Giáo án Sinh học 7 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016

BÀI 4. TRÙNG ROI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp hs nêu được dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh từ đó thấy được bước chuyển biến quan trọng từ ĐV đơn bào  ĐV đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức học tập và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, sách giáo khoa lớp 7, giáo án, phiếu học tập.

- Học sinh: SGK lớp 7, soạn nội dung phiếu học tập, Nghiên cứu bài ở nhà.

III.Các bước lên lớp

1. Ôn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Nội dung bài mới:

ĐVNS rất nhỏ bé, chúng ta đã được quan sát ở bài trước. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về trùng roi là ĐVNS dễ gặp nhất ở ngoài thiên nhiên nước ta, lại có cấu tạo đơn giản và điển hình cho ngành ĐVNS.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2015
Tiết thứ: 3	 Tuần: 2 
CHƯƠNG I. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
BÀI 3. QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm động vật nguyên sinh.
- Quan sát được ít nhất hai đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi và trùng giày.
- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.
- Biết thao tác làm mẫu.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Học sinh: nước ao hồ, cống rãnh.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Nội dung bài mới:
Giáo viên giới thiệu qua ngành ĐVNS. Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng bằng kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồlà một thế giới ĐVNS vô cùng đa dạng. Hôm nay chúng ta cùng làm rõ điều này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt Động 1: Quan sát trùng giày
 - GV hướng dẫn các thao tác:
+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ao, hồ, cống rãnh.
+ Nhỏ lên lam kính " rải vài sợi bông (cản tốc độ).
+ Dùng Lamen để đậy lam. Cách đậy lamen: Đặt lamen tiếp xúc với giọt nước, dùng kim mũi giáo đỡ lamen một góc 450, sau đó hạ từ từ xuống. (Chú ý không có bọt khí). 
+ Lấy mẫu quan sát dưới kính hiển vi.
 + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ. 
- Cho HS quan sát hình 3.1 trang 14 SGK để nhận biết trùng giày.
- HS lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết và so sánh với hình SGK.
- GV kiểm tra trên kính của các nhóm.
- Yêu cầu HS vẽ lại hình.
- Yêu cầu HS quan sát trùng giày di chuyển: kiểu tiến thẳng hay xoay tiến.
- GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK, thảo luận nhóm trong vòng 2 phút.
+ Gọi từng nhóm lên trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận bài tập.
Hoạt Động 2 : Quan sát trùng roi
- GV hướng dẫn các thao tác: giống hoạt động 1.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.2 và 3.3 trang 15 SGK. 
- HS quan sát và nhận biết trùng roi.
- GV kiểm tra trên kính từng nhóm.
- Yêu cầu HS vẽ lại hình.
- GV yêu cầu HS làm câu lệnh 6 trang 16 SGK, thảo luận nhóm trong vòng 2 phút.
+ Gọi từng nhóm lên trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận bài tập
- Quan sát chú ý hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện theo nhóm.
- Báo cáo mẫu trên kính hiển vi.
- Vẽ lại mẫu trùng.
- Thảo luận nhóm làm bài tập.
+ Đại diện nhóm trả lời.
- Quan sát chú ý hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện theo nhóm.
- Quan sát hình.
- Báo cáo mẫu trên kính hiển vi.
- Vẽ lại mẫu trùng.
- Thảo luận nhóm làm bài tập.
- Đại diện nhóm trả lời.
1. Quan sát trùng giày
Vẽ hình 3.1 SGK trang 14.
2. Quan sát trùng roi
Vẽ hình 3.3 SGK trang 15
4. Củng cố 
- GV yêu cầu HS vẽ hình trùng giày & trùng roi vào vỡ rồi ghi chú thích.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Xem trước nội dung “Bài 4. Trùng roi”.
- Kẻ phiếu học tập: Tìm hiểu trùng roi xanh vào vỡ. 
Đại diện
Đặc điểm
Trùng roi xanh
Nơi sống
Dinh dưỡng
Sinh sản
IV. Rút kinh nghiệm: 
	.	
Tiết thứ: 4	Tuần: 2
BÀI 4. TRÙNG ROI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp hs nêu được dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh từ đó thấy được bước chuyển biến quan trọng từ ĐV đơn bào " ĐV đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, sách giáo khoa lớp 7, giáo án, phiếu học tập.
- Học sinh: SGK lớp 7, soạn nội dung phiếu học tập, Nghiên cứu bài ở nhà.
III.Các bước lên lớp
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Nội dung bài mới:
ĐVNS rất nhỏ bé, chúng ta đã được quan sát ở bài trước. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về trùng roi là ĐVNS dễ gặp nhất ở ngoài thiên nhiên nước ta, lại có cấu tạo đơn giản và điển hình cho ngành ĐVNS.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trùng roi xanh
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức bài trước quan sát hình 4.1, 4.2 SGK trang 17 và 18. Thảo luận nhóm trong vòng 5 phút để hoàn thành phiếu học tập.
+ GV kẻ phiếu lên bảng.
+ Gọi đại diện nhóm lên trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận phiếu học tập.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK trang 18 trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 17:
+ Tóm tắt 6 bước sinh sản của trùng roi xanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tập đoàn trùng roi
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 18 và quan sát hình 4.3 trang 18 và hoàn thành bài tập câu hỏi lệnh 6SGK trang 19, thảo luận nhóm trong vòng 2 phút.
 + GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV hỏi: Tập đoàn trùng roi sinh sản như thế nào? Và hình thức sinh sản của nó ra sao?
* Giảng thêm: 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi " khi sinh sản 1 số tế bào chuyển vào trong thân phân chia thành tập đoàn mới. 
- GV hỏi thêm: Tập đoàn trùng roi cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa ĐV đơn bào & đa bào?
(Trong tập đoàn vônvóc bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào).
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về tập đoàn trùng roi.
- Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm lên trả lời.
- Quan sát hình 4.2 và hoàn thành câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm để tìm cụm từ thích hợp để hoàn thành bài tập.
+ Đại diện nhóm lên trả lời.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
1.Trùng roi xanh
- Nội dung phiếu học tập (cuối bài)
- Các bước sinh sản của trùng roi:
+ Nhân và roi phân đôi chia đều 2 bên.
+ Tế bào chất phân chia.
+ Trùng roi tách ra theo chiều dọc thành 2 trùng roi mới.
+ Kết quả: 1 trùng roi ban đầu thành 2 trùng roi mới.
2. Tập đoàn trùng roi
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết với nhau tạo thành.
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào bắt đầu có sự phân hoá chức năng. Đây là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đa bào và động vật đơn bào.
Đại diện
Đặc điểm
Trùng roi xanh
Nơi sống
Ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa
Dinh dưỡng
- Tự dưỡng và dị dưỡng.
- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào.
- Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.
Sinh sản
Vô tính: Phân đôi theo chiều dọc.
Đáp án Phiếu học tập
4. Củng cố 
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Trùng roi sinh sản bằng cách nào?
a. Phân đôi theo chiều ngang.	b. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
c. Tiếp hợp. 	d. Cả a, b, c.
Câu 2. Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?
a. Tự dưỡng.	b. Dị dưỡng.
c. Tự dưỡng và dị dưỡng.	d. Kí sinh.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Trả lời câu hỏi SGK (không trả lời câu 3).
- Học bài và đọc “mục em có biết”
- Xem trước nội dung “Bài 5. Trùng biến hình và trùng giày”
- Soạn nội dung và kẻ phiếu học tập vào vở.
Đại diện
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Sinh sản
IV. Rút kinh nghiệm 
	..	
..
Ký duyệt tuần 2
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 2 lớp 7.doc