Giáo án Sinh học 6 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016
I .Mục tiêu:
1) Kiến thức:
Phát biểu được khái niệm thụ phấn, đđ của hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.
Phân biệt: hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn; đđiểm hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh, so sánh, nhận biết.
3) Giáo dục : Ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh vẽ phóng to hình 30.1“Hoa tự thụ phấn” và hình 30.2 “Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ” trang 99 sgk.
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định tổ chức lớp : KTSS
2.Kiểm tra bài cũ : Không
3.Nội dung bài mới:
Mở bài: Quá trình sinh sản của hoa bắt đầu từ sự thụ phấn. Vậy, thụ phấn là gì ? Có mấy cách ?
* Hoạt động mở đầu: Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn.
Ngày soạn: 2/12/2015 Tiết thứ: 33 Tuần: 17 BÀI 29 CÁC LOẠI HOA I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Kể tên các loại hoa và các kiểu xếp hoa trên cây. - Phân biệt: hoa lưỡng tính và đơn tính; 2 kiểu xếp hoa trên cây ® ý nghĩa sinh học của hoa mọc cụm. - Xác định được các loại hoa mà hs gặp trong thực tế. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài hoa II.Chuẩn bị: - Thầy: +Tranh vẽ phóng to “Hoa một số loại cây” trang 96 sgk. + Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 97 sgk. - Trò: Xem trước bài ở nhà III. Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Hảy nêu tên đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa? 3.Nội dung bài mới Mở bài: hoa rất đa dạng, có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có những biện pháp để phân biệt các loại hoa với nhau, dựa vào đâu ? Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh s ản chủ yếu của hoa Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung ghi bảng Yêu cầu học sinh đem mẫu hoa để lên bàn quan sát , thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng đầu trang 97 cột 1, 2, 3 và làm bài tập điền vào chổ trống. Treo tranh phóng to, bảng phụ, hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng. Dựa vào bảng tóm tắt nội dung chính. Quan sát vật mẫu, thảo luận nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 của bảng và phần bài tập điền vào chổ trống. Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. I. Phân chia các nhóm hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa : hoa chia thành 2 loại: Hoa lưỡng tính: có đủ nhụy và nhị. Vd: hoa bưởi, đậu, cải, Hoa đơn tính: + Hoa có nhị: là hoa đực, + Hoa có nhụy: là hoa cái Ví dụ: Hoa bầu, bí, dưa, Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây. Y/c h/s xem sgk quan sát tranh vẽ “Các loại hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm”, thảo luận nhóm lấy thêm một số vd về hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm. Bs hoàn chỉnh nội dung GD học sinh ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường – nơi công cộng Không hái hoa trường học , công cộng Quan sát thông tin thảo luận nhóm, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây: Hoa mọc đơn độc: hoa bưởi, dâm bụt, hoa hồng, Hoa mọc thành cụm: hoa cúc, hoa huệ, cải, ® giúp sâu bọ dể nhìn thấy từ xa. 4.Củng cố Tích hợp: Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi truowngfvif đó là để duy trì nồi giống, phục vụ nhiều mặt có ích cho con người, tạo nên môi trường đẹp. Vì vậy ta cần phải bảo vệ cảnh quan môi trường, đặt bieeyj là ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại cảnh quan môi trường học và những nơi công cộng để tạo nên cảnh quan đẹp oqr trường, lớp chúng ta cần phải có ý thức chăm sóc bảo vệ các cây hoa cảnh ở trương, ở nhà, nơi công cộng. ? Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? ? Có mấy cách xếp lá trên cây? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. Về ôn tập lại chương I,II,III,IV để chuẩn bị thi học kì I. IV.Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 2/12/2015 Tiết thứ: 34 Tuần:17 BÀI 30 THỤ PHẤN I .Mục tiêu: Kiến thức: Phát biểu được khái niệm thụ phấn, đđ của hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn. Phân biệt: hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn; đđiểm hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh, so sánh, nhận biết. Giáo dục : Ý thức bảo vệ thiên nhiên. II.Chuẩn bị: - Thầy: Tranh vẽ phóng to hình 30.1“Hoa tự thụ phấn” và hình 30.2 “Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ” trang 99 sgk. - Trò: Xem trước bài ở nhà III. Các bước lên lớp 1.Ổn định tổ chức lớp : KTSS 2.Kiểm tra bài cũ : Không 3.Nội dung bài mới: Mở bài: Quá trình sinh sản của hoa bắt đầu từ sự thụ phấn. Vậy, thụ phấn là gì ? Có mấy cách ? * Hoạt động mở đầu: Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn. Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung ghi bảng Sự thụ phấn là bắt đầu q.trình SSHT ở cây có hoa, có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy ® qtrình thụ phấn. Nghe gv thuyết trình về sinh sản hữu tính. * Khái niệm thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Mục tiêu: nêu được đđ hoa tự thụ phấn, pb hoa tự thụ phấn với giao phấn. Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung ghi bảng Treo tranh phóng to, hướng dẫn học sinh quan sát hình 30.1; 30.2 ; Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5’: Tìm đặc điểm khác nhau giữa hoa tự thụ phấn với hoa giao phấn ? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào ? Bổ sung hoàn chỉnh nội dung trên tranh vẽ phóng to. Quan sát tranh vẽ phóng to theo hướng dẫn. Thảo luận nhóm: dựa vào thông tin sgk trao đổi nhóm. Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. Nghe gv bổ sung hoàn chỉnh nội dung . I. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: 1) Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. * Đặc điểm: Hoa lưỡng tính. Nhụy và nhụy chín đồng thời. Vd: Hoa bưởi, đậu, cải, ... 2) Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển lên đầu nhụy của hoa khác. * Đặc điểm: Hoa đơn tính, Hoa lưỡng tính có nhụy và nhị không chín đồng thời. Vd: Hoa bầu, bí, mướp, Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Y/c h/s xem sgk quan sát tranh vẽ “Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ” thảo luận nhóm trong 5’ câu hỏi mục Ñ đầu trang 100: + Hoa có đ.đ gì dễ hấp dẫn sâu bọ ? + Tràng hoa có đđ gì khiến sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa. + Nhị của hoa có đđ gì khiến sâu bọ khi đến lấy mật hoặc hạt phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác ? + Nhụy của hoa có đđ gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn hoa hoa khác thường dính vào đầu nhụy ? + Hãy tóm tắt những đđ của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? -Vì sao phải bảo vệ các loài ĐV - bảo vệ đa dạng sinh học . GV nhận xét –kết luận Quan sát thông tin thảo luận nhóm, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. - Trả lời –BS II. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt ở đáy hoa, Hạt phấn to, có gai, Đầu nhụy có chất dính. 4.Củngcố: Tích hợp: Đối với những loài cây thụ phấn nhờ sâu bọ chúng ta cần tạo điều kiện để động vật thụ phấn cho hoa phát triển, nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho hoa được thụ phấn vừa cung cấp mât ong cho con người, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 100. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà Xem trước nội dung bài (phần còn lại) Nhóm hs chuẩn bị: Cây ngô , bí đỏ có hoa, IV.Rút kinh nghiệm: Ký duyệt tuần 17 Ngày. tháng. năm . Tổ trưởng
File đính kèm:
- GA Sinh 6-Tuan 17.doc