Giáo án Sinh học 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy

NGÀNH GIUN ĐỐT

TIẾT 15 THỰC HÀNH: QUAN SÁT HÌNH DẠNG NGOÀI VÀ CÁCH DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển của giun đất đại diện cho ngành giun đốt.

- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC

- Chuẩn bị tranh hình SGK phóng to.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS)

3. Bài học

 - Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày?

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của giun đất

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo của giun đất.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3; 15.4 ở SGK và trả lời câu hỏi:

? Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào?

? So sánh với giun tròn, tìm ra cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất?

? Hệ cơ quan mới ở giun đất có cấu tạo như thế nào?

- GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng và phần bổ sung.

- GV giảng giải một số vấn đề:

+ Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch  cơ thể căng.

+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy  da trơn.

+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.

+ Hệ thần kinh: tập trung, chuỗi hạch (hạch là nơi tập trung tế bào thần kinh).

+ Hệ tuần hoàn: GV vẽ sơ đồ lên bảng để giảng giải: di chuyển của máu.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất.

- GV cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh KL - Cấu tạo ngoài:

+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.

+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).

+ Chất nhầy giúp da trơn.

+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

- Cấu tạo trong:

+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng  hầu  thực quản  diều, dạ dày cơ  ruột tịt  hậu môn.

+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.

+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

 

doc227 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng1,2 
- Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1: Ổn định tổ chức: 
2: Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình ôn tập)
3: Bài mới:
Hoạt động1: Tính đa dạng của ĐVKXS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99→ làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng.
- 1HS viết kết quả lớp nhận xét bổ sung.
-GV chốt lại đáp án đúng.
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành ?
+ Bỏ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật?
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo.
GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của ĐVKXS.
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
1. Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng 2 “ Sự thích nghi của động vật với môi trường sống”
- Đại diện vài nhóm trình bày .
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1 loài. 
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- GV gọi HS hoàn thành bài tập .
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
 Đáp án bảng 2 : Sự thích nghi của động vật với môi trường sống (ví dụ) 
TT
Tên ĐV
Môi trường sống
 Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng 
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng roi xanh
Nước ao, hồ
Tự dưỡng, dị dưỡng
Bơi bằng roi
Khuếch tán qua màng cơ thể 
2
 Thuỷ tức 
ở nước ngọt
Dị dưỡng 
Bám cố định
Khuếch tán qua da
3
Sán dây
kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẳn
Di chuyển 
Hô hấp yếm khí
4
Giun đũa 
kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẳn
ít di chuyển 
Hô hấp yếm khí
5
Giun đất 
Sống trong đất
ăn chất mùn
Đào đất để chui 
Khuếch tán qua da
6
ốc sên
Trên cây
Ăn lá, chồi , củ
Bò bằng cơ chân
Thở bằng phổi 
7
Mực 
Nước biển 
ăn thịt đv nhỏ 
Bơi bằng xúc tu và xoang áo 
Thở bằng mang
8
Tôm
Nước 
ăn thịt động vật khác 
Di chuyển bằng chân bơi, chân bò và đuôi
Thở bằng mang
9
Bọ hung
ở đất
ăn phân
Bò và bay
ống khí
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh làm bài tập bảng 3 “ Tầm quan trọng của động vạt không xương sống”
- Một vài em trình bày, học sinh khác bổ sung và rút kết luận.
- ĐVKXS có giá trị rất lớn đối với đời sống con ngưòi và trong tự nhiên tuy nhiên có một số có hại cho động vật và con ngưòi .
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật 
- Làm hại thực vật 
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa.
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
4. Củng cố:
- Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tưng ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
1.Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3. Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4. Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá vôi.
5. Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
a. Ngành chân khớp
b. Các ngành giun 
c. Ngành ruột khoang 
d. Ngành thân mềm
e. Ngành động vật nguyên sinh
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Tiết sau kiểm tra HKI tập trung toàn trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/12/2013
Ngày giảng:./12/2013
TIẾT 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: 
- Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ I
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đề kiểm tra
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS
 2. Phát đề
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra Sinh học 7
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Động vật nguyên sinh 
- Đặc điểm chung của ngành ĐVNS.
- Trình bày vai trò của ngành ĐVNS.
Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế.
Số câu : 1.5 câu
Số câu : 1/2 câu
Số câu : 1/2 câu
Số câu : 1/2 câu
2. Ngành Thân mềm, ruột khoang
- Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm.
- Trình bày vai trò của ngành thân mềm.
- Tại sao xếp mực bơi nhanh cùng với ốc sên bò chậm chạp?
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?	
Số câu : 01 câu
Số câu : 1/2 câu
Số câu : 1/2 câu
Số câu : 1/2 câu
3. Ngành chân khớp
- Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ? 
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện ? 
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu ? 
Số câu : 1/2 câu
Số câu : 1/2 câu
Tổng số câu : 3 câu
Tổng số điểm :
10 điểm(100%)
1 câu (3.0đ)
(30%)
1 câu (4.0đ)
 (40%)
1 câu ( 3.0đ)
 (30%)
B. Đề kiểm tra :
MÃ ĐỀ 01
Câu 1(3đ): Nêu đặc điểm chung của ĐVNS. Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Câu 2(4đ): Trình bày vai trò của ngành thân mềm. Ý nghĩa của vỏ thân mềm?
Câu 3(3đ): 
a. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện ?
b.Tại sao ở một số loài chân khớp trong quá trình lớn lên phải qua lột xác nhiều lần?
MÃ ĐỀ 02
Câu 1(3đ): Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Câu 2(4đ): Trình bày vai trò của ngành ĐVNS. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ? 
Câu 3(3đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu? Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
C. Đáp án và biểu điểm :
MÃ ĐỀ 01
Câu
Nội dung
Điểm
 1(3đ)
* Đặc điểm chung của ĐVNS:
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào. 
- Phần lớn dị dưỡng, một số có khả năng dị dưỡng (trùng roi). 
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. 
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và sinh sản hữu tính. 
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi cho ấu trùng của muỗi và muỗi cái trưởng thành (nhiều vùng lầy, ẩm ướt, cây cối rậm rạp...) nên có nhiều muỗi Anôphen sinh sống, mang mầm bệnh sốt rét. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 1.0đ
2(4đ)
 * Có lợi:
Làm thực phẩm cho con người.
Làm thức ăn cho động vật
Làm đồ trang sức, trang trí
Làm sạch môi trường nước
Có giá trị xuất khẩu
Có giá trị về mặt địa chất
* Có hại: 
Có hại cho cây trồng 
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh 
* Ý nghĩa của vỏ thân mềm: Vỏ thân mềm được khai thác làm đồ trang trí ở các vùng biển du lịch như: Hạ Long, Đồ Sơn... Vỏ ốc được khai thác nhiều hơn cả vì chúng vừa đa dạng, vừa đẹp, vừa kì dị...
1.0đ
1.0đ
 1.0đ
 1.0đ
3(3đ)
* Phần đầu- ngực: 
 - Đôi kìm có tuyến độc - bắt mồi - tự vệ.
Đôi chân xúc giác - cảm giác về khứu giác và xúc giác
4 đôi chân bò - di chuyển và chăng lưởi
 * Phần bụng: 
Đôi khe thở- hô hấp
Lổ sinh dục- sinh sản
Núm tuyến tơ- sinh ra tơ nhện
- Có lớp vỏ ki tin cứng ngăn cản sự lớn lên của cơ thể. Nên muốn lớn lên phải lột xác nhiều lần.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
M· ®Ò 02
Câu
Nội dung
Điểm
1(3đ)
- Thân mềm, không phân đốt. - Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển. 
- Hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản 
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. 
* Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại vì: Ấu trùng thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. 
 0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
2(4đ)
- ĐVNS có vai trò lớn:
 * Có lợi: + Trong tự nhiên: Là thức ăn của nhiều ĐV lớn hơn. Kiến tạo nên vỏ trái đất.
 + Đối với con người: Là vật chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
* Có hại: Gây bệnh cho động vật và cho người. 
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:
+ San hô: Cơ thể con được hình thành không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô . 
 + Thủy tức: Cơ thể con tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. 
1.0đ
1.0đ
1.0đ
 1.0đ
3(3đ)
* Cơ thể có 3 phần: 
 - Đầu: 1đôi râu, mắt kép, miệng
 - Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
 - Bụng có các đôi lỗ thở 
* Di chuyển: Bò, nhảy, bay 
* Đặc điểm của chân khớp ảnh hưởng tới sự phân bố rộng rãi của chúng: 
- Có bộ xương ngoài bằng kitin giúp bảo vệ con vật, chống bay hơi nước và giúp thích nghi với đời sống trên cạn 
- Chân phân đốt với các khớp động làm khả năng di chuyển linh hoạt hơn
- Có não phát triển cùng với sự phát triển của các giác quan. Miệng với các phần phụ thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.
0.5đ
0.5đ
 0.5đ
 0.5đ
0.5đ
0.5đ
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/12/2015
LỚP LƯỠNG CƯ
TIẾT 39 ẾCH ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích động vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng .
- Mẫu vật: Con ếch đồng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới : Giáo viên giới thiệu lớp lưỡng cư - đại diện con ếch đồng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đời sống của ếch đồng, giải thích được một số tập tính của ếch đồng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh thu thập kiến thức từ thông tin và thảo luận theo nhóm.
+ Ếch đồng có đời sống như thế nào ? 
+ Giải thích vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và kiếm ăn vào ban đêm ? (ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm là vì : ếch hô hấp chủ yếu bằng da, để cho da dễ thấm khí cần điều kiện môi trường ẩm và ban đêm, có nước (gần bờ nước) để đảm bảo cho sự hô hấp của nó được thuận lợi và do nguồn thức ăn của nó có nhiều về ban đêm như mối còng, sâu bọ)
+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun ốc .. nói lên điều gì ? (Con mồi vừa ở nước vừa ở cạn ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn)
- Đời sống : 
+ Ếch đồng có đời sống vừa ở cạn vừa ở nước (sống nơi ẩm ướt) 
+ Chúng kiếm ăn vào ban đêm, thức ăn là sâu bọ, cua, giun ốc ...
+ Có hiện tượng trú đông.
+ Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
Nêu được cách di chuyển của ếch khi ở nước và khi ở cạn.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật ếch đồng và cách di chuyển của ếch đồng 
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm.
+ Mô tả các động tác di chuyển trong nước? Các động tác di chuyển trên cạn ? 
Đánh dấu vào các đặc điểm thích nghi theo môi tuờng sống ở SGK .
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước ? Giải thích ý nghĩa thích nghi ?
+ Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn ?
a. Di chuyển 
- Trên cạn : Khi ngồi chi sau gấp thành chữ Z , lúc nhảy chi sau bật thẳng ® nhảy cóc.
- Dưới nước : Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái.
* Ếch có hai cách di chuyển:
Nhảy cóc (trên cạn)
Bơi (dưới nước)
b. Cấu tạo ngoài
 Ếch đồng có các đặc điểm cất tạo ngoài vừa thích nghi với đời sống ở nước vừa thích nghi với đời sống ở cạn.
Đáp án: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch
 Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài 
Ý nghĩa thích nghi
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
Giảm sức cản của nước khi bơi.
Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở )
Khi bơi vừa thở vừa quan sát
Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm nước.
Giúp hô hấp trong nước
Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. 
Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết được âm thanh trên cạn.
Chi có 5 phần, ngón chia đốt linh hoạt
Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn 
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
Tạo thành chân bơi để giữ nước.
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển
 Mục tiêu: Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh thu thập thông tin và rả lời câu hỏi .
+ Ếch sinh sản vào mùa nào ?
+ So sánh sự thụ tinh của ếch với sự thụ tinh của cá.
+ Vì sao sự thụ tinh của ếch gọi là thụ tinh ngoài ?
- Giáo viên treo tranh hình 35.4 nêu sự phát triển có sự biến tháí ở ếch.
- Sinh sản: 
+ Ếch sinh sản vào cuối mùa xuân.
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
+ Ếch có tập tính : ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở cá bờ nước.
- Phát triển: Phát triển qua giai đoạn biến thái.
Trứng thụ tinh nòng nọc trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn ếch con.
4. Củng cố: 
 - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn ?
 - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước ?
 - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học kĩ bài, trả lời 4 câu hỏi cuối bài .
 - Mỗi nhóm chuẩn bị một con ếch đồng mổ sẵn để giờ sau thực hành.
 - Tìm hiểu các hệ cơ quan của ếch: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết...
Ngày soạn: 31/12/2015
TIẾT 40 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG 
 CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ 
I. MỤC TIÊU
1. Kến thức: 
- Học sinh nhận dạng được các cơ quan của ếch đồng trên mẫu mổ.
- Tìm những hệ cơ quan, cơ quan thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu mổ...
- Kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Mỗi nhóm có một con ếch đồng 
- Bộ đồ mổ, khay mổ
- Bộ xương ếch, tranh cấu tạo trong của ếch. 
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch.
Mục tiêu: Thấy được cấu tạo và chức năng của bộ xương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 SGK và nhận biết các xương trong bộ xương ếch.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu hình 36.1 xác định các xương trên mẫu. 
- HS tự thu nhận thông tin và ghi nhớ vị trí, tên xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi.
- GV gọi HS lên chỉ trên mẫu tên xương.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
- Bộ xương ếch có chức năng gì?
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- Bộ xương: gồm có 3 phần:
+ Xương đầu
+ Xương cột sống .
+ Xương chi: 
 ­ Chi trước có đai vai và các phần xương tự do.
 ­ Xương chi sau gồm có đai hông và các phần tự do.
- Chức năng:
 + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
 + Là nơi bám của cơ " di chuyển.
 + Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan.
Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ
Mục tiêu: Nhận dạng được các cơ quan của ếch đồng trên mẫu mổ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn HS:
+ Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt bên trong da và nhận xét.
- HS thực hiện theo hướng dẫn:
+ Nhận xét: da ếch ẩm ướt, mặt bên trong có hệ mạch máu dưới da.
- GV cho HS thảo luận và nêu vai trò của da.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ và xác định các cơ quan của ếch (SGK).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá?
- Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
- Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch?
- HS quan sát hình, đối chiếu với mẫu mổ và xác định vị trí các hệ cơ quan.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV và cả lớp bổ sung, uốn nắn sai sót.
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Hệ tiêu hoá: lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan mật lớn, có tuyến tuỵ.
+ Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu.
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Yêu cầu HS quan sát mô hình bộ não ếch, xác định các bộ phận của não.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV cho HS thảo luận:
- Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?
- Các nhóm tiến hành xác định các hệ cơ quan để thấy được sự thích nghi của nó với môi trường sống.
a. Quan sát da
- Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có nhiều mạch máu giúp trao đổi khí.
b. Quan sát nội quan
- Cấu tạo trong của ếch: Bảng đặc điểm cấu tạo trong trang 118 SGK.
4. Củng cố.
- GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành 
- Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm
- GV cho HS thu dọn vệ sinh.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài, hoàn thành thu hoạch theo mẫu (SGK tr.119)
- Chuẩn bị bài: “ Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư”
+ Lớp lưỡng cư đa dạng ở những đặc điểm nào?
+ Đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư?
Ngày soạn: 04/01/2016
TIẾT 41 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
 CỦA LỚP LƯỠNG CƯ 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.
- Hiểu được vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chungc của lưỡng cư.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát kênh hình nhận biết kiến thức và hoạt động theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh một số loài lưỡng cư.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm ta bài cũ:
- Trình bày cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài
Mục tiêu : Học sinh biết được sự đa dạng về loài của lưỡng cư
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 3

File đính kèm:

  • docga_sinh_7_chuan.doc
Giáo án liên quan