Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Đạ Long - Tiết: 16 - Bài 17: Một số giun đốt khác
1/ Củng cố:
- HS đọc kết luận trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số giun đốt có ở địa phương
+ Vai trò của giun đốt ở địa phương
2/ Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK, Làm bài tập 4 trang 61.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, câu ví nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp
-Chuẩn bị ôn tập theo đề cương để KT 1 tiết
Tuần: 8 Ngày soạn: 04/10/2014 Tiết: 16 Ngày dạy: 10/10/2014 Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mở rộng hiểu biết về các giun đốt (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt ……) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này - Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ động vật II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh vẽ 17.1, 17.2, 17.3 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: Hiểu qua thực tế một số động vật trong ngành giun đốt III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ôån định lớp: 7A1 7A2 2/ Kiểm tra: Thu bài thu hoạch 3/ Các hoạt động dạy và học a. Mở bài: Trong 3 ngành giun thì giun đốt có điều kiện tự do hơn cả. Giun đốt sống chủ yếu ở các ao hồ biển, một số sống kí sinh b. Phát triển bài: Hoạt động 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, vắt, róm biển. -Yêu cầu đọc thông tin trong SGK/t 59 trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 -Gvkẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài -GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài. GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để học sinh theo dõi -GV thông báo nôi dung đúng và cho HS theo dõi bảng chuẩn kiến thức -Yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, môi trường sống -Cá nhân tự quan sát tranh hình đọc các thông tin SGK ghi nhớ kiến thức -Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung bảng 1 -Đại diện các nhóm lên ghi kết quả ở từng nội dung. Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung -HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần - HS rút ra kết luận Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt TT Đa dạng Đại diện Môi trường sống Lối sống 1 Giun đất Đất ẩm Chui rúc 2 Đỉa Nước ngọt, mặn, lợ Kí sinh ngoài 3 Rươi Nước lợ Tự do 4 Giun đỏ Nước ngọt Định cư 5 Vắt Đất, lá cây Tự do 6 Róm biển Nước mặn Tự do Tiểu Kết: - Giun đốt có nhiều loài: Vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ … - Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây … - Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc Hoạt động 2: VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu càu HS hoàn thành bài tập trong SGK/ t 61 +Làm thức ăn cho người +Làm thức ăn cho động vật +Vai trò trong tự nhiên và đời sống con người? + Nêu một số câu tục ngữ, câu nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp? -Cá nhân tự hòan thành bài tập + Rươi … + Giun đất… + Giun đất giúp nhà nông trong việc cải tạo đất trồng: Làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ … + Giun đất là lưỡi cày của nhà nông …… Tiểu kết: -Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ -Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK, trả lời câu hỏi: + Nêu một số giun đốt có ở địa phương + Vai trò của giun đốt ở địa phương 2/ Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK, Làm bài tập 4 trang 61. - Sưu tầm các câu tục ngữ, câu ví nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp -Chuẩn bị ôn tập theo đề cương để KT 1 tiết V/ RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- SH 7 tiet 16 tuan 8 2014 2015.doc