Giáo án Sinh học 7 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016

BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT.

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

- Biết được những đặc điểm chung của động vật.

- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.

2.Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.

3.Thái độ

Giáo dục cho hs ý thức học tập, bảo vệ sự đa dạng sinh học .

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, bảng 1 SGK trang 9, SGK lớp 7, giáo án.

- Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà, SGK lớp 7.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2015
Tiết thứ: 1	 Tuần: 1
MỞ ĐẦU
BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú (về loài, về kích thước và số lượng cá thể, môi trường sống.
- Biết được nước ta được thiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết các động vật qua hình vẽ và trong thực tế, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập và yêu thích môn học, yêu thích và giữ gìn động vật. 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK lớp 7, giáo án, tranh ảnh có liên quan.
- Học sinh: Kiến thức lớp 6, SGK lớp 7.
III. Các bước lên lớp 
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Nội dung bài mới:
Thế giới ĐV đa dạng phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới ĐV rất đa dạng và phong phú. Vậy chúng đa dạng và phong phú như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 phút thực hiện câu lệnh 6SGK trang 6:
+ Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
 = Kéo 1 mẻ lưới trên biển.
 =Tát 1 ao cá.
 =Đơm đó qua 1 đêm ở đầm, hồ,
+ Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và hình 1.2 SGK trang 5, trang 6, trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về thành phần loài ở sát hình 1.1 và hình 1.2. 
- GV nhận xét và rút ra kết luân: thành phần loài rất là đa dạng.
­ Lưu ý: Thế giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện. Nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng do con người. Đề ra các biện pháp phòng tránh.
- GV đưa ra một số ví dụ về kích thước cá thể: Vi rút H5N1 có kích thước không thể nhìn thấy bằng mắt thường, con bọ chét nhỏ nhưng quan sát được bằng mắt, voi Châu Phi nặng 4 tấn, cá voi xanh nặng 150 tấn.
+ Nhận xét gì về kích thước của một cá thể?
- GV nhận xét và rút ra kết luân: phong phú về kích thước cá thể.
- GV đưa ra một số ví dụ về số lượng cá thể trong loài: Nạn châu chấu có tới hàng vạn con,..
+ Nhận xét gì về về số lượng cá thể trong loài?
- GV nhận xét và rút ra kết luân: phong phú về số lượng cá thể trong loài.
­ Lưu ý: Một số ĐV được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều điểm phù hợp với nhu cầu của con người.
+ Kể tên một số loài động vật đã được con người thuần chủng? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, trả lời câu hỏi:
+ Vùng nhiệt đới có mấy loại môi trường lớn?
+ Hoàn thành bài tập điền chú thích trang 7.
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh 6SGK trang 8, thảo luận nhóm trong vòng 4 phút.
+ Gọi từng nhóm lên trình bày từng câu hỏi.
+ GV nhận xét và trả lời.
- GV chốt lại kiến thức.
- Vận dụng kiến thức thực tế và thảo luận nhóm.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi:
=Cá, mực, bạch tuột,
=Cá, cua, tôm, ốc,
= Cá, cua, lươn,
+ Đứng lên trả lời câu hỏi: ếch, nháy, ễnh ương, cóc, dế, cào cào,
- Quan sát hình.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi: có nhiều loài.
- Lắng nghe.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi:
Có kích thước từ nhỏ đến lớn.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi:
Có loài rất nhiều cá thể, có loài rất ít cá thể.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi:
Chó, gà, trâu,
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi: Ba dạng môi trường.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi: 
= Dưới nước: mực, tôm, cá.. 
= Trên cạn: voi, gà, hươi
= Trên không: các loài chim
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi lệnh.
+ Đại diện nhóm trả lời.
1. Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
- Thế giới ĐV rất đa dạng và phong phú:
+ Về loài.
+ Về số lượng cá thể trong loài.
+ Về kích thước cá thể.
2. Sự đa dạng về môi trường sống.
- ĐV có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.
 4. Củng cố
	Hãy câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chử cái A,B,C...
Câu 1. Động vật sống trong những môi trường nào?
A. Môi trường nước (nước ngọt, nước lợ, nước mặn).
B. Môi trường không khí.
C. Môi trường cạn.
D. Cả A, B và C.
Câu 2. Động vật có ở khắp nơi do:
A. Chúng có khả năng thích nghi cao. B. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa.
C. Do con người tác động.	 D. Có nhiều cá thể.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước nội dung “Bài 2. Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật”
IV. Rút kinh nghiêm: 
Tiết thứ: 2	Tuần: 1
BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.
 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT.
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. 
- Biết được những đặc điểm chung của động vật.
- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2.Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3.Thái độ
Giáo dục cho hs ý thức học tập, bảo vệ sự đa dạng sinh học . 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, bảng 1 SGK trang 9, SGK lớp 7, giáo án.
- Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà, SGK lớp 7.
III. Các bước lên lớp 
1. Ôn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Động vật đa dạng và phong phú như thế nào? Nêu ví dụ.
3.Nội dung bài mới: 
Thực vật và động vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ gốc chung. Nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhánh sinh vật khác nhau. Vậy thực vật và động vật có điểm nào khác nhau? Bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và thực hiện lệnh 6 trang 9 SGK, thảo luận nhóm trong vòng 3 phút:
+ GV dán bảng 1 lên bảng.
+ Gọi nhóm lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận bảng 1.
+ Tiếp tục yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi SGK trang 10 (dựa vào kết quả bảng 1 thảo luận).
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra đặc điểm phân biệt giữa động vật và thực vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm chung của động vật.
- Yêu cầu HS trả lời câu lệnh 6 SGK trang 10. 
(HS chọn 3 đặc điểm cơ bản của ĐV).
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của động vật
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sơ lược phân chia giới động vật.
- GV cho HS nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:
+ Động vật chia thành bao nhiêu ngành? Kể tên?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra các ngành của động vật.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của động vật
- Yêu cầu HS trả lời câu lệnh 6 SGK trang 11.
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV rút ra kết luận về vai trò của động vật.
Tích hợp: Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người. Vì vậy ta cần phải tạo điều kiện bảo vệ chăm sóc để những động vật có lợi ngày càng được bảo tồn phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho tự nhiên và con người còn đối với động vật gây hại cần phải hạn chế môi trường phát sinh, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khỏe cho con người.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành câu hỏi lệnh:
+ Đại diện nhóm lên trả lời.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đứng lên trả lời câu hỏi lệnh.
- Nghiên cứu mục thông tin.
+ Đứng lên trả lời.
+ Đứng lên trả lời.
I. Phân biệt động vật với thực vật
- Động vật có những đặc điểm phân biệt với thực vật:
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Chủ yếu dị dưỡng
II: Đặc điểm chung của động vật.
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ)
III. Sơ lược phân chia giới động vật: 
- Có 8 ngành ĐV:
+ ĐVKXS: 7 ngành.
+ ĐVCXS: 1 ngành.
IV. Vai trò của động vật
- ĐV mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người (làm nhiên liệu, thí nghiệm, lao động,) tuy nhiên một số loài có hại.
4. Củng cố
Câu 1. Động vật khác với thực vật ở điểm nào?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có đời sống dị dưỡng.
C. Có hệ thần kinh và giác quan.
D. Cả A, B, C.
Câu 2. Động vật thuộc nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
B. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
C. Sống nhờ vào chất hữu cơ của vật chủ.
D. Cả A, B, C.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
Ký duyệt tuần 1
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
- Xem trước nội dung “Bài 3. Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh”
IV.Rút kinh nghiệm: 
..

File đính kèm:

  • doctuần 1 lớp 7.doc