Giáo án Sinh học 7 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016

Câu 7: Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo:

A. 4 lớp tế bào. B. 1 lớp tế bào.

C. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa. D. 3 lớp tế bào.

Câu 8: Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào?

A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.

B. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

C. Tiếp hợp.

D. Cả a, b, c.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? (1 điểm)

Câu 2: Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người? (2 điểm)

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan? Vì sao sán lá gan đẻ rất nhiều trứng mỗi ngày? (3 điểm)

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết thứ: 19	Tuần: 10 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Qua kiểm tra HS rút kimh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.
- Qua kiểm tra GV cũng có được những suy nghĩ cải tiến bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn gây được sự hứng thú học tập của HS.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Đề kiểm tra.
- Học sinh: Kiến thức đã học.
III. Các bước lên lớp 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Chương
Mức độ
Biết
Hiểu
Vận dụng
Mở đầu
1 câu trắc nghiệm
(0. 5 điểm)
1 câu trắc nghiệm
(0.5 điểm)
Ngành ĐV nguyên sinh
1 câu tự luận
 (1 điểm)
1 câu trắc nghiệm 
(0.5 điểm)
Ngành ruột khoang
1 câu trắc nghiệm 
(0.5 điểm)
1 câu trắc nghiệm
(0.5 điểm)
1 Câu tự luận
(2 điểm)
Các ngành giun
2 câu câu trắc nghiệm 
(1 điểm)
1 câu câu trắc nghiệm (0.5 điểm)
1 câu tự luận
(3 điểm)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất:
Câu 1: Động vật khác thực vật ở điểm nào:
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có đời sống dị dưỡng, chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn. 
C. Có hệ thần kinh và giác quan. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Những đại diện nào dưới đây đều thuộc ngành Ruột khoang?
A. Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ. 
B. Sứa, thủy tức, trùng roi. 
C. San hô, thủy tức, trùng giày. 
D. Hải quỳ, trùng biến hình. 
Câu 3: Các ngành động vật được học ở sinh học 7 là: 
 A. 8 ngành B. 6 ngành C. 4 ngành D. 7 ngành 
Câu 4: Vai trò của giun đất:
A. Có khả năng xáo trộn đất. 
B. Có khả năng thay đổi cấu trúc của đất. 
C. Làm tăng độ màu cho đất. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính:
A. Lưỡng tính. B. Phân tính. 
C. Lưỡng tính hoặc phân tính. D. Cả a, b, c.
Câu 6: Giun đất có hệ thần kinh dạng nào:
A. Thần kinh lưới. B. Thần kinh ống.
C. Thần kinh chuỗi hạch. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo:
A. 4 lớp tế bào. 	 B. 1 lớp tế bào. 
C. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa. D. 3 lớp tế bào.
Câu 8: Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào?
A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. 
B. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
C. Tiếp hợp. 
D. Cả a, b, c.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? (1 điểm)
Câu 2: Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người? (2 điểm)
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan? Vì sao sán lá gan đẻ rất nhiều trứng mỗi ngày? (3 điểm)
ĐÁP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
A
D
B
C
C
B
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
- Ngành động vật nguyên sinh có đặc điểm: 
+ Cơ thể có kích thước hiển vi. (0.2 điểm)
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. (0.2 điểm)
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. (0.2 điểm)
+ Di chuyển chủ yếu bằng roi, lông bơi, chân giả. (0.2 điểm)
+ Sinh sản phần lớn là vô tính theo kiểu phân đôi. (0.2 điểm)
Câu 2. Vai trò của ruột khoang: (2 điểm)
* Có lợi:
- Tự nhiên: 
+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
+ Nơi ẩn nấp cho một số động vật.
- Con người:
+ Cung cấp thức ăn.
+ Làm đồ trang sức và trang trí.
+ Nghiên cứu địa chất.
+ Làm nguyên liệu vôi cho xây dựng.
* Có hại:
- Gây cản trở giao thông.
- Gây hại cho người.
- Gây hại cho vật nuôi.
Câu 3: (3 điểm) 
- Sơ đồ vòng đời của sán lá gan: (2 điểm) 
Trâu, bò " trứng " ấu trùng " ốc " ấu trùng có đuôi " môi trường nước " bám vào rau, bèo " kết kén " Trâu, bò ăn phải rau bèo chứa kén sán.
- Giải thích: (1 điểm)
+ Do vòng đời của sán lá gan phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống (vật chủ và môi trường sống) nên sán lá gan phải đẻ nhiều trứng để có cơ hội sống sót, bảo tồn nòi giống.
4. Củng cố: Thu bài kiểm tra 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Nghiên cứu bài tiếp theo; chuẩn bị vật mẫu ( trai sông , vỏ sò).
IV. Rút kinh nghiệm: 
	.
Tiết thứ: 20	Tuần: 10 
CHƯƠNG IV. NGÀNH THÂN MỀM
BÀI 18. TRAI SÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Hiểu được đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi đời sống ẩn mình trong bùn cát. 
- Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai sông.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục cho học sinh ý thích yêu bộ môn và bảo vệ động vật. 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 7, giáo án.
 - Học sinh: SGK lớp 7, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung bài mới: Ở nước ta ngành thân mềm rất đa dạng phong phú: Trai, sò, ốc, hến, ngao, mựcvà phân bố ở khắp các môi trường: Biển, sông, hồ, trên cạn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành thâm mềm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Hình dạng, cấu tạo.
Vấn đề 1: Vỏ trai.
- Yêu cầu quan sát hình 18.1, hình 18.2 kết hợp với nghiên cứu thông tin n trang 62 trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm vỏ trai.
- Yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm vỏ trai.
Vấn đề 2: Cơ thể trai.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 18.1, hình 18.2, hình 18.3, thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 63:
+  Muốn mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?
+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét. Vì sao? 
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi lệnh.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin n SGK và trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
+ Trai tự vệ bằng cách nào. Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó.
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm cơ thể trai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về di chuyển.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin n và quan sát hình 18.4, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Trai di chuyển như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận cách di chuyển của trai. 
- Giải thêm: Chân trai thò theo hướng nào " chân chuyển động theo hướng đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dinh dưỡng.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin n và thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 63:
+ Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai?
+ Trai lấy thức ăn và oxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vây là kiểu dinh dưỡng gì?
- GV chốt lại đặc điểm dinh dưỡng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sinh sản
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin n và thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 64:
+ Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?
+ Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
- Quan sát hình, nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: 
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi: 
+ Đứng lên trả lời: Phải luồn dao qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau ở trai. Chứng tỏ sự mở ra là do tính tự động của trai. Chính vì vậy khi trai chết, vỏ thường mở.
+ Đứng lên trả lời: Vì phía ngoài là lớp sừng.
- Nghiên cứu thông và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả: co chân và khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc.
- Quan sát hình, nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Nước qua ống hút, đem thức ăn đến miệng và oxi đến mang.
+ Đứng lên trả lời: Kiểu dinh dưỡng thụ động.
- Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. Thêm nữa ở đây rất giàu dưỡng khí và thức ăn.
+ Đứng lên trả lời: Di chuyển đến nơi xa. Phát tán nòi giống.
I. Hình dạng, cấu tạo.
1. Vỏ trai.
- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài, lớp đá vôi ở giữa, lớp xà cừ trong cùng.
b. Cơ thể trai.
- Dưới vỏ là áo trai:
+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: Tấm mang 
+ Trong: Thân trai 
- Phía ngoài: Chân rìu 
II. Di chuyển 
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ " di chuyển. 
III. Dinh dưỡng.
- Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ. 
- Qua mang, Oxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại.
IV. Sinh sản 
- Trai phân tính. 
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
4. Củng cố
	- Những câu dưới đây đúng hay sai?
£ 1 - Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt. 
£ 2 - Cơ thể trai gồm 3 phần: Đầu - thân – chân. 
£ 3 - Trai di chuyển nhờ chân rìu. 
£ 4 - Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào. 
£ 5 - Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục : Em có biết 
- Xem trước nội dung: “Bài 19. Một số thân mềm khác”
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 10
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 10 lớp 7.doc
Giáo án liên quan