Giáo án Sinh học 7 bài 48: Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt – bộ thú túi

- Lớp Thú rất đa dạng và phong phú.

+ Số lượng: khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam: 275 loài.

+ Thành phần loài: Chia làm 2 nhóm (với 26 bộ): Nhóm Thú đẻ trứng và nhóm Thú đẻ con

+ Môi trường sống đa dạng: chủ yếu là sống trên cạn, một số ít sống trên cây, núi đá, sống ở biển,

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 bài 48: Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt – bộ thú túi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	 	 Ngày soạn 08/02/2015
Tiết 50	 Ngày dạy 13/02/2015
Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT – BỘ THÚ TÚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: - Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú. 
- Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Thú huyệt và bộ Thú túi.
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, tổng hợp và thảo luận nhóm và phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 48.1; 48.2, phiếu học tập và bảng phụ. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Bài cũ, bài mới.
III1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....; 7A4....; 7A5:....; 7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thỏ, đại diện lớp Thú?
3. Hoạt động dạy học:
* Mở bài: Lớp Thú rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên chúng vẫn có sự thống nhất. Để chứng minh điều đó, hôm nay thầy cùng tìm hiểu bài 49.
Hoạt động 1: Sự đa dạng và phong phú của lớp Thú.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo sơ đồ trang 156, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lớp Thú có đa dạng và phong phú không?
+ Chứng minh sự đa dạng của lớp Thú?
+ Lớp thú có đặc điểm cơ bản nào khác với lớp 
thú?
+ Người ta chia lớp thú làm mấy nhóm? Là nhóm nào?
+ Dựa vào đặc điểm nào để phân chia nhóm thú trên?
+ Phân biệt nhóm Thú đẻ trứng và nhóm Thú đẻ con?
+ Tại sao nói: Lớp Thú rất đa dạng tuy nhiên vẫn có sự thống nhất?
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Có.
+ Lớp Thú rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về: 
. Số lượng: khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam: 275 loài.
. Thành phần loài: Chia làm 2 nhóm (với 26 bộ): Nhóm Thú đẻ trứng và nhóm Thú đẻ con
. Môi trường sống: đa dạng: chủ yếu là sống trên cạn, một số ít sống trên cây, núi đá, sống ở biển,
+ Thú có lông mao, có tuyến sữa
+ Chia làm 2 nhóm: Nhóm Thú đẻ trứng và nhóm Thú đẻ con
+ Dựa vào đặc điểm sinh sản, chi, bộ răng, điều kiên sống.
+ Thú đẻ trứng: Đẻ trứng; Thú đẻ con: Đẻ con.
+ Vì chúng đều có lông mao và tuyến sữa. 
- Toàn lớp thống nhất.
*Tiểu kết: - Lớp Thú rất đa dạng và phong phú. 
+ Số lượng: khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam: 275 loài.
+ Thành phần loài: Chia làm 2 nhóm (với 26 bộ): Nhóm Thú đẻ trứng và nhóm Thú đẻ con
+ Môi trường sống đa dạng: chủ yếu là sống trên cạn, một số ít sống trên cây, núi đá, sống ở biển,
Hoạt động 2: Bộ Thú huyệt
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 48.1 yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hỏi: 
+ Thú mỏ vịt sống ở đâu?
+ Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước?
+ Trình bày đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt?
+ Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng lại được xếp vào lớp thú?
+ Con non lấy sữa bằng cách nào? Tại sao thú mỏ vịt con không bú mẹ như chó hay mèo?
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát,đọc thông tin SGK, 
+ Sống ở nước
+ Chi sau lớn, khỏe, bàn chân dài và hẹp, đuôi to dài để giữ thăng bằng, bụng thú mẹ có túi ấp
+ HS nghiên cứu thông tin SGK tự trả lời
+ Vì thú mỏ vịt nuôi con bằng sữa, có lông mao, con sơ sinh có răng sữa mọc trên hàm.
+ Vì thú mẹ chưa có núm vú
*Tiểu kết: 
 - Sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn
- Có mỏ giống mỏ vịt
- Có lông mao rậm, mịn, không thấm nước
- Chân 5 ngón có màng bơi
- Đẻ trứng, chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.
Hoạt động 23 Bộ Thú Túi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 48.2 yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hỏi: 
+ Kanguru sống ở đâu? Cách di chuyển?
+ Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo thích nghi với cách di chuyển đó?
+ Trình bày đặc điểm sinh sản của Kanguru?
+ Tại sao Kanguru con tiếp tục được nuôi trong túi của thú mẹ?
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát,đọc thông tin SGK, 
+ Sống ở đồng cỏ, nhảy
+ HS nghiên cứu thông tin SGK tự trả lời
+ Đẻ con, con sơ sinh rất yếu được nuôi dưỡng trong túi da nên an toàn, thú mẹ có núm vú, bú thụ động
+ Vì thú con còn non yếu.
*Tiểu kết: + Sống ở đồng cỏ à nhảy
 + Chi sau lớn khỏe, đuôi dài
+ Đẻ con, con sơ sinh rất yếu được nuôi dưỡng trong túi da nên an toàn, thú mẹ có núm vú, bú thụ động
IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
1. Củng cố: Gọi HS đọc phầ ghi nhớ SGK
- Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú?
2. Dặn dò: - Nhận xét tình hình học tập của lớp.
 - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”.
 - Chuẩn bị bài mới: “ Đa dạng của lớp Thú (tt)”. 
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 7 Tiet 50.doc