Giáo án Sinh học 7 tiết 54: bài tập

Câu 2: Tại sao cá voi bị bắt lên bờ lại rất mau chết?

Trả lời:

Xương sườn và xương ngực của cá voi rất yếu, thành ngực rất mềm, khoang bụng lại không có

xương chống đỡ. Khi sống ở dưới nước, do sức đẩy của nước rất lớn nên cá voi di chuyển dễ dàng. Nhưng sau khi lên đất liền, do cơ thể quá cồng kềnh, xương yếu, không đỡ nổi sức nặng ấy nên các cơ quan nội tạng bị đè nén làm quá trình hô hấp, tuần hoàn máu khó khăn, nên trong 1 thời gian rất ngắn nó sẽ bị tắt thở và chết.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 54: bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Ngày soạn: 21-3-2015
Giáo sinh: Phùng Thị Thu Trang Ngày giảng: 26-3-2015 Tại lớp 7A
Tiết 54
BÀI TẬP
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức 
 - Hệ thống được kiến thức cơ bản về lớp thú.
 - Giải thích được 1 số hiện tượng trong tự nhiên về thú.
 2. Kỹ năng: 
 - So sánh, hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 - Ý thức bảo vệ động vật, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
Giáo viên:
- Các câu hỏi, bài tập liên quan đến thú.
  2. Học sinh :
 - Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy-học 
 1. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 * CH1: - Nêu đặc điểm của các bộ móng guốc ? Hãy nêu 1 số đại diện trong các bộ móng guốc?
 -ĐA : Thú móng guốc có số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có guốc bao bọc, chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh.
Đại diện: Lợn, tê giác, ngựa, bò, hươu, voi.... 
 * CH2: Nêu đặc điểm của bộ linh trưởng? Nêu 1 số đại diện trong bộ linh trưởng? 
-ĐA: Linh trưởng là thú thông minh nhất trong các loài thú, có tứ chi( đặc biêt bàn tay, bàn chân) thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo cây.
Đại diện: Vượn, khỉ, tinh tinh, gorila, đười ươi. 
 Ở những tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu lớp thú( đại diện là Thỏ), biêt được đặc điểm của các bộ trong lớp thú. Tiết hôm nay chung ta sẽ hệ thống lại những kiến thức cơ bản về lớp thú. 
 2. Bài mới(36')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập ( 29')
Chia lớp thành 4nhóm hoàn thành các câu hỏi
-Nhóm 1: Nêu đặc điểm cấu tạo các cơ quan của Thỏ? Đặc điểm đó có ý nghĩa gì?
-Nhóm 2: Tại sao cá voi bị bắt lên bờ lại nhanh chết?
-Nhóm 3: Tại sao không nên nắm tai Thỏ?
-Nhóm 4: Tại sao dơi không phải loài chim?
Giáo viên đọc nội dung câu hỏi và ghi lên bảng:
Sau đó GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành nội dung cần nêu ra phiếu học tập của nhóm. 
GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung, GV ghi lại và chốt kiến thức:
GV giúp HS hệ thống lại kiến thức lớp Thú.
H: Nêu đặc điểm chung của lớp Thú?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
( Đặc điểm chung:
 - Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
 - Thai sinh và nuôi con bằng sữa.
 - Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hoá.
 - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển.
 - Là động vật hằng nhiệt. 
H: Hãy nêu các bộ Thú mà em đã học?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
Phân loại: 
Theo hình thức sinh sản: Bộ thú huyệt và bộ thú túi.
Theo di chuyển: Bộ dơi và bộ cá voi.
Theo bộ răng: Bộ ăn sau bọ, bộ gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
Theo chi: Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
H: Em hãy nêu vai trò của Thú?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
Vai trò của Thú
Cung cấp dược liệu quý.
Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị cao.
Vật liệu thí nghiệm
Cung cấp thực phẩm.
Có vai trò sức kéo quan trọng.
Tiêu diệt 1 số loài có hại.)
1. Câu hỏi bài tập
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng của thỏ? đặc điểm đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Tuần hoàn: Tim 4 ngăn và các hệ mạch (ĐM- TM- MM).
 Có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
ý nghĩa: Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì nhiệt độ của cơ thể.
- Hô hấp: Gồm khí quản ® phế quản ® phổi (có nhiều phế nang dày đặc).
ý nghĩa: Giúp cơ thể lấy được nhiều oxi hơn
- Tiêu hoá: Miệng ® thực quản ® dạ dày ®ruột (non, già, thẳng), manh tràng.
 Có tuyến gan, tuỵ phát triển.
ý nghĩa: Giúp tiêu hoá nhanh và tận dụng được nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn
- Bài tiết: Gồm: 2 thận sau, ống dẫn tiểu, bóng đái, đường dẫn tiểu.
ý nghĩa: Giúp cơ thể giữ được nước, tăng cường quá trình bài tiết.
Câu 2: Tại sao cá voi bị bắt lên bờ lại rất mau chết?
Trả lời:
Xương sườn và xương ngực của cá voi rất yếu, thành ngực rất mềm, khoang bụng lại không có 
xương chống đỡ. Khi sống ở dưới nước, do sức đẩy của nước rất lớn nên cá voi di chuyển dễ dàng. Nhưng sau khi lên đất liền, do cơ thể quá cồng kềnh, xương yếu, không đỡ nổi sức nặng ấy nên các cơ quan nội tạng bị đè nén làm quá trình hô hấp, tuần hoàn máu khó khăn, nên trong 1 thời gian rất ngắn nó sẽ bị tắt thở và chết. 
Câu 3: Tại sao không nên nắm tai thỏ?
Trả lời: Tai thỏ là nơi non nớt nhất trên mình con thỏ do những xương sụn tạo nên, không thể gánh vác toàn thân của nó được. Khi bị bắt nó sẽ sợ hãi, giãy giụa làm bị thương gáy tai thỏ khiến tai của nó gãy. Càng không nên cầm 2 chân sau của nó vì dốc ngược đầu nó xuống sẽ làm cho tuần hoàn máu bị trở ngại dẫn đến xung huyết não mà chết.
Câu 4: Tại sao dơi không phải loài chim?
Trả lời:
Bởi vì: Dơi không có răng, dạ dày không phân hoá như chim . Dơi có 4 chi , chỉ có chi trước bị thoái hoá, giữa các chi trướcvà sau có 1 đôi cánh mỏng bằng da. Cơ thể bao phủ bằng lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa... 
Đặc điểm chung:
 - Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
 - Thai sinh và nuôi con bằng sữa.
 - Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hoá.
 - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển.
 - Là động vật hằng nhiệt. 
Phân loại: 
Theo hình thức sinh sản: Bộ thú huyệt và bộ thú túi.
Theo di chuyển: Bộ dơi và bộ cá voi.
Theo bộ răng: Bộ ăn sau bọ, bộ gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
Theo chi: Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
Vai trò của Thú
Cung cấp dược liệu quý.
Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị cao.
Vật liệu thí nghiệm
Cung cấp thực phẩm.
Có vai trò sức kéo quan trọng.
Tiêu diệt 1 số loài có hại.
*Hoạt động2: GV trả lời các thắc mắc của học sinh (7') 
HS nêu câu hỏi thắc mắc, các kiến thức cần được làm rõ hơn để GV trả lời trước lớp.
 3. Cñng cè (3’)
 Hệ thống lại 1 số kiến thức cơ bản về thú.
 4. Hướng dẫn học ở nhà (1’) 
 + Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh tài liệu về tập tính và đời sống của thú.
 Thứ ngày tháng năm 2015
 Giáo viên hướng dẫn
 Trần Thị Thu

File đính kèm:

  • doctiet_54_Bai_tap_20150726_104505.doc