Giáo án Sinh học 6 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu

-Gv: Yêu cầu hs quan sát bảng (ở SGK). Nhận xét:

H: Lượng mưa giữ 2 nơi A Và B khác nhau như thế nào ?

 Lượng mưa nơi A nhiều, nơi B ít.

H: Nguyên nhân nào khiến khí hậu nơi A và nơi B khác nhau ?

 nguyên nhân nơi A không có cây, còn nới B có rừng.

H: Rút ra kết luận gì ?

 Thực vật điều hòa khí hậu

-Hs: Lần lượt trả lời .

-Gv: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/3/2014	Ngày dạy:31/3-05/4/2014
Tuần 30	Tiết PPCT: 57
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
	Hiểu được thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng:	
	Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
 Giáo dục hs có ý thức bảo vệ thực vật, môi trường.
II. Phương pháp:
 Trực quan, so sánh, phân tích.
III. Phương tiện:
	- Gv: 46.1; 46.2 SGK.
	- Hs: Đọc trước bài 46.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
 H: Tại sao lại có cây trồng ? Nguồn gốc của nó từ đâu ?
 H: Cây trồng khác với với cây dại như thế nào ? Do đâu có sự khác nhau đó ?
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu sự ổn định của khí cácbônic và khí ôxi.
-Gv: Cho hs nhắc lại kiến thức cũ: Gọi 1 hs lên viết sơ đồ quang hợp ?
-Hs: Lên bảng viết sơ đồ quang hợp
-Gv: Cho hs quan sát tranh 46.1 (gv giới thiệu tranh).
-Gv: Yêu cầu hs thảo luận:
H: Trình bày việc điều hòa lượng khí CO2 và O2 trong không khí trên tranh ?
-Hs: Đại diện nhóm lên bảng trình bày
-Gv: Cho hs nhận xét. Bổ sung
H: Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ?
H: Vậy nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định ?
-Hs: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Gv: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế: Các nhà máy, động vật thãi ra lượng khí cácbônic được cây sử dụng trong quang hợp .Nhưng nếu khí cácbôníc quá nhiều quá (0,2%) thì sẽ đầu độc cây chết
1. Nhờ đâu hàm lượng khí cácbônic và khí ôxi trong không khí được ổn định.
Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cácbônic và nhả khí ôxi ra môi trường ngoài, góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí .
Hoạt động 2: Tìm hiểu thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
-Gv: Yêu cầu hs quan sát bảng (ở SGK). Nhận xét:
H: Lượng mưa giữ 2 nơi A Và B khác nhau như thế nào ?
Lượng mưa nơi A nhiều, nơi B ít.
H: Nguyên nhân nào khiến khí hậu nơi A và nơi B khác nhau ?
nguyên nhân nơi A không có cây, còn nới B có rừng.
H: Rút ra kết luận gì ?
 Thực vật điều hòa khí hậu
-Hs: Lần lượt trả lời.
-Gv: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế
2. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
-Gv: Cho hs quan sát H: 46.2 và liên hệ thực tế để trả lời:
H: Tại sao phải trồng nhều cây xanh ở quanh khu vực nhà máy ?
H: Là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm ?
-Hs: trả lời, liên hệ thực tế
-Gv: Nhận xét, bổ sung giáo dục hs phải biết bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
3. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
 (SGK)
4/Củng cố:
 - Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
 - GV: Gọi 1hs lên bảng trình bày lại H: 46.1
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr148
- Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 47, trả lời các câu hỏi sau: 
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:30/3/2014	Ngày dạy:31/3-05/4/2014
Tuần 30	Tiết PPCT: 58
THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
 Giải thích nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán,lũ lụt).từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước
2. Kỹ năng:	
 Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
 Xác định trách nhiệm bảo vệ thực vật bằng hành động cụ thể phù hợp lứa tuổi.
II. Phương pháp:
 Trực quan - thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
- Gv: Sưu tầm một số tranh ảnh về hạn hán,lũ lụt
- HS: Xem kĩ bài 47
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
	H: Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí ôxi và cacbonic?
 H:Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: GV giới thiệu....... GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 47.1lưu ý cho hs chú ý vận tốc mưa.Trả lời:
H: Vì sao khi có mưa lượng chảy ở 2 nơi khác nhau?
H: Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa, giải thích vì sao?
HS: trả lời.
A Lượng nước mưa chảy yếu hơn vì có tán lá giữ nước lại.
Bngược lại.
GV: - Cho hs nhận xét - bổ sung.
 - GV liên hệ ở bờ sông,biển.
H: Vậy qua đây, thực vật có vai trò gì?
HS: Rút ra kết luận
GV: Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ (thông tin) sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của thực vật trong việc hạn chế ngập lụt, hạn hán.
-GV yêu cầu hs quan sát hình 47.3 và một số tranh sưu tầm.cho hs nghiên cứu:
H: nếu đất bị xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó ?
Hậu quả: nạn lũ lụt ở vùng thấp hạn hán
H: hãy kể tên 1 vài nơi bị ngập úng,hạn hán ở Việt Nam ?
Miền Trung,Quãng Ngãi
H: Tại sao có hiện tượng ngập úng và hạn hán ở nhiều nơi ?
đất rừng giảm xói mòn hạn hán
H: chúng ta làm gì để hạn chế ngập lụt,hạn hán ?
HS: trả lời gv:nhận xét ,bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm.
-GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk. trả lời:
H: thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước ngầm?
HS: trả lời nhận xét – bổ sung
GV: Bổ sung. Liên hệ thực tếgiáo dục học sinh: bảo vệ thực vật, không tàn phá cây xanh
1. Thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn.
Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, chống xói mòn.
2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán:
	(sgk)
3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm:
 (sgk)
4/Củng cố:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
 - GV: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
- GV: Vì sao nói thực vật bảo vệ nguồn nước ngầm?
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr151
- Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 48, trả lời câu hỏi sau: 
V. Rút kinh nghiệm
	 Tân Phú, ngày tháng năm 2014
	DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • doctuần 30.doc