Giáo án Sinh học 7 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

BÀI 14. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu rõ được 1 số giun tròn đặc biệt là giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục cho HS ý thức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.

 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2015
Tiết thứ: 13 	 Tuần: 7
NGÀNH GIUN TRÒN
BÀI 13. GIUN ĐŨA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo di cuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi đời sống kí sinh. 
- Nêu được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục cho hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun đũa kí sinh.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.
 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: Giun đũa thường kí sinh gây hại cho người, nhất là trẻ em, gây đau bụng đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. Vậy giun đũa thường sống ở đâu và đặc điểm cấu tạo như thế nào.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 47 và quan sát hình 13.1, trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo ngoài của giun đũa.
- Yêu cầu HS rút ra cấu tạo ngoài của giun đũa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong và di chuyển
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 47 và quan sát hình 13.2, trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo trong của giun đũa.
+ Trình bày cách di chuyển của giun đũa.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dinh dưỡng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút để hoàn thành câu hỏi lệnh 6 SGK trang 48:
+ Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
+ Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cutin thì số phận chúng sẽ như thế nào?
+ Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?
+ Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sinh sản.
Vấn đề 1: Cơ quan sinh sản.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 48, trả lời câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận cơ quan sinh sản. 
Vấn đề 2: Vòng đời của giun đũa.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 48 và quan sát hình 13.3, hình 13.4 trả lời câu hỏi:
+ Nêu vòng đời của giun đũa.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận Vòng đời của giun đũa.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 49:
+ Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
+ Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?
Tích hợp: Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh.
- Lưu ý: 
+ Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài: dễ lây nhiễm, dễ tiêu diệt.
+ Nêu 1 số tác hại: Gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ.
- Nghiên cứu mục thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu mục thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Có ý nghĩa là đẻ trứng nhiều.
+ Đứng lên trả lời: Cơ thể của giun đũa sẽ bị tiêu hóa như tiêu hóa thức ăn khác. 
+ Đứng lên trả lời: Giun đũa sẽ nhanh hơn. Vì đầu vào là thức ăn, đầu ra (hậu môn) là chất thải, thức ăn chuyển vận theo lối đi 1 chiều, nên các phần ống tiêu hóa được chuyên hóa cao hơn. 
+ Nhờ đầu giun đũa nhọn và có kích thước nhỏ. Gây đau đớn, rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.
- Nghiên cứu mục thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu mục thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Rửa tay nhằm loại trừ trứng giun sán, không ăn rau sống vì ở nước ta có thói quen tưới bằng phân tươi chứa đầy trứng giun, nên rau dẫu có rửa nhiều lần vẫn không thể sạch được.
+ Do trình độ nước ta vệ sinh xã hội còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không trách khỏi mắc bệnh giun đũa. Vì thế, y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm.
I. Cấu tạo ngoài
+ Hình trụ dài 25cm, luôn căng tròn nhờ có lớp vỏ cutin bọc ngoài.
II. Cấu tạo trong và di chuyển
- Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
 = ống tiêu hoá thẳng: có lỗ hậu môn.
 = Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc.
- Di chuyển: Hạn chế
+ Cơ thể cong duỗi thích ngh9 với lối sống chui rúc. 
III. Dinh dưỡng
- Giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh:
+ Có vỏ cutin.
+ Dinh dưỡng khẻo.
+ Đẻ nhiều trứng.
IV. Sinh sản của giun đũa.
1. Cơ quan sinh dục
- Giun đũa phân tính.
- Cơ quan sinh dục dạng ống: 
 + Con cái: 2 ống. 
 + Con đực: 1 ống.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng nhiều. 
2. Vòng đời của giun đũa
Giun đũa (ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng trong trứng " thức ăn sống " ruột non ( ấu trùng) " máu, gan, tim, phổi " giun đũa( ruột người)
- Phòng chống:
+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống. 
 + Tẩy giun sán định kì.
4.Củng cố 
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 49
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và đọc mục: Em có biết.
- Xem trước nội dung: “Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn”
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tiết thứ: 14 	 Tuần: 7
BÀI 14. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu rõ được 1 số giun tròn đặc biệt là giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục cho HS ý thức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án. 
 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày vòng đời của giun đũa ? Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ?
3. Nội dung bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu 1 số giun tròn kí sinh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun tròn khác
- Yêu cầu học sinh kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người?
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n trang 50 và quan sát hình 14.1, hình 14.2, hình 14.3, hình 14.4, trả lời câu hỏi lệnh 6SGK trang 51:
+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?
+ Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:
= Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào?
= Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời?
+ Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?
- GV nhận xét và kết luận các câu trả lời.
Tích hợp: Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về đăc điểm chung ngành giun tròn.
- Giun kim, giun móc câu.
- Nghiên cứu mục thông tin và quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động, thực vật. Gây tác hại lấy chất dinh dưỡng, gây nhiễm nơi kí sinh, tiết các chất độc gây hại cơ thể vật chủ.
= Đứng lên trả lời: Gây ngứa ngáy.
= Đứng lên trả lời: Trẻ em đưa tay ra gãy và do thói quen mút tay, liền luôn đưa luôn trứng vào miệng để khép kín vòng đời của giun.
+ Đứng lên trả lời: Ăn ở giữ vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường cho tốt, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi.
I. Một số giun tròn khác 
- Đa số giun tròn kí sinh: Giun kim, giun tóc, giun móc, giun chỉ
- Giun tròn kí sinh ở cơ, ruột (người. động vật) rễ, thân, quả (thực vật) " gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun. 
II. Đặc điểm chung
- Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có vỏ cuticun
- Khoang cơ thể chưa chính thức. 
- Cơ quan tiêu hoá dạng ống, bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
+ Phần lớn sống kí sinh.
4. Củng cố 
- So sánh giun kim và giun móc câu.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Trả lời câu hỏi SGK trang 52.
- Học bài và đọc mục: Em có biết.
- Xem trước nội dung “Bài 15. Giun đất”.
IV.Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 7
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 7 lớp 7.doc