Giáo án Sinh học 6 tuần 32, 33
Bài 51: NẤM (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết.
- Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và có hại đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Kỹ năng vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và cách ngăn chặn nấm hại. HS biết cách phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm và biết bảo vệ đồ đạc không bị nấm mốc.
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 32 Ngày soạn: 02/4/2014 Tiết 63 Chư¬ng X: Vi khuÈn - NÊm - §Þa Y Bài 50: VI KHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS phân biệt đươc các dạng vi khuẩn trong tự nhiên. - Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn về: kích thước, cấu tạo, phân bố. - Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người. - Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất. - Nắm được những nét đại cương về vi rút. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên:Kính lúp, kính hiển vi. - Học sinh: Nghiên cứu trước bài. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: Đa dạng thực vật là gì ? Thực vật Việt Nam đa dạng như thế nào ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV HD HS quan sát tranh SGK về vi khuẩn: ? Vi khuẩn có hình dạng, kích thước như thế nào? GV HD HS cách gọi tên. Lưu ý HS 1 số dạng vi khuẩn sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau nhưng mỗi vi khuẩn là 1 đơn vị sống độc lập. GV cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: ? Vi khuẩn được cấu tạo như thế nào? ? Chúng di chuyển ra sao? ? So sánh tế bào vi khuẩn với tế bào thực vật? GV chốt lại kiến thức cho HS HS quan sát tranh và nhận xét HS nêu được kích thước của vi khuẩn rất nhỏ bé. Cấu tạo đã có vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân VK khác TBTV chưa có nhân hoàn chỉnh 1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn - Hình dạng : Hình chuỗi, hình que, hình cầu - Kích thước : rất nhỏ bé - Cấu tạo : Gồm những cơ thể đơn bào. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: ? So sánh màu của lá cây với màu của vi khuẩn. Thực tế cơ thể VK không có màu do không có diệp lục, VK không chế tạo được chất hữu cơ. ? Vi khuẩn không có chất diệp lục vậy nó sống bằng cách nào? GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn ? Hãy so sánh hình thức hoại sinh và kí sinh. giáo viên chỉnh sửa cho HS - Lá cây màu xanh, vi khuẩn màu nâu HS trả lời. Các HS khác nhận xét. HS chú ý lắng nghe. Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác ĐV-TV đang phân huỷ Kí sinh: Sống nhờ trên cơ thể sống khác 2. Cách dinh dưỡng: Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). Trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng. Cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK. ? Nhận xét sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên? GV bổ sung tổng kết lại. GT: vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân đôi. Nếu gặp thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh. Khi cơ thể bị thương vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể HS đọc SGK và trả lời Vi khuẩn có nhiều trong không khí, nước, đất... 3. Phân bố và số lượng: Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn : trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật. GV hướng dẫn HS quan sát hình 50.2 đọc chú thích hoàn thành bài tập. GV chốt lại các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng vi khuẩn biến đổi thành muối khoáng cung cấp lại cho cây. Cho HS đọc SGK - 162. 163 trả lời câu hỏi ? Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên, trong đời sống? GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. ? Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra? Bệnh tả do trực khuẩn tả gây ra.. ? Các thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu vì sao? Muốn thức ăn không bị thiu cầu phải làm gì? GT: Vi khuẩn vừa có lợi vừa có hại. Có lợi phân huỷ chất hữu cơ, phân huỷ xác động thực vật. Có hại làm hỏng thực phẩm. ? Em cần làm gì để chống tác hại do vi khuẩn gây ra? ? Vì sao cải, cà, dưa leo để vào nước muối một thời gian sẽ chua? GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh HS quan sát hình, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập Đại diện nhóm boá cáo. Đáp án đúng: 1- Vi khuẩn, 2- muối khoáng, 3- chất hữu cơ HS trao đổi nhóm và nêu được: Trong tự nhiên: VK phân huỷ chất hữu cơ vô cơ để cây sử dụng. VK góp phần hình thành than đá và dầu lửa. Trong nông nghiệp : VK cố định đạm bổ sung đạm cho đất. Trong đời sống: Chế biến thực phẩm Dùng trong công nghệ sinh học - Bệnh tả ở gà, bệnh than ở cừu, dịch hạch, đau mắt... - Thức ăn bị ôi thiu do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn. - Cần bảo quản thức ăn: Giữ lạnh, phơi khô, ướp muối. HS thảo luận nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, - Không ăn thức ăn bị ôi thiu. - Không vứt rác lung tung ( xác sinh vật..) - Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ - Dùng văcxin phòng bệnh HS có thể trả lời và bổ sung. 4. Vai trò của vi khuẩn: a. Vi khuẩn có ích: Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và trong đời sống con người : phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. b. Vi khuẩn có hại: Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, ô nhiễm môi trường. - Cho HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Nêu kích thước, hình dạng, cấu tạo và vai trò của vi rút? + Vi rút có vai trò gì? - Kể một số bệnh vi rút gây ra? - GV giới thiệu thêm về vi rút. - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - Nhận xét – Bổ sung. - Ghi nhận 5. Sơ lược về vi rút: - Kích thước: rất nhỏ. - Hình dạng: Hình cầu, hình que,... - Cấu tạo: đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. - Vai trò: gây bệnh cho vật chủ kí sinh. 3. Củng cố - Luyện tập: - Gọi HS đọc kết luận chung. - Vi khuẩn có hình dạng, kích thước, cấu tạo như thế nào? - Chúng dinh dưỡng và sinh sản như thế nào trên Trái Đất? 4. Dặn dò: - Học thuộc bài. - Chuẩn bị “Nấm” và một số loại nấm. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 32 Ngày soạn: 05/4/2014 Tiết 64 Bài 51: NẤM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng - Phân biệt được các phần của nấm rơm. - Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản). 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. 3. Thái độ: - Biết cách ngăn chặn sự phát triển của một số nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh hình 51.1, 51.3 sgk. - Mẫu mốc trắng, nấm rơm (nếu có) 2. Học sinh. - Mốc trắng và nấm rơm. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày vai trò của vi khuẩn ? - Cho biết sơ lược về vi rút, hãy kể tên một số vi rút mà em biết? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV nhắc lại các thao tác sử dụng kinh hiển vi. - Hướng dẫn cách lấy mẫu mốc. yêu cầu HS quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng vị trí của túi bào tử, hình thức sinh sản. - GV nhận xét, bổ sung sự dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng. GV chốt lại kiến thức cho học sinh. + Em hãy nêu một số cách nhận biết 1 số loại mốc trong thực tế? ( Mốc tương, mốc xanh) GT: Mốc tương và mốc xanh là loại mốc đa bào, sợi mốc có các vách ngăn giữa các tế bào và bào tử xếp thành dãy ở đầu 1 cuống dài. - HS quan sát tranh và nêu nhận xét - Hình dạng: Dạng sợi phân nhánh - Không màu HS có thể nêu được cấu tạo nấm HS có thể nêu cách nhận biết: Mốc tương màu vàng hoa cau. Mốc xanh màu xanh hay gặp ở vỏ cam, quýt.. I. Mốc trắng. 1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng - Hình dạng : sợi phân nhánh - Màu sắc: không màu, không có chất diệp lục. - Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân không có vách ngăn giữa các tế bào. - Sinh sản bằng bào tử. 2. Một vài loại mốc khác - Mốc tương để ủ xôi làm tương. - Mốc xanh : có thể chiết lấy kháng sinh pênicilin - Mốc rượu: để làm rượu - Yêu cầu HS quan sát mẫu vật đối chiếu với tranh vẽ phân biệt các phần của nấm? - GV yêu cầu HS trình bày cấu tạo của nấm trên tranh. - GT cấu tạo nấm gồm 2 phần - GV: Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm đặt lên kính hiển vi quan sát bào tử nấm( nếu có điều kiện). + Bào tử nấm có ở đâu? - GV: Nhận xét, bổ sung chốt lại HS nhận biết các phần của nấm - Nấm gồm mũ nấm , cuống nấm, sợi nấm và các phiến mỏng dưới mũ nấm. - Bào tử nấm nằm ở phiến mỏng dưới phần mũ II. Nấm rơm. Cấu tạo gồm hai phần : - Sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. - Dưới mũ nấm là phiến mỏng chứa bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào, mỗi tế bào có hai nhân, không có chất diệp lục. 3. Củng cố - Luyện tập: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Hãy trình bày cấu tạo của mốc trắng ? - Bài tập: Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng nhất: 1. Nấm không phải là thực vật vì: a. Nấm có mũ nấm, cuống nấm và chân nấm. b. Nấm sinh sản bằng bào tử. c. Nấm sống kí sinh. d. Nấm chưa có rễ, thân, lá và tế bào không có diệp lục. 2. Mốc trắng có đặc điểm giống vi rút là: a. Hình thức sinh sản. b. Cấu tạo, hình dạng. c. Hình thức dinh dưỡng. d. Môi trường sống. 4. Dặn dò: - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài “Nấm tiếp theo” - Sưu tầm một số loại nấm. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 33 Ngày soạn: 09/4/2014 Tiết 65 Bài 51: NẤM (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết. - Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và có hại đối với con người. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. - Kỹ năng vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và cách ngăn chặn nấm hại. HS biết cách phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm và biết bảo vệ đồ đạc không bị nấm mốc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh hình 51.1, 51.3. - Tranh nấm hại và 1 số bộ phận TV bị nấm. 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Mẫu một số loại nấm. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết cấu tạo của mốc trắng ? - Trình bày cấu tạo của nấm rơm? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi SGK - 168 + Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm nước? + Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấnm mốc? + Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? - GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn HS cách vệ sinh quần áo, chăn màn, đồ đạc + Hãy nêu điều kiện phát triển của nấm? - GV chốt lại hoàn chỉnh kiến thức cho HS Yêu cầu HS đọc mục thông tin trong SGK : + Nấm không có chất diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào? + Lấy ví dụ nấm, mốc kí sinh, hoại sinh? - GV nhận xét câu trả lời và kết lại. HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK. Đại diện nhóm trả lời. - Bào tử mốc phátt triển ở nơi giàu chất hữu cơ ấm và ẩm. - Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn. chỉ cần điều kiện ấm và ẩm là nấm mốc phát triển. - Cơ thể nấm không có diệp lục, dinh dưỡng bằng tự dưỡng nên nấm không cần ánh sáng vẫn phát triển được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS đọc SGK và trả lời - Dị dưỡng - Kí sinh: Hắc lào, lang ben... - Hoại sinh: Mốc trắng, mốc tương.. I. Đặc điểm sinh học 1. Điều kiện phát triển của nấm Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn đặc biệt là chất hữu cơ thực vật và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển. 2. Cách dinh dưỡng Nấm là cơ thể dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh. Một số nấm sống cộng sinh. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK 168, 169: + Nêu công dụng của nấm lấy VD? - GV phân tích công dụng của nấm đặc biệt vai trò phân giải chất hữu cơ + Kể tên 1 số nấm có ích mà em biết? - Cho HS quan sát tranh SGK + Nấm gây những tác hại gì cho thực vật? + Hãy kể một vài loại nấm gây bệnh hại người? - GT: 1 số loại nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ... + Muốn phòng chống các bệnh về nấm gây ra phải làm như thế nào? + Muốn quần áo, đồ đạc không bị nấm mốc ta phải làm gì? - GV nhận xét, rút ra kết luận HS đọc SGK nghiên cứu bảng SGK trả lời câu hỏi - Nấm rơm, linh chi, nấm sò.. - HS quan sát tranh, thảo luận trả lời - Nấm kí sinh trên thực vật gây thiệt hại mùa màng. - Nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ... - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo môi trường sạch sẽ. Chú ý khi sử dụng nấm phải thận trọng. - Ngăn chặn sự phát triển của nấm bằng tác động của nhiệt độ, ánh sáng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung II. Tầm quan trọng của nấm. 1. Nấm có ích Bảng SGK 2. Nấm có hại Nấm gây một số tác hại như : + Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và người. + Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. + Nấm độc có thể gây ngộ độc 3. Củng cố - Luyện tập: - Hãy trình bày những đặc điểm sinh học của nấm? - Trình bày tầm quan trọng của nấm? 4. Dặn dò: - Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Xem trước bài “ Địa y”. - Sưu tầm mẫu địa y. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 33 Ngày soạn: 12/4/2014 Tiết 66 Bài 52: ĐỊA Y I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc. - Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y - Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Gi¸o viªn: - Tranh phóng to địa y 2. Häc sinh: - Chuẩn bị mẫu địa y. - §äc tríc bµi. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: - Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? - Em hãy kể tên 3 loại nấm có ích và 3 loại nấm có hại mà em biết? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV cho HS quan sát mẫu và tranh hình 52.1, hình 52.2. Thảo luận các câu hỏi trong SGK + Mẫu địa y em lấy ở đâu? + Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y? + Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y? - GV cho HS trao ®æi víi nhau. - GV nhËn xÐt, bæ sung. - Yªu cÇu HS ®äc th«ng tin SGK vµ tr¶ lêi c©u hái. + Vai trò của nấm và tảo trong đời sống của địa y? - GT: 2 SV sống với nhau và có vai trò nhất định đảm bảo cho sự sống 2 loài hình thức cộng sinh + Thế nào là hình thức sống cộng sinh? - GV nhận xét, bổ sung chốt lại - HS tiến hành thảo luận các câu hỏi trong SGK. - Trên thân cây gỗ lâu năm. - Hình cành cây, hình vảy. - Gồm tảo và nấm. - Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo, tảo quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Quan sát hình dạng, cấu tạo: - Địa y có hình vẩy hoặc hình cành - Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn các tế bào tảo. Hình thức sống như vậy gọi là hình thức cộng sinh * Cộng sinh là hình thứ sống chung giữa 2 cơ thể SV (cả 2 bên cùng có lợi) - Yªu cÇu HS nghiên cứu thông tin SGK vµ tr¶ lêi c©u hái. + Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? + Địa y có vai trò gì trong đời sống con người? - GV Nhận xét, bổ sung chốt lại HS đọc SGK - 172, 173 thảo luận, đại diện nhóm trả lời - Phân huỷ đá thành đất, tạo lớp mùn cho đất - Là thức ăn cho ĐV : Hươu bắc cực. - Là nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 2. Vai trò - Địa y sống ở những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò tiên phong mở đường. - Chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết tạo thành một lớp mùn. - Làm thức ăn cho động vật khác. 3. Củng cố - Luyện tập: - Hãy trình bày những đặc điểm của cấu tạo địa y? - Trình bày vai trò của địa y? 4. Dặn dò: - Học thuộc bài - Ôn lại các bài đã học tiết sau ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: DUYỆT CỦA TCM TỔ TRƯỞNG
File đính kèm:
- Sinh 6.doc