống bệnh sốt rét: + Dùng thuốc diệt muỗi Anôphen, phát quang, tháo nước, thả cá dể diệt bọ gậy. + Dùng hương muỗi, nằm màn để tránh muỗi đốt + Khi bị sốt rét, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Ở nước ta những động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở biển: Sứa, san hô, hải quì - Nhóm ĐV thuộc ngành giun đốt, sống kí sinh, gây hại cho người và động vật: Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan. - Các bước tiến hành mổ giun đất. + Đặt giun nằm sấp giữa chậu mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. + Dùng kéo cắt da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. + Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách chúng khỏi ruột. + Phanh thành cơ thể đến đâu ghim đến đó, cắt đường dọc cơ thể tiếp tục về phía đầu. 4. Củng cố - Nêu sơ lược nội dung bài học. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà - Ôn lại những kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệt tuần 9 Ngày .. tháng năm . Tổ trưởng
File đính kèm:
- tuần 9 lớp 7.doc