Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Đạ Long - Tiết: 14 - Bài 16: Thực hành mổ quan sát giun đất

1/ Củng cố: Hs đọc ghi nhớ SGK. Viết nội dung thu hoạch theo nôi dung:

+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của giun đốt?

+ Vẽ cấu tạo ngoài của giun đất

- GV thu bài thu hoạch chấm điểm lấy điểm kiểm tra

2/ Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi trong SGK, Đọc mục Em có biết

 Chuẩn bị mỗi nhóm một con giun đất to, kính lúp cầm tay

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Đạ Long - Tiết: 14 - Bài 16: Thực hành mổ quan sát giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: 27/09/2014
Tiết: 14	Ngày dạy: 03/10/2014
	 NGÀNH GIUN ĐỐT
Bài 16: THỰC HÀNH: MỔ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về nghành giun đốt.
 - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đất, phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của nghành Giun đốt so với nghành giun tròn.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát so sánh phân tích, kĩ năng họat động nhóm 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ động vật có ích.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh cấu tạo trong, sơ đồ di chuyển của giun đất
2. Chuẩn bị của học sinh: mỗi nhóm một con giun đất to
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1…………………………………………………………………………………………………………………………………………
 7A2…………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục đích kiểm tra
2.1.1 Kiến thức:
Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể thực vật và động vật
Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số động vật nguyên sinh
Mô tả được tính đa dạng nghành ruột khoang
Phân biệt sự khác nhau về sinh sản giữa Thủy Tức và San Hô
Phân biệt sự khác nhau về sinh sản giữa Thủy Tức và San Hô
Nhận biết được những đặc điểm thích nghi của sứa với môi trường sống
Đề xuất được biệp pháp phòng chống sán lá gan cho trâu bò
Trình bày được vòng đời của giun đũa
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.1.3 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2. 2. Đề bài
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) câu trả lời đúng:
Câu 1: Động vật có đặc điểm nào giống thực vật?
a. Cùng cấu tạo từ tế bào;
b. Tế bào không có thành xelulozo;
c. Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn;
d. Có hệ thần kinh, giác quan.
Câu 2: Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào?
a. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang;
b. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc;
c. Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp;
d. Sinh sản vô tính bằng cách phân nhiều.
Câu 3: Trùng biến hình di chuyển nhờ:
a. roi
b. lông bơi;
c. cơ quan di chuyển tiêu giảm;
d. chân giả
Câu 4: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?
a. Thành ruột của muỗi Anophen;
b. Tuyến nước bọt của muỗi Anophen;
c. Trong máu người;
d. Trong ruột người.
Câu 5: Để thích nghi với lối sống kí sinh, trùng sốt rét có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
a. Kích thước nhỏ, cơ quan di chuyển tiêu giảm;
b. Kích thước lớn, cơ quan di chuyển phát triển;
c. Cấu tạo cơ thể chỉ là một tế bào;
d. Sinh sản vô tính.
Câu 6: Ngành ruột khoang gồm những đại diện nào?
a. Sứa, trùng giày, hải quỳ;
b. Sứa, thủy tức, trùng cỏ;
c, Thủy tức, san hô, hải quỳ;
d. Thủy tức, san hô, sán lông.
Câu 7: Hình thức sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở điểm nào?
a. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không dính cơ thể mẹ;
b. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con dính cơ thể mẹ;
c. Hình thành tế bào trứng và tinh trùng;
d. Tái sinh một phần cơ thể.
Câu 8: Đặc điểm nào giúp sứa thích nghi vời đời sống bơi lội tự do trong nước?
a. Cơ thể hình trụ;
b. Giữa hai lớp cơ thể là tầng keo dày làm cơ thể dễ nổi.
c. Ruột dạng túi;
d. Có khung xương bằng đá vôi.
Câu 9: Vì sao trâu bò nước ta nhiễm sán lá gan nhiều?
a. Trâu bò làm việc ở ruộng ngập nước;
b. Trâu bò ăn rau, cỏ không được sạch;
c. Thường uống nước ở nơi có ấu trùng sán.
d. Thường xuyên tẩy giun sán theo định kì.
Câu 10: Vòng đời của giun đũa trải qua mấy vật chủ trung gian?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
2.4 Đáp án:
Câu 1a
Câu 2b
Câu 3d
Câu 4d
Câu 5a
Câu 6c
Câu 7a
Câu 8b
Câu 9b
Câu 10a
3/ Các hoạt động dạy và học:
a.Mở bài: Giun đất là đại diện của ngành giun đất thông qua cấu tạo và họat động sống có thể hiểu được đặc điểm của ngành giun đốt. Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày?
b.Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH GIUN ĐỐT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
 + Nêu đặc điểm chung ngành giun đốt?
- Hs đọc thông tin SGK
HS trả lời như SGK t53.
Tiểu kết: Đặc điểm chung ngành giun đốt
Hoạt động 2: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yc HS nghiên cứu SGK T56 và thao tác 
+Trình bày cách xử lí mẫu như thế nào?
-GV kiểm tra mẫu thực hành và hướng dẫn thực hiện 
-GV yêu cầu các nhóm: Quan sát các đốt vòng tơ. Xác định mặt lưng và mặt bụng. Tìm đai sinh dục 
+Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
+Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
+Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa trên đặc điểm nào?
-Yc HS làm bài tập: Chú thích vào h16.1 
-GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh
-Cá nhân tự đọc thông tin ghi nhớ kiến thức 
+Dùng hơi ete hay cồn (lưu ý: lượng vừa phải)
-Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu 
-Thao tác thật nhanh 
-Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp thống nhất đáp án
+Kéo giun trên giấy thấy lạo xạo 
+Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng mặt bụng của giun đất.
+Tìm đai sinh dục: Phía đầu kích thước bằng 3 đốt hơi thắt lại màu nhạt hơn 
-Đại diện nhóm lên chữa bài nhóm khác bổ sung, nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết: - Cấu tạo ngoài: Cơ thể dài thuôn 2 đầu, phân đốt mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) Da có chất nhầy bao phủ. Có đai sinh dục và lỗ sinh dục 
 - Nhận xét ghi chú thích vào bảng thu hoạch
Hoạt động 3: DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS quan sát h15.3 SGK T 53 hoàn thành bài tập T54. GV ghi phần trả lời của nhóm lên bảng 
- GV giảng giải: Nhờ sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể mà giun đất có thể chun giãn được cơ thể.
- Cá nhân tự đọc thông tin, quan sát hình ghi nhận kiến thức 
- Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung 
Tiểu kết: Giun đất di chuyển bằng cách: Cơ thể phình và duỗi xen kẽ, dùng vòng tơ làm chỗ dựa kéo cơ thể về một phía 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: Hs đọc ghi nhớ SGK. Viết nội dung thu hoạch theo nôïi dung:
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của giun đốt?
+ Vẽ cấu tạo ngoài của giun đất
- GV thu bài thu hoạch chấm điểm lấy điểm kiểm tra
2/ Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi trong SGK, Đọc mục ‘’Em có biết ‘’
 Chuẩn bị mỗi nhóm một con giun đất to, kính lúp cầm tay 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSH 7 tiet 14 tuan 7 2014 2015.doc