Giáo án Sinh học 7 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nắm được vị trí cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép. Giải thích được đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở nước.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ lớp cá.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.

- Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

Ở bài trước, chúng ta đã tiến hành mổ cá, quan sát đăc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán vai trò của các cơ quan đó. Bài học hôm nay sẽ giúp ta kiểm tra các dự đoán đó.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2015
Tiết thứ: 33	 Tuần: 17 BÀI 33. THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO CÁ CHÉP
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò của 1 số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kỹ năng
Rèn luỵện cho hs kĩ năng mổ trên ĐVCXS và trình bày mẫu mổ.Kĩ năng QS, nhận biết.
3. Thái độ: Giáo dục cho hs thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Mẫu cá chép, bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim, tranh hình: 32.1, 32.2 SGK.
- Học sinh: Xem trước nội dung bài, mỗi nhóm 1 con cá chép.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành.
- GV phân chia nhóm thực hành. 
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (nội dung như SGK trang 106). 
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành. (Gồm 3 bước) 
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
1. Cách mổ: 
- GV trình bày kĩ thuật giải phẩu chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.
- Biểu diễn thao tác mổ (Dựa vào hình 32.1 SGK) 
- Sau khi mổ cho hs quan sát rõ vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
2. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ.
- Hướng dẫn HS xác định vị trí của các nội quan.
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK) 
- Quan sát mẫu bộ não cá ¦ nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. 
3. Hướng dẫn viết tường trình.
- Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá.
+ Trao đổi nhóm: Nhận xét vị trí vai trò của các cơ quan.
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.
+ Kết quả bảng 1 (bài tường trình của bài thực hành) 
Bước 2: Thực hành của học sinh.
- HS thực hành theo nhóm 4 - 6 HS.
- Mỗi nhóm cử ra : 
+ Nhóm trưởng : điều hành
+ Thư kí: Ghi chép kết quả quan sát.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV: 
+ Mổ cá: Lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt các cơ quan bên trong.
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi ¦ nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan ¦ điền bảng SGK trang 107. 
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm.
- GV nhấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.
- GV thông báo đáp án chuẩn ¦ các nhóm đối chiếu, sữa chữa sai sót.
- Chia nhóm 
- Theo dõi.
- Đọc thông tin SGK trang 106.
 - Xác định vị trí của các nội quan.
- Nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. 
- Trao đổi nhóm: 
+ Ghi kết quả bảng 1. 
- Thực hành theo nhóm 4 - 6 HS.
+ Quan sát cấu tạo trong
I. Tổ chức thực hành.
II. Tiến trình thực hành. (Gồm 3 bước) 
* Bước 1: 
1. Cách mổ: 
2. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ.
3. Hướng dẫn viết tường trình.
Bước 2: Thực hành của học sinh.
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
Bảng. Các nội quan của cá
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
Mang
(hệ hô hấp)
- Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần các xương cung mang , có vai trò trao đổi khí.
Tim
(hệ tuần hoàn)
- Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào ĐM ¦ giúp cho sự tuần hoàn máu.
Hệ tiêu hoá
(thực quản, dạ dày, ruột, gan)
- Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.
Thận
(hệ bài tiết)
- Hai dải, sát cột sống, lọc từ máu các chất không cần thiết đổ ra ngoài.
Tuyến Sinh Dục, ống sinh dục
(hệ Sinh Dục)
- Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, cá cái có 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
Não
(hệ thần kinh)
- Nằm trong hộp sọ, ngoài ra có tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống ¦ điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.
4. Củng cố
- GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan không bị nát, trình bày đẹp.
- GV nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm 
- GV cho hs trình bày các nội dung đã quan sát được.
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.
- Kết quả bảng phải điền( kết quả tường trình) GV cho điểm 
5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Xem trước nội dung: “Bài 33. Cấu tạo trong của cá chép”
VI. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 34	 Tuần: 17 
BÀI 34. CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS nắm được vị trí cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép. Giải thích được đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở nước.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ lớp cá.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Ở bài trước, chúng ta đã tiến hành mổ cá, quan sát đăc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán vai trò của các cơ quan đó. Bài học hôm nay sẽ giúp ta kiểm tra các dự đoán đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng
Vấn đề 1: Tiêu hóa
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh kết hợp với kết quả quan sát trên mẫu mô bài thực hành → hoàn thành bài tập sau:
Các bộ phận của ống tiêu hóa
Chức năng
1 
2 
3 
4
- GV cung cấp thêm thông tin về tuyến tiêu hóa .
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
- GV rút ra đăc điểm về tiêu hóa.
- Tại sao cá chép có thể chìm, nổi trong nước dễ dàng.
- GV kết luận về vai trò của bóng hơi.
- Hệ tiêu hóa của cá chép khác châu chấu ở điểm nào?
Vấn đề 2: Hô hấp và tuần hoàn
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cá hô hấp bằng gì ?
+ Mang có cấu tạo và chức năng như thế nào?
+ Hãy giải thích hiện tượng cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở nắp mang?
+ Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thủy sinh.
+ Tại sao hiện nay xảy ra một số hiện tượng cá chết hàng loạt ở ao hồ, sông, biển?
+ GV: Muốn bào vệ các loài cá chúng ta phải giữ gìn một nguồn nước sạch.
- Yêu cầu HS quan sát hình 33.1 sơ đồ hệ tuần hoàn của cá → thảo luận:
+ Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào ?
+ Trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 108.
- GV chốt lại kiến thức.
- Hệ tuần hoàn của cá chép có gì khác so với châu chấu?
Vấn đề 3: Bài tiết
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì?
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Thần kinh và các giác quan của cá
- Yêu cầu HS quan sát hình 33.2 - 33.3 và mô hình não→ trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
+ Hệ thần kinh cá chép có gì khác so với châu chấu?
+ Bộ não cá chép gồm những phần nào? Trong các phần của bô não phần nào phát triển nhất?
- GV gọi một HS trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
+ Cá chép có những giác quan nào? Nêu vai trò của giác quan đó?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
- GV chốt lại kiến thức.
- Quan sát hình và kết hơp kiến thức cũ, các nhóm thảo luận → hoàn thành bài tập.
- HS nêu được: Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu. Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
- Theo dõi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Châu chấu: hệ tiêu hóa chưa phân hóa, ruột tịt tiết enzim. Cá chép: Đã phân hóa thành ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, có thêm tuyến gan, tuyến mật.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Mang.
+ lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu → trao đổi khí.
+ Cá há miệng để nước mang O2 vào các lá mang, lúc này nắp mang khép lại để giữ nước mang O2 cho các lá mang trao đổi khí. Sau đó nắp mang mở để nước cùng khí CO2 ra ngoài.
+ Rong, cây thủy sinh thải khí O2 góp phần góp phần cung cấp cho cá hô hấp.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm: rác sinh hoạt, xác động vật, tràn dầu,...
- Quan sát hình 33.1 → thảo luận:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Thảo luận tìm các từ cần thiết điền vào chỗ trống: Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch chủ bụng, các mao mạch mang, động mạch chủ lưng, các mao mạch ở các cơ quan, tĩnh mạch bụng.
- Ở châu chấu: hệ tuần hoàn đơn giản đi, tim hình ống, hệ tuần hoàn hở, chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng còn oxy vận chuyển nhờ vào hệ thống ống khí.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát tranh SGK và mô hình não cá, trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh: Trung ưng thần kinh: não tủy sống. Dây thần kinh: đi từ trung ưng đến các giác quan. 
+ Não bộ (trong hộp sọ) và tủy sống (trong cung đốt sống).
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Lên trình bày mô hình.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Mắt: định hướng khi bơi. Mũi: đánh hơi, tìm mồi. Cơ quan đường bên: giúp cá nhận biết áp lực, tốc độ dòng nước, vaatu cản trên đường đi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
- Các bộ phận:
+ ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
+ Tuyến tiêu hóa: Gan, mật, tuyến ruột. 
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
2. Hô hấp và tuần hoàn
a. Hô hấp: 
Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
b. Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: đỏ tươi.
3. Bài tiết 
- Hai dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.
2. Thần kinh và các giác quan của cá
a. Hệ thần kinh:
+ Hệ thần kinh hình ống gồm: não, tủy sống và các dây thần kinh.
+ Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thùy thi giác và tiểu não phát triển hơn cả.
b. Giác quan
- Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên.
4. Củng cố:
 - Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước. 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 109.
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép.
 - Xem trước nội dung: “Bài 34. Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá”.
Ký duyệt tuần 17
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
IV. Rút Kinh Nghiệm
.
.

File đính kèm:

  • doctuần 17 lớp 7.doc
Giáo án liên quan