Giáo án Sinh học 7 bài 13: Giun đũa

I. Giun đũa

1. Nơi sống: Kí sinh trong ruột non của người

2. Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ thon dài, cơ thể tròn có lớp vỏ cuticun bao bọc

3. Cấu tạo trong: Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển, khoang cơ thể chưa chính thức ,ống tiêu hoá dạng thẳng có lỗ hậu môn.

Tuyến sinh dục dài cuộn khúc

- Di chuyển hạn chế nhờ lớp cơ dọc

- Dinh dưỡng : ăn nhiều và nhanh nhờ ống tiêu hoá phân hoá

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 bài 13: Giun đũa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết	: 13 
NGÀNH GIUN TRÒN
Bài 13: GIUN ĐŨA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hs nêu được đặc điểm về cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. Nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích. 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh vẽ theo SGK
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. KTBC.
Giáo viên đặt câu hỏi
 H. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người ? 
 H. Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “ dẹp” đặt tên cho ngành?
Gọi Hs khác nhận xét – bổ sung
GV: Nhận xét – Ghi điểm 
 3. Bài mới.
Mở bài:Khác với ngành giun dẹp ngành giun tròn có những đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở những nơi có khoang rỗng vậy chúng có cấu tạo như thế nào? Chúng dinh dưỡng và sinh sản ra sao? Hôm nay chúng tìm hiểu bài mới: Bài 13
HOẠT ĐỘNG 1: Cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv yêu cầu đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 13.1 à 13.2 tr 47.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
H. Trình bày cấu tạo của giun đũa?
H. Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
H. Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào?
H. Ruột thẳng ở giun đũa liên quan gì tới tốc độ tiêu hóa? Khác với giun dẹp ở đặc điểm nào? Tại sao? 
H. Giun đũa di chuyển bằng cách nào? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật? Và gây hậu quả như thế nào cho con người?
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận về cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa.
- Gv cho Hs nhắc lại kết luận.
- Cá nhân tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp quan sát hình, ghi nhớ kiến thức. 
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. 
à Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng.
+ Cấu tạo: - Lớp vỏ cuticun.
 - Thành cơ thể.
 - Khoang cơ thể.
+ Giun cái dài, to đẻ nhiều trứng.
+ Vỏà chống tác động của dịch tiêu hóa.
+ Tốc độ tiêu hóa nhanh, xuất hiện hậu môn.
+ Dịch chuyển ít, chui rúc.
Nhờ đầu giun đũa nhọn và nhiều giun con còn có kích thước nhỏà chui vào đầy ống mật. Khi đó người bệnh sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
I. Giun đũa
1. Nơi sống: Kí sinh trong ruột non của người
2. Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ thon dài, cơ thể tròn có lớp vỏ cuticun bao bọc
3. Cấu tạo trong: Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển, khoang cơ thể chưa chính thức ,ống tiêu hoá dạng thẳng có lỗ hậu môn.
Tuyến sinh dục dài cuộn khúc
- Di chuyển hạn chế nhờ lớp cơ dọc
- Dinh dưỡng : ăn nhiều và nhanh nhờ ống tiêu hoá phân hoá
IV. CỦNG CỐ:
Gv cho học sinh đọc kết luận cuối bài
Hs trả lời câu hỏi 1, 2 SGK 
V. DẶN DÒ: Về nhà học bài, Chuẩn bị bài mới: 
- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc mục “ Em có biết”
- Kẻ bảng tr 51 vào vở bài tập. 

File đính kèm:

  • docBai_13_Giun_dua_20150726_104407.doc
Giáo án liên quan