Giáo án Sinh học 7 - Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu được thế giới ĐV đa dạng phong phú (về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống).

- Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới ĐV đa dạng phong phú như thế nào.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng nhận biết các ĐV qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn

II. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp tìm tòi

- Hoạt động nhóm

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh hình trong SGK.

- Các loại tranh ảnh về ĐV (nếu có).

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 05
 Ngày soạn : 10/09/2014
Tiết	: 09 
 Ngày dạy :
Bài 09: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh
- Phân tích tổng hợp
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - CHUẨN BỊ
1.Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp
- Thảo luận nhóm
- Phân tích
- Diễn giải
2. Chuẩn bị
* GV: Tranh hình SGK
* HS: Kẻ phiếu học tập vào vở.
III. PHÂN TÍCH CHUẨN KT - KN – TD
- Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ngành ruột khoang về số lượng loài, hình thái cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng (bắt mồi và tiêu hóa thức ăn), sinh sản, tự vệ, thích nghi với môi trường và lối sống khác nhau.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
Lớp
 7A7
 7A8
 7A9
Số hs vắng
2. KTBC.
H. Nêu đời sống và cấu tạo ngoài của thuỷ tức?( Vì sao nói thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp? Nêu cấu tạo trong của thuỷ tức?) 
Hs trả lời, Hs khác bổ sung. Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
Mở bài: Ngoµi thuû tøc sèng ë n­ớc ngät, ë c¸c ®¹i d­¬ng , ®Æc biÖt lµ ë vïng nhiÖt ®ưới , ngµnh Ruét khoang rÊt phong phó, chóng ta dÔ dµng b¾t gÆp chóng khi ra biÓn vµo mïa hÌ vµ thÊy rá c¸c ®Æc ®iÓm cña vµi loµi Ruột Khoang.
HOẠT ĐỘNG 1: Đa dạng của ruột khoang
Mục tiêu: Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK tr 33,34 
à trao đổi nhóm theo tổ và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 10 phút. 
- Gv kẻ phiếu học tập lên bảng để học sinh chữa bài.
- Gv gọi đại diện của các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gv thông báo kết quả đúng của các nhóm.
- Gv cho học sinh theo dõi phiếu kiến thức chuẩn
- Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu, tự nghiên cứu SGKà ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lờià hoàn thành phiếu học tập. 
Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng đặc của từng đại diện.
+ Cấu tạo: Đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hóa.
+ Di chuyển có liên quan đến cơ thể 
+ Lối sống: đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quảvào từng nội dung của phiếu học tập.
à các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Hs các nhóm theo dõià tự sửa chữa nếu cần.
Nội dung phiếu học tập
TT
 Đại diện 
Đặc điểm
Thủy tức
Sứa
Hải quỳ
San hô
1
Hình dạng
Trụ nhỏ
Hình cái dù
Trụ to, ngắn
Cành cây, khối lớn
2
Cấu tạo
- Vị trí miệng 
- Tầng keo 
Ở trên 
Mỏng
Ở dưới
dày
Ở trên
Dày,rải rác có các gai xương
Ở trên
Có gai xương đá vôi và chất sừng
- Khoang tiêu hóa
Rộng
Hẹp
Xuất hiện vách ngăn
Có nhiều ngăn thông với nhau giữa các cá thể.
3
Di chuyển
Kiểu sâu đo,lộn đầu
Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co bóp mạnh dù
Không di chuyển, có đế bám
Không di chuyển có đế bám
4
Lối sống
Cá thể
Cá thể
Tập trung 1 số cá thể
Tập đoàn nhiều cá thể liên kết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv hỏi: 
(?) Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi lội tự do như thế nào?
(?) San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào?
(?)Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
- Nhóm tiếp tục thảo luậnà trả lời câu hỏi.
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ.
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. 
- Nhờ có nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ nên thu hút được các loài động vật nhỏ tìm tới và tế bào gai ở tua miệng để bắt mồi.
- Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn. 
- Đại diện nhóm trả lời à các nhóm khác bổ sung.
IV. CỦNG CỐ:
- Gv cho Hs đọc kết luận trong SGK. 
- Gv sử dụng câu hỏi SGK tr 35.
Đ/a: H1: Sứa di chuyển bằng dù. Khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
 H2: Sự mọc chồi của thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn. 
H3: Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô. Để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. 
V. DẶN DÒ: Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới: 
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu vai trò của ruột khoang.
- Kẻ bảng trang 42 vào vở. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần	: 05
 Ngày soạn : 11/09/2014
Tiết	: 10 
 Ngày dạy :
 Bài 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ
 CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang. 
- Học sinh chỉ ra được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát
- So sánh
-Phân tích tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 
- Bảo vệ động vật quý có giá trị.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - CHUẨN BỊ
1. Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm
- Qian sát
- Hỏi đáp
- Diễn giải
2. Chuẩn bị
* GV: Tranh hình 10.1 SGK 
* HS: Kẻ bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang.
III. PHÂN TÍCH CHUẨN KT - KN – TD
- Nêu được đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
- Nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người (cung cấp thức ăn, đồ trang trí, trang sức, nguyên liệu cho xây dựng, nghiên cứu địa chất…) và hệ sinh thái biển.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Lớp
 7A7
 7A8
 7A9
Số hs vắng
2. KTBC :
H. Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?( Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?) 
3. Bài mới.
Mở bài: Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm cơ bản nhất của ngành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: Nhớ lại kiến thức cũ, quan sát hình 10.1 SGKà hoàn thành bảng “ Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang”. 
- Gv kẻ sẵn bảng để học sinh chữa bài.
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm, giúp nhóm học yếu và động viên mhóm học khá.
- Gv gọi nhiều nhóm lên chữa bài 
- Gv ghi ý kiến của các nhóm để cả lớp theo dõi 
- Gv cho học sinh xem bảng chuẩn kiến thức
(?) Từ kết quả của bảng trên cho biết đặc điểm chung của ngành ruột khoang? 
- Gv cho học sinh rút ra kết luận về đặc điểm chung.
- Cá nhân quan sát hình 10.1 nhớ lại kiến thức đã học về sứa, thủy tức, hải quỳ, san hô.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên ghi két quả vào bảng.
à nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu đặc điểm chung của ruột khoang.
- Hs theo dõi và tự sửa chữa nếu cần. 
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. 
- Chú ý lắng nghe và ghi bài 
I. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. 
Bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang
TT
 Đại diện
Đặc điểm
Thủy tức
Sứa
San hô
1
Kiểu đối xứng
Đối xứng tỏa tròn
Đối xứng tỏa tròn
Đối xứng tỏa tròn
2
Cách di chuyển
Sâu đo, lộn đầu, bơi.
Co bóp dù
Không di chuyển
3
Cách dinh dưỡng
Dị dưỡng
Dị dưỡng
Dị dưỡng
4
Cách tự vệ
Nhờ Tế bào gai
Nhờ di chuyển, Tb gai
Nhờ co tua miệng, Tb gai
5
Số lớp Tb của thành cơ thể
2
2
2
6
Kiểu ruột
Hình túi
Hình túi
Hình túi
7
Sống đơn độc, T/đ
Đơn độc
Đơn độc
Tập đoàn
HOẠT ĐỘNG 2: Vai trò của ngành ruột khoang
Mục tiêu: HS chỉ rõ được lợi ích và tác hại của ruột khoang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu Hs đọc sách giáo khoaà thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
(?) Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống? 
(?) Nêu rõ tác hại của ngành ruột khoang? 
- Gv tổng kết những ý kiến của học sinh, ý kiến nào chưa đủà Gv bổ sung thêm.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang 
(?) Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải có phương tiện gì?
(?) San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
- Cá nhân đọc thông tin SGK tr 38 kết hợp với tranh ảnhà ghi nhớ kiến thức. 
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
Yêu cầu nêu được:
+ Lợi ích: Làm thức ăn, trang trí…
+ Tác hại: Gây đắm tàu, gây ngứa…
- Đại diện nhóm trình bày đáp ánà nhóm khác bổ sung. 
- HS rút ra kết luận.
- Đề phòng chất độc ở ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng dụng cụ để thu lượm như: Vớt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải đi găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay. 
 - San hô có lợi là chính. Ấu trùng trong các giai đoạn sinh sản hữu tính của san hô thường là thức ăn của nhiều động vật biển. Vùng biển nước ta rất giàu các loại san hô, chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô…là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường thủy
II. Ngành ruột khoang có vai trò:
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
- Đối với đồi sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô.
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: San hô.
+ Làm thực phẩm có giá trị: Sứa
+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. 
- Tác hại:
+ Một số loài gây độc, ngứa cho người: Sứa
+ Tạo đá ngầmà ảnh hưởng đến giao thông.
IV. CỦNG CỐ:
- Hs đọc kết luận trong SGK.
- Gv sử dụng câu hỏi 1 và 4 .
Đ/a: H1: Ruột khoang sống bám(thủy tức,hải quỳ, san hô) và ruột khoang bơi lội tự do (sứa) có các đặc điểm chung sau: 
 - Cơ thể đều có đối xứng tỏa tròn. 
 - Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngòai, lớp trong. Giữa là tầng keo.
 - Đều có tế bào gai tự vệ. Ruột dạng túi: miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã 
 H3: Đề phòng chất độcở ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng dụng cụ để thu lượm như: Vớt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải đi găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay. 
 H4: San hô có lợi là chính. Ấu trùng trong các giai đoạn sinh sản hữu tính của san hô thường là thức ăn của nhiều động vật biển. Vùng biển nước ta rất giàu các loại san hô, chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô…là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường thủy. 
V. DẶN DÒ: Về nhà học bài, Chuẩn bị bài mới: 
- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc mục “ Em có biết”
- Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docsinh 7 tuan 5.doc
Giáo án liên quan