Giáo án Sinh học 7 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ.

a. Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. nêu được những đặc điểm chính của ngành.

- Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa, trình bày được vòng đời của giun đũa, đặc diểm cấu tạo của chúng.

- Nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.

b. Về kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.

*Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh bệnh giun đũa.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm về phòng tránh bệnh giun đũa.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo hoạt động sống, vòng đời giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.

c. Về thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

2. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực quan sát.

3. Phương pháp kỹ thuật dạy học.

 - Thảo luận nhóm, vấn đáp - tìm tòi, trực quan - tìm tòi

- Kỹ thuật động não.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to h 13.1-13.4 SGK

2. Chuẩn bị của HS : Học bài cũ

 

doc205 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS trả lời:
 + Do bóng hơi phình -> cá nổi 
 + Do bóng hơi xẹp -> cá chìm
GV: Giải thích: Do thành trong của bóng hơi có các mạch máu và đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc thải khí ->phồng hoặc xẹp (bóng hơi)
Bóng hơi thông với thực quản nhưng khí vào thực quản không phải do cá đớp vào .
+ Vì sao trong bể nuôi cá người thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn, thảo luận:
+ Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
+ Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Từ cần điền: 1- tâm nhĩ; 2- tâm thất; 3- động mạch chủ bụng; 4- các động mạch mang; 5- động mạch chủ lưng; 6- mao mạch ở các cơ quan; 7- tĩnh mạch; 8- tâm nhĩ.
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá hô hấp bằng gì?
+ Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?
- GV hỏi:
+ Hệ bài tiết nằm ở đâu ? Có chức năng như thế nào .
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS quan sát H 33.2; 33.3 SGK và mô hình não, trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
+ Bộ não cá chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
+ Nêu vai trò của các giác quan?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
I. Các cơ quan dinh dưỡng
1 . Hệ tiêu hoá
+ ống tiêu hoá : Miệng ,hầu ,thực quản ,dạ dày ,ruột ,hậu môn .
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến gan, tuyến ruột.
+ Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản -> giúp cá chìm nổi trong nước.
2. Tuần hoàn và hô hấp
a. Tuần hoàn
-Tim : . 1 tâm nhĩ , 1 tâm thất 
- Có 1 vòng tuần hoàn kín máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi 
b. Hô hấp
- Cá hô hấp nhờ các lá mang, lá mang có nhiều mạch máu nhỏ giúp trao đổi khí.
3. Hệ bài tiết
- Hai dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng có tác dụng lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài. 
II. Thần kinh và giác quan của cá
1. Thần kinh 
- Bộ não cá gồm 5 phần 
+ Não trước : kém phát
+ Não trung gian 
+ Não giữa lớn là trung khu thị giác .
+ Tiểu não : Phát triển phối hợp các hoạt động phức tạp 
+ Hành tuỷ : Điều khiển nội quan 
2. Giác quan.
- Mắt không có mí nên chỉ nhìn gần .
- Mũi đánh hơi tìm mồi
- Cơ quan đường bên : Nhận biết áp lực tốc độ dòng cản.
* Ghi nhớ: SGK 
C. Hoạt động luyện tập - vận dụng.( 5 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
+ Làm bài tập số 3
+ Giải thích hiện tượng ở thí nghiệm hình 33.4 trang 109 SGK
+ Đặt tên cho các thí nghiệm. ( Thí nghiệm về tác dụng của bóng hơi )
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng. (1 phút)
GV hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các loài cá.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 34 Bài 34 Đa dạng và đặc điểm 
 chung của các lớp cá
Ngày soạn: 12/ 12 / 2019	
Ngày dạy
Tiết
 Lớp
 Ghi chú
7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng của cá về số loài , lối sống, môi trường sống.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.
- Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
- Trình bày được đặc điểm chung của cá.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh để rút ra kết luận.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thíh nghi với môI trường sống, thành phần loài; đặc điểm chung và vai trò của cá với đời sống.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát đẻ rút ra đặc điểm chung của lớp cá.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.
c. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
2. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực quan sát.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học.
- Trực quan, thảo luận
- Kỹ thuật động não.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh 1 số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 111.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Một số tranh ảnh, mẫu vật về lớp cá.
III. Chuỗi các hoạt động học.
A. Hoạt động khởi động: 5 phút
- Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức nâng của các cơ quan dinh dưỡng của cá chép ?
Đặt vấn đề: Cá là động vật có xương sống hoàn toàn sống trong nước. Có số lượng loài lớn nhất trong nghành động vật có xương sống. Ngoài cá chép còn có nhiều loài khác có hình dạng và môi trường sống khác nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
15ph
Hoạt động 1
- Yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bài tập sau:
Cá sụn
Cá xương
Số loài
Đặc điểm phân biệt
Môi trường sống
Các đại diện
- HS Thấy được do thích nghi với những điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
- GV chốt lại đáp án đúng
- GV tiếp tục cho thảo luận:
+Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
I. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
1. Đa dạng về thành phần loài
- Số lượng loài lớn.
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn.
+ Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương.
Sự đa dạng về thành phần loài
Cá sụn
Cá xương
Số loài
850
24565
Đặc điểm phân biệt
Bộ xương bằng chất sụn.
Khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng.
Bộ xương bằng chất xương.
Xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm
Môi trường sống
Nước mặn, nước lợ
Nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Các đại diện
Cá nhám, cá đuối
Cá chép, cá rô
- GV yêu cầu HS quan sát hình 34 (1-70 và hoàn thành bảng trong SGK trang 111.
- GV treo bảng phụ, gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- GV cho HS thảo luận:
+ Điều kiện sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
2. Đa dạng về môi trường sống
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
Đa dạng về môi trường sống của cá
TT
Đặc điểm môi trường
Loài điển hình
Hình dáng thân
Đặc điểm khúc đuôi
Đặc điểm vây chân
Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm
1
Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám
Thon dài
Khoẻ
Bình thường
Nhanh
2
Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều.
Cá vền, cá chép
Tương đối ngắn
Yếu
Bình thường
Bơi chậm
3
Trong các hang hốc ở đáy
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có
Rất chậm
4
Trên mặt đáy biển
Cá bơn, cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
To hoặc nhỏ
Kém
10ph
10ph
Hoạt động 2
- Cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống
+ Cơ quan di chuyển
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tuần hoàn
+ Đặc điểm sinh sản
+ Nhiệt độ cơ thể
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
Hoạt động 3
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò yêu cầu HS lấy VD để chứng minh
- GV lưu ý HS 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm.
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
II. Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
III. Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm.
- Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
Ví dụ: Dầu gan cá thu, cá nhám
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.như da cá nhám.
- Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
* Ghi nhớ: SGK 
C. Hoạt động luyện tập - vận dụng: 5 phút
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu vai trò của cá trong đời sống con người?
Bài tập: Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Lớp cá đa dạng vì:
a. Có số lượng loài nhiều
b. Cấu tạo cơ thể thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
c. Cả a và b
Câu 2: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt cá sụn và cá xương:
a. Căn cứ vào đặc điểm bộ xương
b. Căn cứ vào môi trường sống.
c. Cả a và b.
Đáp án: 1c, 2a.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng. (1 phút)
GV hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị: 	+ ếch đồng
	+ Kẻ bảng SGK trang 114.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 35 Bài 30 Ôn tập phần I 
 Động vật không xương sống
Ngày soạn: 12/ 12 / 2019
Ngày dạy
Tiết
 Lớp
 Ghi chú
7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a. Kiến thức
- Khái quát được đặc điểm của các ngành động vật không xương sống từ thấp đến cao.
- Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.
- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.
- Thấy được tầm quan trọng chung của động vật không xương sống đối với con người và đối với tự nhiên.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm 
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của những đại diện động vật không xương sống có tại địa phương.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
c. Thái độ 
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, động vật quý hiếm.
2. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực quan sát.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học.
- Trực quan, hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh hình về các loài động vật không xương sống.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại kiến thức phần động vật không xương sống.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: 5 phút
- Lớp cá có những đặc điểm cung nào ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
17ph
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện, đối chiếu với hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK và làm bài tập:
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng
- GV chốt đáp án đúng
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS:
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành.
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật.
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống.
I. Tính đa dạng của động vật không xương sống
- Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Bảng 1 Các đại diện của ngành ĐVKXS
Ngành động vật nguyên sinh
Ngành ruột khoang
Các ngành giun
Ngành thân mềm
Ngành chân khớp
- Có roi 
- Có nhiều hạt diệp lục
Trùng roi
- Cơ thể hình trụ.
- Nhiều tua miệng.
- thường có vách xương đá vôi.
Hải quỳ
- Cơ thể dẹp.
- Thường hình lá hoặc kéo dài.
Sán dây
- Vỏ đá vôi xoắn ốc.
- có chân lẻ 
ốc sên
- Có cả chân bơi, chân bò
- Thở bằng mang.
Con tôm
- Có chân giả
- Nhiều không bào.
- Luôn luôn biến hình
Trùng biến hình
- Cơ thể hình chuông.
- Thùy miệng kéo dài
Sứa
Cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu.
- Tiết diện ngang tròn.
Giun đũa
- Hai vỏ đá vôi.
- Có chân lẻ.
Vẹm
- Có 4 đôi chân
- Thở bằng phổi và ống khí.
Nhện
- Có miệng và khe miệng
- Nhiều lông bơi
Trùng giày
- Cơ thể hình trụ.
- Có tua miệng kéo dài
Thủy tức
- Cơ thể phân đốt.
- có chân bên hoặc tiêu giảm
Giun đát
- Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất.
- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng.
Mực
- Có 3 đôi chân.
- Thở bằng ống khí.
- Có cánh
Bọ hung
10ph
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau, GV chữa hết các kết quả của HS
II. Sự thích nghi của động vật không xương sống
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng roi xanh
Nước ao, hồ
Tự dưỡng, dị dưỡng
Bơi bằng roi
Khuếch tán qua màng cơ thể
2
Trùng biến hình
Nước ao, hồ
dị dưỡng
Bơi bằng chân giả
Khuếch tán qua màng cơ thể
3
Trùng giày
Nước bẩn
dị dưỡng
Bơi bằng lông
Khuếch tán qua màng cơ thể
4
Hải quỳ
Đáy biển
dị dưỡng
Sống cố định
Khuếch tán qua da
5
Sứa
Trong nước biển
dị dưỡng
Bơi lội tự do
Khuếch tán qua da
6
Thủy tức
ở nước ngọt
dị dưỡng
Bám cố định
Khuếch tán qua da
7
Sán dây
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẵn
Di chuyển
Hô hấp yếm khí
8
Giun đũa
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẵn
ít di chuyển, bằng vận động cơ dọc cơ thể
Hô hấp yếm khí
9
Giun đất
Sống trong đất
Ăn chất mùn
Đào đất để chui
Khuếch tán qua da
10
ốc sên
Trên cây
ăn lá, chồi, củ
Bò bằng cơ chân
Thở bằng phổi
11
Vẹm
Nước biển
ăn vụn hữu cơ
Bám một chỗ
Thở bằng mang
12
Mực
Nước biển
ăn vụn hữu cơ
Bơi bằng xúc tu và khoang áo
Thở bằng mang
13
Tôm
ở nước ngọt
ăn thịt động vật khác
Bơi, bò, bật
Thở bằng mang
14
Nhện
ở cạn
ăn thịt sâu bọ
bò
Phổi và ống khí
15
Bọ hung
ở đất
ăn phân
Bò và bay
ống khí
8ph
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực.
- Tôm, cua, mực.
- Tôm, sò, cua.
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa.
- Châu chấu, ốc sên. nhện
C. Hoạt động luyện tập - vận dụng: 5 phút
Bài tập: 
Cột A
Cột B
Đáp án
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
1
2
3
4
5
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng. (1 phút)
GV hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 36 Kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 12/ 12 / 2019
Ngày dạy
Tiết
 Lớp
 Ghi chú
7
I. Mục tiêu
1. Các chủ đề cần kiểm tra.
- Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp.
2. Các năng lực cần hướng tới.
Stt
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực thu thập và xử lý thông tin
- Cấu tạo ngoài của giun đũa
2
Năng lực tư duy
- Sự khác nhau giữa hô hấp ở châu chấu và ở tôm sông.
- Cấu tạo ngoài của giun đũa 
3
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Cấu tạo ngoài và di chuyển của trùng roi 
vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và đời sống con người 
4
Năng lực nghiên cứu khoa học
- Đặc điểm hô hấp ở châu chấu và tôm sông
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo ngoài của giun đũa 
- Nắm được cấu tạo ngoài và di chuyển của trùng roi 
- Nắm được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và đời sống con người 
- Trình bày được đặc điểm sinh sản của trai sông.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa hô hấp ở châu chấu và ở tôm sông.
- Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu.
b. Kĩ năng	
- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt kiến thức, kỹ năng tư duy, suy luận.
c. Thái độ
- Học sinh có ý thức tự giác nghiêm túc khi làm bài	.
II. Hình thức kiểm tra.
- Kiểm tra viết 100% tự luận.
III. Ma trận.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các năng lực cần hướng tới
1. Ngành động vật nguyên sinh
 5 tiết
Nắm được cấu tạo và di chuyển của trùng roi
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
20 % = 2 điểm
1 câu
100 % =2 điểm
2. Ngành ruột khoang
 3 tiết.
Năm được vai trò của ngành ruột khoang
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin.
20 % = 2 điểm
 1 câu
100 % = 2 điểm
3. Các ngành giun
 7 tiết
Hiểu được cấu tạo của giun đũa
Năng lực tư duy
10% = 1 điểm
1 câu
100% = 1 điểm
4. Ngành thân mềm
 4 tiết
Hiểu được đặc điểm sinh sản của trai sông ?
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin.
20 % = 2 điểm
1 câu
100 % = 2 điểm
5. Ngành chân khớp
8 tiết
Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu
So sánh được hô hấp ở châu chấu và tôm sông
Năng lực tư duy
30 % = 3 điểm
1 câu
33,33 % = 1 điểm
1 câu
66,67 % = 2 điểm
Tông số câu
Tổng số điểm
100 %=10 điểm
2 câu
40 % = 4 điểm
2 câu
30 % = 3 điểm
1 câu
20 % = 2 điểm
1 câu
10 % = 1 điểm
IV. Đề Bài
Câu 1. Vì sao giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người ? (1 điểm)
Câu 2. Trình bày cấu tạo và di chuyển của trùng roi ? (2 điểm )
Câu 3. Ngành ruột khoang có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ? ( 2 điểm )
Câu 4. Nêu đặc điểm sinh sản của trai sông ? (2 điểm)
Câu 5. Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm sông như thế nào ? (2 điểm )
Câu 6. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? (1 điểm )
 V. Đáp án - thang điểm
Câu 
Đáp án
Thang điểm
Câu 1 
- Giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể có tác dụng như bộ áo giáp giúp đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.
1 điểm
Câu 2
 - Gồm 1 tế bào có:
+ Chất nguyên sinh lỏng, nhân
+ Không bào tiêu hoá, không bào co bóp.
- Di chuyển nhờ chân giả
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
- Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô
+ Là nguồn cung cấp nguyênliệu vôi: san hô
+ Làm thực phẩm có giá trị: sứa
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
- Tác hại:
+ Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.
+ Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
- Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất, để tăng lượng O2.
- ấu trùng bám vào mang, da cá
+ Làm tăng lượng O2.
+ Được bảo vệ và di chuyển đến nơi xa.
1 điểm
1 điểm
Câu 5
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào
- Tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.
1 điểm
1 điểm
Câu 6: 
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
VI. Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp lưỡng cư
Tiết 37 Bài 35 ếch đồng
Ngày soạn: 24/ 12 / 2019	
Ngày dạy
Tiết
 Lớp
 Ghi chú
7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a. Kiến thức
- Học sinh nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
2. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực quan sát.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học
- Trực quan, hoạt động nhóm
- kỹ thuật động não.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114.
- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.
- Mẫu: ếch nuôi trong lồng nuôi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- chuẩn bị theo nhóm.
III. Chuỗi các hoạt động học.
A. Hoạt động khởi động: 5 phút
- GV giới thiệu về lớp lưỡng cư
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thưc
15ph
12ph
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận:
+ Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
+ Thường gặp ếch đồng vào mùa nào ?
( cuối mùa xuân, trời ấm )
- GV cho HS giải thích một số hiện tượng:
+ Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm?
+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
(con mồi ở cạn và ở nước nên ế

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan