Giáo án Sinh học 7 - Tiết 15 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

 - Trình bày được mỗi quan hệ giữa quá trình TĐC và quá trình chuyển hóa nội bào.

 - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

 - Có thái độ học tập tích cực

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 15 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2014
 Ngày dạy: 26 /10/2014
B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 15 Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
 - Trình bày được mỗi quan hệ giữa quá trình TĐC và quá trình chuyển hóa nội bào.
 - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: 
 - Có thái độ học tập tích cực
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK.
2. Học sinh
	- Đọc trước bài ở nhà
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên cho hoạc sinh dọc SGK và tra lời câu hỏi ?
 Hãy nêu mỗi quan hệ giữa quá trình trao đổi chất với quá trình chuyển hóa nội bào ?
 HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 1: Tiêu hóa là gì ? 
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi : 
- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa.
 HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2 : Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi : 
- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào.
 HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3 : Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa . 
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.2 trả lời câu hỏi : 
- Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa.
- Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
 HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 4 : Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa . 
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.3 - 15.5 trả lời câu hỏi : 
- Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác vpis với ống tiêu hóa của người ? Các bộ phận đó có chức năng gì ?
- Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?
 HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Mỗi quan hệ giữa quá trình trao đổi chất với quá trình chuyển hóa nội bào;
 TĐC giữa cơ thể và mooi trường giúp lấy các chất cần thiết(các chất dinh dưỡng) từ môi trường các chất hữu cơ phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa thành chất đơn giản cung cấp cho quá trình chuyển hóa nội bào.
 Quá trình chuyển hóa nội bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể (trong hoạt động TĐC) tổng hợp các chất cần thiết xây dựng tế bào, cơ thể.
 Các sản phẩm không cần thiết hoặc thừa được đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp…
I. Tiêu hóa là gì ?:
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:
 - Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hóa nội bào thức ăn được thực bào và bị phân hủy nhờ en zim thủy phân chứa trong lizôxôm.
 - VD: trùng giày, amip …
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
- Túi tiêu hóa có hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
- Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ các en zim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa trên thành túi) và tiêu hóa nội bào.
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hóa nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi co học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
3. Củng cố:
- Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
- Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
*******************************************************************
Ngày soạn: 25/10/2014
 Ngày dạy: 26 /10/2014
Tiết 16 Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ : 
 - Có thái độ học tập tích cực
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hình 16.1, 16.2 SGK.
2. Học sinh:
 - Đọc trước bài ở nhà
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ
- Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật 
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.1, trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành PHT: 
- Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thịt phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn?
- PHT số 1
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Bộ răng
Dạ dày
Ruột
HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.2, trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành PHT: 
- Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thực vật phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn?
- PHT số 2
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Bộ răng
Dạ dày
Ruột
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo của ống tiêu hóa với các loại thức ăn ?
 HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT.
 GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Bộ răng: răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển. 
- Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
- Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Bộ răng Có các răng dùng đểnhai va nghiền thức ăn phát triển: răng trước hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
- Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và
Sinh học(ở dạ cỏ hoặc manh tràng).
3. Củng cố:
- So sánh ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?.
- PHT số 3 So sánh sự biến đổi cơ hoa, hoá học và sinh học ở Đv nhai lại ĐVdạ dày đơn, Chim ăn hat và gia cầm?
Điểm so sánh
Đv nhai lại
ĐVdạ dày đơn
Chim ăn hạt và gia cầm
Biến đổi cơ học
Lần ăn đầu nhai sơ qua, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngoi nhờ răng.
Nhai kĩ hơn ĐV nhai lạinhờ răng
Thức ăn được mổ và nuốt ngay(không có răng) diềù tiết dịch nhày làm trơn và mềm thức ăn. Sau đó được nghiền nát ở dạ dày cơ,
Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học
Dạ dày gồm 4 ngăn.
- Biến đổi sinh học ở dạ cỏ nhờ vi sinh vật.
- Biến đổi hóa học:
+ Dạ dày: chủ yếu sảy ra ở dạ mũi khế dưới tác dụng của Hcl và en zim của dịch vị.
+ Ruột non: Biến đổi hóa học nhờ en zim dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
Dạ dày dơn
- Biến đổi sinh học ở ruột tịt(manh tràng) nhờ vsv.
- Biến đổi hóa học:
+ Dạ dày: thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của Hcl và en zim của dịch vị.
+ Ruột non: Biến đổi hóa học nhờ en zim dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
Dạ dày tuyến và dạ dày cơ
- Không có biến đổi sinh học.
- Biến đổi hóa học:
+ Dạ dày: thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của Hcl và en zim của dịch vị tiết ra từ dạ dày tuyến.
+ Ruột non: Biến đổi hóa học nhờ en zim dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK.
 - Độc trước bài 17

File đính kèm:

  • docGiao an sinh11 CB bai 1516.doc