Giáo án Sinh học 6 - Tuần 34 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu

Gv: Treo H52. 1,2 sgk học sinh đọc thông tin sgk thảo luận trả lời

Hs: Quan sát tranh trả lời

H: Mẫu địa y em lấy ở đâu?( nếu có)

Hs: Trả lời

H: Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?

Hs: trả lời

H: nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y ?

Hs: Trả lời

H: Vai trò của nấm và tảo trong đời sống địa y?

Hs: Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo, tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống cả hai

H: Vậy rút ra kết luận gì?

Gv: Nhận xét chốt lại cấu tạo địa y những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 34 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/4/2014	Ngày dạy:28/4-03/5/2014
Tuần 34	Tiết PPCT: 65
ĐỊA Y
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
	Nêu được cấu tạo và vai trò của Địa y
2. Kỹ năng:	
	Quan sát và phân tích
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Phương pháp:
Trực quan- hỏi đáp- thảo luận
III. Phương tiện:
Gv: - Tranh H52.1,2 sgk
	Hs: Xem bài trước
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
	H: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ lớn ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây, đó chính là địa y. Vậy địa y là gì ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về hình dạng cấu tạo
Gv: Treo H52. 1,2 sgk học sinh đọc thông tin sgk thảo luận trả lời 
Hs: Quan sát tranh trả lời
H: Mẫu địa y em lấy ở đâu?( nếu có)
Hs: Trả lời
H: Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
Hs: trả lời
H: nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y ? 
Hs: Trả lời
H: Vai trò của nấm và tảo trong đời sống địa y?
Hs: Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo, tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống cả hai
H: Vậy rút ra kết luận gì?
Gv: Nhận xét chốt lại cấu tạo địa y những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
1. Quan sát hình dạng cấu tạo
- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm tạo thành (cộng sinh), thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá
- Hình dạng: gồm 2 loại
+ Dạng vảy
+ Dạng cành
- Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk trả lời
H: Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
Hs: Tạo thành đất, thức ăn cho hưu bắc cực, nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm
H: Địa y là gì:? Quan hệ giữa các dạnh sinh vật trong địa y thể hiện ntn?
Hs: Địa y cộng sinh giữa một số nấm và tảo, quan hệ các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo có diệp lục chế tạo từ chất do nấm cung cấp thành chất hữu cơ
H: Vậy rút ra kết luận gì?
Gv: Nhận xét chốt lại: Địa y phân hủy đá thành đất và khi chế tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau. Thức ăn chủ yếu hưu bắc cực, sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.
2. Vai trò
- Sinh vật tiên phong mở đường.
- Làm thức ăn cho động vật ở Bắc cực.
- Dùng chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
4/Củng cố:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
 - Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk
- Gv gợi ý trả lời câu hỏi sgk
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị tiết sau sữa bài tập
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:26/4/2014	Ngày dạy:28/4-03/5/2014
Tuần 34	Tiết PPCT: 66;*
Ôn tập
I. Mục tiêu bài học
- Khái quát hóa kiến thức đã học từ chương VII đến chương X
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức trọng tâm
- Giáo dục ý thức tự học
II. Phương pháp 
- Hỏi đáp thảo luận
III. tiến trình tiết học
1. ổn định lớp
2. Phát triển bài
 Hoạt động thầy trò 
 Nội dung
Gv: Yêu cầu hs xem lại thông tin bài 32
H: Căn cứ vào các đặc điểm nào để phân chia các loại quả
Hs: Dựa vào đặc điểm vỏ và quả
H: Các loại quả có đặc điểm ntn?
Gv: Cho hs lên viết sơ đồ
Hs: Lên viết sơ đồ hs khác nhận xét bổ sung
Gv: Nhận xét chốt lại
Gv: Yêu cầu hs xem lại thông tin bài 33
H: Hãy phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
Hs: Trả lời
H: Hạt gồm những bộ phận nào 
Hs: Trả lời 
Gv: Nhận xét chốt lại
Gv: Yêu cầu hs xem lại thông tin bài 34
H: Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Cho vd từng loại
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs xem lại nội dung bài 39
H: Hãy phân biệt hình dạng, cấu tạo nón đực và nón cái của thông?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs xem lại nội dung bài 48
Hs: Trả lời
 Quả khô không nẻ
 ..?
 ...?
Các loại quả.
 Quả thịt.?
 Quả hạch
- Cây hai lá mầm phôi của hạt 2 lá mầm
- Cây một lá mầm phôi của hạt 1 lá mầm
- Có 3 cách phát tán của quả và hạt
+ Tự phát tán
+ Phát tán nhờ gió
+ Phát tán nhờ động vật 
- nón đực 
+ Hình dạng nhỏ màu vàng, mọc thành cụm
+ Cấu tạo trục nón, vảy(nhị) mang tíu phấn, túi phấn chứa hạt phấn
- Nón cái
+ Hình dạng lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc
+ Cấu tạo trục nón, vảy(lá noãn), noãn
V. Rút kinh nghiệm
	TIẾT 67 KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề nhà trường ra)	 
 Tân Phú, ngày tháng năm 2014
	DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • doctuần 34.doc
Giáo án liên quan