Giáo án Sinh học 7 - Tiết 17, Bài 17: Một số giun đốt khác - Năm học 2014-2015
- HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết bằng cách ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm (dưới hình thức sơ đồ tư duy):
+ Ngành Giun đốt đa dạng về:
Loài: trên 9000 loài
Môi trường sống: trong đất, dưới nước,.
Lối sống: tự do, ký sinh,.
Kích thước: to, nhỏ, dài, ngắn,.
+ Vai trò của ngành Giun đốt:
- Có lợi:
□ Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sá sùng, bông thùa, rám biển.
□ Làm thuốc: chống đông máu, hút máu độc, cao huyết áp,.
□ Cải tạo đất: làm đất tơi xốp, màu mỡ
□ Góp phần đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
- Gây hại:
□ Hút máu người: đỉa, vắt
□ Hút máu động vật: đỉa, vắt
Tuần: 9 Ngày soạn 06 tháng 10 năm 2014 Tiết: 17 Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chứng minh được sự đa dạng của ngành Giun đốt. - HS nêu được vai trò của giun đốt. - Nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng nhận biết vấn đề môi trường. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. - Biết cách phân loại rác. - Biết cách tạo một hộp ủ phân hữu cơ. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng của giun đốt. - Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường. - Có ý thức phân loại rác và sử dụng giun để phân hủy rác hữu cơ. - Khơi gợi niềm say mê, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh vẽ phóng to các hình 17.1, 17.2, 17.3 SGK, phim tư liệu về ngành giun đốt - Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng 1 SGK tr. 60 - Máy chiếu Projecter - Phương pháp: bàn tay nặn bột 2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về vai trò của ngành giun đốt theo nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: ( 1p ) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: (1p) Trong 3 ngành giun (Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt) thì giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Một số kí sinh. * Tiến trình bài dạy: * Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3p - GV yêu cầu HS đưa ra các mẫu vật và tranh ảnh đã chuẩn bị về ngành Giun đốt. - GV: từng cá nhân hãy viết ra các câu hỏi để tìm hiểu về ngành Giun đốt. - HS đưa mẫu vật, tranh ảnh về giun đốt đã chuẩn bị trước: giun đỏ, đỉa, rươi - HS viết câu hỏi * Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7p - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến? - GV định hướng: + Ngành Giun đốt đa dạng như thế nào? + Ngành Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người? - HS có thể nêu ý kiến khác nhau * Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10p - GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đề xuất giả thuyết. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đề ra phương án kiểm chứng. - GV yêu cầu HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả của nhóm vào vở thí nghiệm - HS hoạt động nhóm đưa ra giả thuyết: + Ngành Giun đốt rất đa dạng? + Ngành Giun đốt có lợi, có hại cho con người? - HS hoạt động nhóm đề ra phương án kiểm chứng: + Tìm số liệu về số loài giun đốt thông qua nghiên cứu SGK. + Xác định thông tin về: môi trường sống, lối sống, màu sắc, kích thước, vòng đời, di chuyển, cấu tạo của những giun đốt thường gặp thông qua các mẫu vật sống, qua theo dõi băng hình về một số đại diện thường gặp (giun đất, giun đỏ, đỉa, vắt, rươi, sá sùng). + Xác định vai trò của những giun đốt mà mình biết bằng kiến thức thực tế. - HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả của nhóm vào vở thí nghiệm * Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu (nhằm kiểm chứng các giả thuyết) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15p - GV yêu cầu HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết bằng cách ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm (dưới hình thức sơ đồ tư duy). - GV: Để xem ngành Giun đốt còn vai trò gì nữa, các em hãy theo dõi thí nghiệm sau (thí nghiệm này cô đã chuẩn bị trước 4 tuần): + Hộp 1: Đất + rác hữu cơ + giun + Hộp 2: Đất + rác hữu cơ - GV đổ đất của 2 hộp ra 2 khay có đánh số ? Hãy quan sát và cho nhận xét: hộp nào đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ bị phân hủy nhanh hơn? Giải thích tại sao? ? Như vậy, ngành Giun đốt còn có vai trò gì? - GV yêu cầu HS so sánh kết quả với nhóm khác và với dự đoán ban đầu; rút ra kết luận - HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết bằng cách ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm (dưới hình thức sơ đồ tư duy): + Ngành Giun đốt đa dạng về: Loài: trên 9000 loài Môi trường sống: trong đất, dưới nước,... Lối sống: tự do, ký sinh,... Kích thước: to, nhỏ, dài, ngắn,... + Vai trò của ngành Giun đốt: - Có lợi: □ Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sá sùng, bông thùa, rám biển... □ Làm thuốc: chống đông máu, hút máu độc, cao huyết áp,... □ Cải tạo đất: làm đất tơi xốp, màu mỡ □ Góp phần đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. - Gây hại: □ Hút máu người: đỉa, vắt □ Hút máu động vật: đỉa, vắt - HS: Hộp 1 đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ được phân hủy nhanh hơn vì có giun. - HS: Xử lí rác thải hữu cơ - HS so sánh kết quả với nhóm khác và với dự đoán ban đầu; rút ra kết luận * Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6p - GV yêu cầu HS khẳng định lại kiến thức vừa thu được: - HS khẳng định lại kiến thức vừa thu được: + Ngành Giun đốt đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. + Ngành Giun đốt có vai trò quan trọng trong thiên nhiên (đảm bảo cân bằng sinh thái và tạo nên đa dạng sinh học) và đời sống con người. + Cần bảo tồn sự đa dạng của ngành Giun đốt: không tận diệt bất kì loài nào và bảo vệ môi trường sống của chúng. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2p ) - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Làm bài tập 4 SGK tr. 61 - Ôn tập: Chương I : - Trùng Roi. - Trùng kiết lị. - Trùng biến hình. Chương II: - Thủy tức. - Đa dạng của ngành ruột khoang . Chương III: - Sán lá gan. - Một số giun dẹp khác. - Giun đũa . - Một số giun tròn khác. - Giun đất. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ...........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet_17Sinh_7.doc