Giáo án Sinh học 6 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016

I. Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

 - Nêu được đặc điểm của các loại thân biến dạng, cho ví dụ.

 - Giải thích được đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng.

 - Nhận dạng một số loại thân biến dạng thường gặp.

 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

 3) Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật có ích.

II.Chuẩn bị:

 - GV: Tranh vẽ phóng to Hình 18.1“Một số loại thân biến dạng”. Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 59 sgk .

 - HS: Xem trước bài ở nhà. Vật mẫu: các loại các thân biến dạng như: củ khoai tây, gừng (có mọng), su hào, củ bột báng.

III. Các bước lên lớp

 1.Ổn định lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ.

 3.Nội dung bài mới: Thân có vai trò gì ? Mang cành, lá, vận chuyển nước, muối khoáng. Ngoài ra, thân còn thay đổi h.dạng thực hiện những chức năng khác.

Hoạt động 1: quan sát và ghi lại thông tin một số loại thân biến dạng.

 Mục tiêu: n.biết, ph.loại một số thân biến dạng dựa vào đặc điểm bên ngoài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2015
Tiết thứ thứ: 17	 Tuần: 9
BÀI 17 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I.Mục tiêu 
1.Kiến thức: 
	- Thực hiện được thí nghiệm chứng minhsự vận nước và muối khoáng vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ; chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây. 
	- Phân tích được vai trò của mạch rây và mạch gỗ qua các thí nghiệm,
	- Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống có liên quan. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích; tập thiết kế thí nghiệm chứng minh 1 nhận định. 
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng ,, hạn chế việc làm vô ý thức : bẻ cành , bóc võ cây , đu , trèo, làm gãy ... 
II.Chuẩn bị
- Giáo viên: + Thí nghiệm: với 2 cành hoa (làm trước) ; 1 cành chiết. 
 + Dụng cụ: 6 kính lúp, 6 dao cắt, 6 kính lúp. 
- Học sinh: + làm thí nghiệm theo hướng dẩn. 
 + Vật mẫu: các đoạn thân cây già có lỏi. 
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Thân to ra do đâu ? Muốn xác định tuổi đoạn gỗ già cưa ngang người ta dựa vào đặc điểm nào ? 
Do tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; Vòng gỗ hàng năm. 
 3.Nội dung bài mới: 
 Hãy nêu cấu tạo và chức năng của mạch gỗ và mạch rây ? (ghi điểm) Làm thế nào để chứng minh được mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ ? 
Hoạt động 1: Ch.minh nước và muối khoáng vận chuyển nhờ mạch gỗ:
Mục tiêu: trình bày được thí nghiệm chứng minh nước và muối khoáng vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ. 
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu học sinh các nhóm trình bày kết quả ; cách tiến hành thí nghiệm. 
N.xét, bổ sung, cho hs xem kết quả thí nghiệm do gv làm. 
Yêu cầu học sinh tiến hành theo 3 câu hỏi mục Ñ trang 54. 
Phát các dao cắt cho các nhóm: Hd hs cách cắt ngang qua thân cây, quan sát dưới kính lúp. 
Phần nào trong thân bị nhuộm đỏ ? 
Qua thí nghiệm, nhận xét nước và muối khoáng được vận chuyển qua phấn nào trong thân cây ? 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
Quan sát kế quả thí nghiệm của gv. 
Quan sát 3 câu hỏi mục Ñ tiến hành thí nghiệm theo hướng dẩn. 
Thực hiện cắt thân cây theo sự hướng dẩn của gv, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
I. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan: 
 1) Thí nghiệm: (SGK )
Kết quả: 
 + Ở lọ A: hoa và lá bị nhuộm màu đỏ. 
 + Cắt ngang thân và cành ở lọ A thấy mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ. 
 2) Kết luận: 
 - Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ qua mạch rây.
Mục tiêu: Xác định được mạch rây vận chuyển chất hữu cơ. 
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, quan sát kết quả thí nghiệm. 
Thảo luận nhóm: 
 + Giải thích vì sao ở mép vỏ phía chổ cắt trên phình to ra ? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra ?
 + Mạch rây có c.năng gì ? 
 + Nhân dân ta thường làm gì để nhân các giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, ? 
Bs hoàn chỉnh nội dung trên vật mẫu. 
Cá nhân đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Nghe gv hướng dẩn quan sát trên vật mẫu. 
II. Vận chuyển chất hữu cơ: 
 Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ trong cây. 
4.Củng cố 
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 56. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Hoàn thành bài tập cuối trang 56 và học bài cũ. 
- Chuẩn bị theo nhóm: củ khoai tây, gừng (có mọng), su hào, củ bột báng. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 06/10/2015
Tiết thứ thứ: 18	 Tuần: 9
BÀI 18 BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
	- Nêu được đặc điểm của các loại thân biến dạng, cho ví dụ. 
	- Giải thích được đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng. 
	- Nhận dạng một số loại thân biến dạng thường gặp. 
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật có ích. 
II.Chuẩn bị: 
	- GV: Tranh vẽ phóng to Hình 18.1“Một số loại thân biến dạng”. Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 59 sgk . 
	- HS: Xem trước bài ở nhà. Vật mẫu: các loại các thân biến dạng như: củ khoai tây, gừng (có mọng), su hào, củ bột báng. 
III. Các bước lên lớp 
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ. 
 3.Nội dung bài mới: Thân có vai trò gì ? Mang cành, lá, vận chuyển nước, muối khoáng. Ngoài ra, thân còn thay đổi h.dạng thực hiện những chức năng khác. 
Hoạt động 1: quan sát và ghi lại thông tin một số loại thân biến dạng.
Mục tiêu: n.biết, ph.loại một số thân biến dạng dựa vào đặc điểm bên ngoài.
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu học sinh các nhóm để vật mẩu lên bàn, đọc thông tin ð, tiến hành thảo luận nhóm theo 3 mục Ñ trang 58. 
Yêu cầu học sinh đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung theo từng mục Ñ. 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm ; đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
I. Quan sát và ghi lại thông tin một số loại thân biến dạng: 
Thân bdạng dạng củ: dong ta, khoai tây, gừng, su hào. 
Giống nhau: 
 + Có chồi: ngọn, nách ® là thân. 
 + Phình to chứa ch.dự trữ. 
Khác nhau: 
Củ dong ta, gừng có hình dạng giống rễ, nằm dưới đất ® thân rễ. 
Củ su hào: to tròn, nằm trên mặt đất là thân củ. 
Củ khoai tây: to, tròn, nằm dưới mặt đất là thân củ. 
Hoạt động 2: hs tự rút ra đặc điểm, chức năng một số loại thân biến dạng
Mục tiêu: nêu được đặc điểm,chức năng và khái quát thân biến dạng. 
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 59. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng. 
Yêu cầu đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung theo bảng: 
Quan sát bảng phụ nghe gv hướng dẩn cách tiến hành. 
Thảo luận nhóm ; đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
2/Đặc điểm, chức năng một số loại thân biến dạng
Stt
vật mẫu 
Đặc2 của thân biến dạng 
Chức năng đối với cây 
Tên thân
1
Củ su hào 
Thân củ nằm trên mặt đất 
Dự trữ chất dinh dưỡng 
Thân củ
2
Củ khoai tây 
Thân củ nằm dưới mặt đất. 
Nt
Thân củ 
3
Củ gừng
Thân rễ nằm trong đất 
Nt
Thân rễ 
4
Củ dong ta 
(bột báng)
Thân rễ nằm trong đất 
Nt
Thân rễ 
5 
Xương rồng 
Thân mọng nước mọc trên mặt đất 
Thân dự trữ nước, quang hợp. 
Thân mọng nước 
Cho hs thi đoán nhanh thân biến dạng : 1 nhóm nêu tên cây, nhóm khác nêu tên thân biến dạng, ch.năng với cây và với c.người. 
Các nhóm thi đoán nhanh, luân phiên nêu tên cây và tên rễ bdạng
4.Củng cố : 
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 59. 
+Mở rộng: - Cây chuối là thân biến dạng. (thân củ dưới mặt đất) phần thân trên là bẹ lá mọng nước.
+Kể tên một số thân cây mọng nước ? (xương rồng, cành giao,  ) 
+Cây hành, tỏi là thân hành. Có bẹ là phình to chứa chất dinh dưỡng. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập cuối trang 60. 
	- Yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết”. 
	- Ôn tập theo nội dung được hướng dẩn chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
IV.Rút kinh nghiệm: 
Ký duyệt tuần 9
Ngày .. tháng  năm 
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 9.doc
Giáo án liên quan