Giáo án Sinh học 7 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức.

- Hiểu được cấu tạo dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức đại diện cho nghành ruột khoang và là nghành động vật đa bào đầu tiên.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát hình, tìm tòi kiến thức, phân tích tổng hợp, thảo luận nhóm.

3.Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.

- Học sinh: Kẻ bảng vào vở, SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ôn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày đặc điểm chung của ngành ĐVNS?

- Nêu vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS.

3. Nội dung bài mới:

Hôm nay chúng ta tìm hiểu ngành ruột khoang là một trong các nghành ĐV đa bào bậc thấp, có cở thể đối xứng toả tròn. Thuỷ tức, Sứa, Hải quì, San hô là những đại diện thường gặp của ruột khoang.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2015
Tiết thứ: 7	 Tuần: 4
BÀI 7. ĐẶC ĐIỂM CHUNG. VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐVNS
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
- Nêu được đặc điểm chung của ĐVNS. 
- Chỉ ra được vai trò tích cực của ĐVNS, những tác hại do chúng gây ra cho con người và thiên nhiên.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức & hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục cho HS ý thức giử vệ sinh môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án. 
 - Học sinh: Kẻ bảng 1 và 2 vào vở, SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các đặc điểm của trùng sốt rét và kiết lị?
3. Nội dung bài mới: Số lượng ĐVNS có tới 40 nghìn loài, chúng phân bố khắp nơi. Tuy nhiên chúng có cùng những đặc điểm chung và ĐVNS chỉ là một TB, song chúng có ảnh hưởng lớn đối với con người.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung
- Yêu cầu HS quan sát một số hình trùng đã học.
- GV cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng 1 trong vòng 5 phút. 
+ Kẻ bảng 1 lên bảng.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận bảng 1.
- Dựa vào bảng 1 trả lời các câu hỏi lệnh 6 SGK trang 26.
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm chung của ĐVNS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 7.1 trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 26.
- Dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tế hoàn thành bảng 2. Thảo luận nhóm trong vòng 6 phút.
+ GV kẻ bảng 2 lên bảng.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận bảng 2.
- HS quan sát hình.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
+ Đại diện nhóm trình bày.
- Nghiên cứu bảng và lần lượt trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- Sử dụng kiến thức và thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2.
+ Đại diện nhóm trả lời.
I. Đặc điểm chung
- ĐVNS có đặc điểm: 
+ Cơ thể có kích thước hiển vi.
+ Cơ thể chỉ là 1 TB đảm nhận mọi chức năng sống 
 + Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Di chuyển bằng roi, lông bơi, chân giả hoặc tiêu giảm.
 + Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi & hữu tính.
II. Vai trò thực tiễn của ĐVNS
Nội dung bảng 2 (cuối bài)
Tích hợp: Cần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng để bảo vệ các ĐVNS vì nó có giá trị thực tiển rất lớn. vì vậy ta cần làm gì để bảo vệ môi trường nước.
4.Củng cố :
 - Chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Cở thể có cấu tạo phức tạp 
B. Cở thể gồm một tế bào 
C. Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản 
D. Có cơ quan di chuyển chuyên hoá
E. Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể
G. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn 
H. Di chuyển nhờ roi, lông bơi hay chân giả 
Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
Vai trò
đại diện
Lợi ích
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ
+ Ý nghĩa về địa chất 
- Trùng biến hình, Trùng giày, Trùng roi.
- Trùng biến hình, Trùng giày, Trùng roi.
- Trùng lỗ
Tác hại
- Gây bệnh cho ĐV
- Gây bệnh cho người
- Trùng cầu, trùng tầm gai.
-Trùng kiết lị, trung sốt rét
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: Em có biết.
- Xem trước nội dung “Bài 8. Thủy tức”
IV.Rút kinh nghiệm: 
Tiết thứ: 8	 Tuần: 4
CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
BÀI 8. THỦY TỨC
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức. 
- Hiểu được cấu tạo dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức đại diện cho nghành ruột khoang và là nghành động vật đa bào đầu tiên.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát hình, tìm tòi kiến thức, phân tích tổng hợp, thảo luận nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án. 
- Học sinh: Kẻ bảng vào vở, SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày đặc điểm chung của ngành ĐVNS?
- Nêu vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS.
3. Nội dung bài mới: 
Hôm nay chúng ta tìm hiểu ngành ruột khoang là một trong các nghành ĐV đa bào bậc thấp, có cở thể đối xứng toả tròn. Thuỷ tức, Sứa, Hải quì, San hôlà những đại diện thường gặp của ruột khoang.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc mục thông tin n SGK trang 29, trả lời câu hỏi:
+ Nơi sống của thủy tức?
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng ngoài và di chuyển
- Yêu cầu quan sát hình 8.1, hình 8.2 và đọc thông tin n SGK trang 29 và trả lời câu hỏi.
+ Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức.
+ Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả 2 cách di chuyển.
- GV nhận xét và kết luận hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong
- Yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức, đọc mục thông tin n và tên các tế bào gợi ý trong bảng 1 để hoàn thành bảng 1. Thảo luận nhóm trong vòng 4 phút.
+ Gọi đại diện nhóm trình bài.
+ GV nhận xét và kết luận bảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dinh dưỡng
 - Yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp muc thông tin n SGK trang 31 trả lời câu hỏi:
+ Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào.
+ Nhờ loại TB nào của cở thể thuỷ tức tiêu hoá được mồi? 
+ Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?
Hoạt động 4: Tìm hiểu sinh sản
- GV cho HS quan sát tranh sinh sản của thuỷ tức kết hơp mục thông tin n SGK trang 31 và trả lời câu hỏi:
 + Các hình thức sinh sản của thuỷ tức? 
- GV giảng giải: Khả năng tái sinh cao ở thủy tức là do thủy tức còn có tế bào chưa chuyên hoá nên gọi nó là động vật bậc thấp.
- Nghiên cứu thông tin.
- Đứng lên trả lời.
- Quan sát hình và đọc thông tin SGK.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình và đọc thông tin SGK.
+ Đại diện nhóm trình bày.
- Quan sát hình và đọc thông tin SGK.
+ Đứng lên trả lời: bằng tua miệng.
+ Đứng lên trả lời: tế bào mô cơ tiêu hoá.
+ Đứng lên trả lời: lỗ miệng
- Quan sát hình và đọc thông tin SGK.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
Thủy tức sống ở nước ngọt, bám vào cây thủy sinh trong các giếng, ao, hồ.
I. Cấu tạo ngoài & di chuyển 
- Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài
 + Phần dưới là đế " bám
 + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng
 + Cơ thể đối xứng toả tròn
- Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi .
II. Cấu tạo trong 
- Thành cơ thể có 2 lớp:
+ Lớp ngoài: Gồm tế bào gai – tế bào thần kinh - tế bào mô bì cơ - tế bào sinh sản.
+ Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá.
- Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (ruột túi).
III. Dinh dưỡng 
- Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng.
- Qúa trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ TB tuyến.
- Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
- Thuỷ tức thải bã bằng lỗ miệng.
IV. Sinh sản 
- Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:
+ Mọc chồi (vô tính): găp điều kiện thuận lơi. 
+ Hữu tính: găp điều kiện thuận lơi. 
+ Tái sinh. 
4.Củng cố :
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau về đặc điểm của thuỷ tức:
1. Cở thể đối xứng 2 bên; 2. Cơ thể đối xứng toả tròn;
3.Bơi rất nhanh trong nước; 4. Thành cơ thể có 2 lớp;
5. Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài, giữa, trong; 
6. Cơ thể đã có lỗ miệng - hậu môn;
7. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám; 
8. Có miệng là nơi lấy thức ăn & thải; 9. Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ;
- Đáp án: 2 – 4 – 7 – 8 - 9
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: Em có biết
- Xem trước nội dung “Bài 9. Đa dạng của ngành ruột khoang”
- Soạn phiếu học tập và kẻ vào vẽ.
Đặc điểm
Đai diện
Thuỷ tức
Sứa
Hải quì
San hô
Hình dạng
Cấu tạo
Di chuyển
Lối sống
Ký duyệt tuần 4
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
IV.Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • doctuần 4 lớp 7.doc
Giáo án liên quan