Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 13 - Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn
Cá nhân tự đọc thông tin và thông tin ở các hình vẽ ,ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời
Yêu cầu nêu được:
+ Kí sinh ở đông vật, thực vật
- Lúa thối rễ, năng suất giảm
- Ở lợn: Làm lợn gầy, năng suất chất lượng giảm .+ Phát triển trực tiếp
+ Ngứa hậu môn
+ Mút tay
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tuần 7 Ngày soạn 27/09/2014 Tiết 13 Ngày dạy 01/10/2014 Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài nay HS phải: 1. Kiến thức: Nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát phân tích và kĩ năng hoạt động nhóm 3.Thái độ: Giáo dục ý tức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh vẽ hình: 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và xem trước bài mới ở nhà III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1……………………….……………....;7A2:……………………………..…..; 7A3:………………………………………..….….;7A4…………..………………………………..; 7A5:……………………………………………....;7A6:……………………………………..…….; 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: - Nêu vòng đời phát triển của giun tròn? - Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa? 3. Hoạt động dạy - hoc: * Mở bài: Giun đũa thuộc về nhóm giun có số lượng loài lớn nhất (khoảng 30.000loài ) Trong số 50.000 của cả ngành giun tròn, đa số sống kí sinh ở người, động vật và thực vật Hoạt động1: Tìm hiểu một số giun tròn khác Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát hình:14.1,14.2,14.3,14.4.Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người? + Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? + Trình bày vòng đời của giun kim? + Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì? + Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất? - Thông báo ý kiến đúng sai các nhóm tự sửa chữa nếu cần - Thông báo thêm: Giun đỏ, giun tóc, giun chỉ, giun gây sần ở thực vật, có loại giun truyền qua muỗi, khả năng lây lan sẽ rất lớn . - Hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận - Cho 1-2 học sinh nhắc lại kết luận - Cá nhân tự đọc thông tin và thông tin ở các hình vẽ ,ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời Yêu cầu nêu được: + Kí sinh ở đông vật, thực vật - Lúa thối rễ, năng suất giảm - Ở lợn: Làm lợn gầy, năng suất chất lượng giảm .+ Phát triển trực tiếp + Ngứa hậu môn + Mút tay - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung. * Tiểu kết: - Đa số giun tròn kí sinh như: Giun kim, giun móc, giun chỉ, giun tóc - Giun tròn kí sinh ở: cơ, ruột …(người, động vật ). Rễ, thân, qủa (thực vật => gây nhiều tác hại Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh Họat động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giun kí sinh gây tác hại như thế nào? + Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tráng bệnh giun kí sinh? + Em Sẽ làm gì để giúp mọi người tránh bệnh giun kí sinh? - Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu + Biện pháp: Giữ vệ sinh đặc biệt là trẻ em. Diệt muỗi, tẩy giun định kì. - Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. * Tiểu kết: - Phòng chống: + Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun + Tẩy giun dịnh kì + Giữ vệ sinh môi trường. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố:: GV goi 1 HS đọc kết luận trong SGK a. Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, Loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? c. Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài thực hành ở nhà - Mỗi tổ chuẩn bị 2 con giun đất to bằng chiếc đũa *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 7 Tiet 13.doc