Giáo án Sinh học 7 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3 A nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.

- Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B.

* Cơ quan thần kinh:

- Cách mổ: Dùng kéo và kẹp gở bỏ toàn bộ nội quan  chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra  quan sát các bộ phận của các cơ quan thần kinh.

- Cấu tạo:

+ Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng quan thần kinh hầu lớn

+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi.

+ Chuỗi hạch quan thần kinh bụng.

- Tìm chi tiết cơ quan quan thần kinh trên mẫu mổ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2015
Tiết thứ: 25 	 Tuần: 13 
BÀI 23 THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Biết được cấu tạo mang: Nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang, một số nội quan của tôm như (hệ tiêu hoá, hệ thần kinh). 
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng mổ ĐVKXS, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3. Thái độ 
Giáo dục cho HS thái độ nghiêm túc, cẩn thận. 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, chậu mổ. Bộ đồ mổ, kính lúp.
 - Học sinh: Tôm sông, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu hình dạng và 1 số cơ quan của tôm. Hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều đó. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành SGK trang 77. 
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn cách mổ như ở hình 23.1A, hình 23.1B.
- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang " nhận biết các bộ phận " chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Đặt câu hỏi:
+ Ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp.
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực. 
- Thành túi mang mỏng.
- Có lông phủ.
+ GV nhận xét và kết luận kết quả bảng.
a. Mổ tôm:
- Giáo viên hướng dẫn như cách mổ trong SGK. 
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
* Cơ quan tiêu hoá
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối, cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3 A nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. 
- Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B. 
* Cơ quan thần kinh:
- Cách mổ: Dùng kéo và kẹp gở bỏ toàn bộ nội quan " chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra " quan sát các bộ phận của các cơ quan thần kinh.
- Cấu tạo: 
+ Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng quan thần kinh hầu lớn 
+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi.
+ Chuỗi hạch quan thần kinh bụng.
- Tìm chi tiết cơ quan quan thần kinh trên mẫu mổ.
- Chú thích vào hình 23.3C
- Bước 2: HS tiến hành quan sát:
- HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra việc thực hành của HS, hổ trợ các nhóm yếu, chửa sai sót (nếu có).
- Bước 3: Viết thu hoạch:
- Nghiên cứu thông tin.
- Theo dõi.
- Làm theo hướng dẫn.
- Quan sát.
- Thảo luận và hoàn thành điền bảng.
- Thực hiện theo hướng dẫn giáo viên.
- Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B. 
- Chú thích vào hình 23.3C
- Quan sát các bộ phận của tôm. 
I.Tổ chức thực hành
- Chia nhóm 
- Các nhóm báo cáo dụng cụ chuẩn bị .
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1. Mổ và quan sát mang tôm.
a. Mổ tôm: 
- Cách mổ SGK. 
- Đổ nước ngập cơ thể tôm 
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
* Cơ quan tiêu hoá:
+ Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối, cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
* Cơ quan thần kinh:
- Cấu tạo: 
+ Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng TK hầu lớn 
+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi
+ Chuỗi hạch TK bụng
- Bước 2: HS tiến hành quan sát:
- Bước 3: Viết thu hoạch:
- Hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1.
- Chú thích các hình.
4. Củng cố
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm.
- Các nhóm dọn vệ sinh.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Viết bài thu hoạch.
- Xem trước nội dung: “Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác”.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tiết thứ: 26 	 Tuần: 13 
 BÀI 24. ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp. 
- Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát hình, tổng hợp, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn bảo vệ các giáp xác có lợi.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án, phiếu học tập.
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cơ quan di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
Mọt ẩm
Sun
Rận nước
Chân kiếm
Cua đồng
Cua nhện
Tôm ở nhờ
 - Học sinh: Xem trước nội dung bài, SGK lớp 7.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
 Lớp giáp xác có khoảng 20.000 loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, 1 số sống ở cạn và một số nhỏ sống kí sinh. Hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều đó. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Một số giáp xác khác.
- Yêu cầu quan sát hình 24 từ 1 – 7 kết hợp đọc thông tin dưới hình, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập trong vòng 4 phút.
+ Gọi từng nhóm lên trình bày phiếu học tập. 
+ GV nhận xét và kết luận kết quả phiếu học tập.
- Từ bảng GV cho HS thảo luận:
+ Trong các đại diện loài nào có ở địa phương. Số lượng nhiều hay ít.
+ Nhận xét sự đa dạng của giáp xác.
Hoạt động 2: Vai trò thực tiễn 
- Yêu cầu nghiên cứu thông tin n trang 80 và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 81.
+ Gọi từng học sinh lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận kết quả bảng.
- Từ bảng GV cho HS thảo luận:
+ Lớp giáp xác có vai trò như thế nào?
- GV đặt một số câu hỏi nhỏ:
+ Nêu vai trò của giáp xác với đs con người.
+ Vai trò của nghề nuôi tôm.
+ Vai trò của giáp xác nhỏ trong ao, hồ, biển.
+ Cần phải làm gì bảo vệ thân giáp xác có ích?
Tích hợp: Giáp xác có số lượng loài lớn, có vai trò quan trọng với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học. Vì vậy chúng ta cần phải có ý bảo vệ giáp xác bằng cách bảo vệ môi trường sống của chúng.
- Quan sát hình, đọc thông tin, hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Theo dõi.
- Thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đọc thông tin SGK, hoàn thành bảng 2.
+ Đứng lên trình bày.
+ Theo dõi.
- Thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Một số giáp xác khác.
- Giáp xác có số lượng loài lớn, sống ở các môi trường khác nhau, có lối sống phong phú.
II. Vai trò thực tiễn.
- Lợi ích:
+ Là nguồn thức ăn của cá.
+ Nguồn cung cấp thực phẩm và là nguồn lợi xuất khẩu.
- Tác hại:
+ Có hại cho giao thông đường thuỷ, cho nghề cá
+ Truyền bệnh giun sán
Đáp án phiếu học tập
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cơ quan di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
Mọt ẩm
Nhỏ
Chân
ở cạn
Thở bằng mang
Sun
Nhỏ
Cố định
Sống bám vào vỏ tàu
Rận nước
Rất nhỏ
Đôi râu lớn
Tự do
Mùa hạ sinh toàn con cái
Chân kiếm
Rất nhỏ
Chân kiếm
Tự do, kí sinh
Kí sinh: phần phụ tiêu giảm
Cua đồng
Lớn
Chân bò
Hang hốc
Phần phụ tiêu giảm
Cua nhện
Rất lớn
Chân bò
Đáy biển
Chân dài giống nhện
Tôm ở nhờ
Lớn 
Chân bò
ẩn vào vỏ ốc
Phần phụ vỏ mỏng và mềm
4. Củng cố
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Những ĐV có đặc điểm ntn được xếp vào lớp giáp xác? 
a. Mình có 1 lớp vỏ bằng kittin và đa vôi.
b. Phần lớn đều sống ở nước và thở bằng mang 
c. Đầu có 2 đôi râu, chân có nhiều đốt khớp nhau.
d. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần.
Câu 2. Trong những ĐV sau, con nào thuộc lớp giáp xác?
- Tôm - Cáy - Rận nước 
- Tôm sú - Mọt ẩm - Rệp 
- Cua biển - Mối - Hà 
- Nhện - Kiến - Sun 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 81.
- Đọc mục: Em có biết
- Xem trước nội dung: “Bài 25. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện”.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 13
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
Nguyễn Hữu Lĩnh

File đính kèm:

  • doctuần 13 lớp 7.doc
Giáo án liên quan